Hướng dẫn viết bài :
Đất nước Việt Nam trải dài 4000 năm lịch sử, là 4000 năm khói lửa đạn bom, đều không dễ dàng mới có ngày hôm nay, đều nhờ công ơn các vị anh hùng dân tộc. Đề tài viết và giớ thiệu về anh hùng chống gaiwcj ngoại xâm luôn là đề tài đáng chú ý trong nhà truowgf. Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu một số bài văn mẫu kẻ lại tấm gương một số các vị anh hùng nổi tiếng, hy vọng là tài liệu tham khảo hữu ích cho các em để hoàn thành bài làm văn này
Những anh hùng dân tộc chấm giặc ngoại xâm là những tấm gương sáng để chúng ta noi theo và cũng là động lực để học tập làm việc giup sphats triển và bảo vệ tổ quốc
Bài làm văn số 1 : Kể về anh hùng Trần Quốc Toản
Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản, một tông thất nhà Trần, đồng thời là một vị anh hùng nhỏ tuổi nhưng vô cùng anh dũng, không ít lần mang về những chiến công vang dội cho vua tôi nhà Trần khi đối đầu với quân Nguyên MÔng hùng mạnh. Mãi mãi về sau, người ta còn mãi không quên nhwunxg sự tích về người thiếu niên trẻ tuổi nhưng không trẻ lòng ấy
Trần Quốc Toản sinh ra trong gia đình hoàng tộc, cha ông mất trong cuộc chiến chống quân Nguyên lần thứ nhất, nên ngay từ nhỏ Quốc Toản đã có lòng căm thù giặc sâu sắc. Tháng 10 năm 1282, vua mở hội nghị BÌnh Than, cùng các vương hầu, các quan bàn kế đánh giặc. Quốc Toản khi ấy còn nhỏ nên không được phép vào dự. Đứng trên bờ nhìn mọi người ở dưới thuyền đang bàn việc lớn, ông tức lắm, xô mấy tên lính canh định nhảy lên thuyền rồng, xin vua cho đánh. Đang ầm ĩ, đúng lúc ấy, vua Nhân Tông và các quan địa thuyền ra khỏi thuyền lớn, thấy lộn xộn, không khỏi kì lạ mới kêu bắt lại hỏi. Nhưng sau khi nghe chí lớn của cậu bé khi ấy chưa đầy 18 tuổi ấy, vua mỉm cười hài lòng, tiện có nguwoif bê mâm quả đi qua, vua tiện tay lấy một quả cam ban tặng cho ông nhưng vẫn không cho bàn việc nước. Quốc Toản đành tạ ơn vua xuống thuyền, nghe đằng sau tiếng cười của mấy tên lính, không khỏi phẫn uất, hai tay bóp chặt. Thấy ông đi ra, không ít người xô lại hỏi, ông chỉ giơ tya ra cho mọi người xem cam vua ban, nhưng quả cam đã nát từ lúc nào. sau đó, Trần Quốc Toản trở về quê nhà, thăm mẹ và ở đó, cùng nhân dân trong vùng chiêu mộ hiền tài, lập thành một đội quân chống giặc. Khí thế của đội quân ấy ngùn ngụt như trời, khiên giặc phải kinh hãi, mỗi khi thấy lá cờ đỏ thêu sáu chữ vàng “Phá cường địch, báo hoàng ân” của ông lại sợ mất mật. Chiến công của ông rạng rỡ một vùng, Hưng Đạo Vương khi ấy đang là chỉ huy tối cao, sai người triệu ông về, quy làm một mối cùng đánh đuổi quân xâm lăng. Ở dưới trướng vua, Trần Quốc Toản đã lập nhiều chiến công, uy danh của ông vang vọng cả một vùng núi non, về một thiếu niên mặt hoa da phấn lại uy phong lừng lững như một đại tướng. Nhưng không may sau đó, trong một trận chiến khốc liệt, Hoài Văn Hầu hăng hái cự địch đã anh dũng hy sinh. Vua thương tiếc truy phong ông làm Vương
Trần Quốc toabr đã đi vào lịch sử dân tộc với lòng dũng cảm, ý chí chiến đấu luôn luôn xung phong đi đầu, dám hy sinh mạng sống vì vua, vì đất nước vì nhân dân. Lịch sử đã lùi vào quá khứ nhưng mãi mãi hình ảnh lá cờ đỏ chói với hàng chữ vàng chói lòa cứ phấp phới mãi trong trái tim hàng triệu nguwoif con đát Việt hôm nay và mai sau
Huongdo-VFO.VN
Bài làm văn số 2: Kể về người anh hùng Kim Đồng
Kim Đồng là một trong những người anh hùng nhỏ tuổi, góp một phần công sức cho công cuộc bảo vệ và giành lại độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam.
Sinh ra trong một gia đình nghèo nhưng Kim Đồng lại là một chiến sĩ nhỏ yêu có tình yêu nước tha thiết. Cậu rất thông minh và mưu trí, hết lòng với những nhiệm vụ được giao. Một lần, sau khi làm nhiệm vụ dẫn cán bộ vào căn cứ, Kim Đồng đang trên đường trở về nhà thì nghe có tiếng động lạ ở trong rừng. Kim Đồng liền rủ Cao Sơn tìm cách báo động cho các anh cán bộ đang ở trong xóm biết. Sau khi quan sát và nhìn thấy bọn lính đang lợi dụng sương mù phục kích trên đường vào xóm và im lặng đợi bắt người, Kim Đồng bảo Cao Sơn lùi về phía sau, chạy về báo cáo. Đợi cho bạn đi rồi, Kim Đồng ngắm kĩ địa hình, để chạy vọt qua suối, lên phía rừng. Như vậy, bọn lính sẽ phải nổ súng hoặc kêu lên. Chúng nó sẽ bị lộ. Quả nhiên, thấy có bóng người chạy, bọn giặc lên đạn và hô: “Đứng lại!”. Và sau đó Kim Đồng đã hy sinh, năm ấy cậu mới 15 tuổi.
Kim Đồng là một người con dũng cảm của dân tộc Việt Nam. Cái tên ấy sẽ luôn rực sáng trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam, là tấm gương sáng về một lòng nồng nàn yêu nước.
Tuyetanh-VFO.VN
Bài làm văn số 4: Kể về người anh hùng Núp
Để đất nước được độc lập, bình yên, nhân dân được sống ấm no, hạnh phúc như ngày nay thì không thể không kể đến công lao to lớn, sự hi sinh không tiếc thân mình của những người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Từ thời Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,..., cho đến những người anh hùng chống Pháp, diệt Mỹ, đâu đâu cũng có những con người sẵn sàng xả thân vì độc lập tự do của dân tộc. Nếu miền xuôi có Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp,..., thì miền ngược có La Văn Cầu, Bế Văn Đàn,... Khi nhắc tới người anh hùng ở nơi miền ngược, không thể không nhắc đến người anh hùng tên Núp- niềm tự hào của mảnh đất Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
Tháng ba năm ấy, anh Núp nhận được giấy mời của tỉnh đi dự Đại hội thi đua. Anh Núp liền đến gặp anh Thế, nói: “ Anh Thế ạ, theo tôi, nên để bok Pa đi dự Đại hội, bok Pa kể được nhiều hơn tôi mà”. Anh Thế nghe nói vậy, cười và bảo với anh Núp: “ Tỉnh kêu anh đi đấy. Đi để học hỏi mà”.
Anh Núp đi dự Đại hội về giữa lúc Pháp đem quân đi càn quét lớn. Ban ngày, anh Núp chỉ huy nhân dân chống Pháp, ban đêm, nhân dân tụ tập lại, quây quần bên nhau nghe anh Núp kể chuyện ở Đại hội thi đua. Anh Núp nói với toàn dân làng: “ Đất nước mình bây giờ đã lớn mạnh rồi. Người Kinh, người Thượng, già trẻ gái trai đều đoàn kết đánh giặc và làm rẫy giỏi lắm. Trong Đại hội, tôi kể chuyện làng Công Hoa của mình cho mọi người nghe. Các cán bộ đều bảo:
- Pháp đánh một trăm năm cũng không thắng nổi anh Núp với làng Công Hoa đâu!”
Dân làng nghe anh Núp kể vậy, vô cùng vui sướng, liền đứng dậy, vỗ tay, đồng thanh nói:
- Đúng đấy, đúng đấy!
Anh Núp mở món quà mà Đại hội trao tặng cho anh ra để bà con cùng xem. Đó là một tấm ảnh Bác Hồ và một cái cuốc để làm rẫy. Trông Bác Hồ thật giản dị và gần gũi như một vị già làng. Anh Núp còn được tặng một bộ quần áo mới bằng lụa, một lá cờ đẹp có thêu chữ, một huân chương khen thưởng dành cho cả bản làng và một huân chương nữa dành cho riêng anh.
Dân làng thích thú lắm, ai cũng trầm trồ khen ngợi. Họ rủ nhau đi rửa tay thật sạch sẽ, dùng khăn lau khô rồi mới trân trọng cầm các tặng phẩm lên xem. Người này xem rồi lại truyền cho người kia. Chẳng mấy chốc mà đêm đã về khuya nhưng dân làng vẫn không muốn đi ngủ.
Đó là một trong những câu chuyện về người anh hùng tên Núp của mảnh đất Tây Nguyên. Qua câu chuyện trên, ta không chỉ thấy những chiến công to lớn mà Núp và đồng bào dân tộc Tây Nguyên đóng góp cho cách mạng mà còn thấy tinh thần kháng chiến nhiệt huyết, hăng hái của người dân miền ngược.
B- vfo.vn
Bài viết số 5: Kể người anh hùng Lê Lợi
Lê Lợi là vị anh hùng dân tộc vĩ đại đã có công lãnh đạo khởi nghĩa Lam Sơn thành công chống lại quân Minh xâm lược. Đồng thời ông cũng là người lập nên triều đại nhà Hậu Lê.
Sinh trưởng trong gia đình có truyền thống làm quan, yêu nước. Ông nối tiếp truyền thống gia đình làm chúa tại Lam Sơn. Biết ông là người tái nên nhà Minh năm lần bảy lượt dụ ông cho làm quan nhưng ông không chịu khuất.
Năm ông hai mươi mốt tuổi, nghe tin quân Minh đem tám mươi vạn quân sang xâm lược nước ta, Lê Lợi đã nung nấu ý chí, quyết tâm đánh đuổi quân địch, giành lại độc lập cho đất nước. Đầu năm 1416, tại núi Lam Sơn, Thanh Hóa, Lê Lợi cùng với mười tám người anh hùng khác cùng chung chí hướng cứu nước đã cùng nhau lập lời thề Lũng Nhai dẹp giặc, lấy lại bình yên cho quê hương.
Năm 1418, Lê lợi xưng làm Bình Định Vương , truyền hịch đi khắp nơi. Cuộc khởi nghĩa ngay sau khi phát động đã thu hút được những hào kiệt ở khắp mọi miền của đất nước.
Với sự lãnh đạo tài tình của Lê Lợi cũng như sự chiến đấu oanh liệt của quân dân ta khởi nghĩa đã kết thúc thắng lợi vào tháng 12 năm 1427.
Sau chiến thắng, sau khi đất nước không còn bóng giặc Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, thành lập ra nhà Hậu Lê. Trên cương vị đó ông đã đưa đất nước bước vào thời kì phát triển rực rỡ. Nhà Hậu Lê là một trong số những triều đại thịnh vượng nhất trong lịch sử dân tộc.
Với những công lao to lớn Lê Lợi xứng đáng được ghi nhận là một trong số những anh hùng kiệt xuất của dân tộc. Em rất khâm phục tinh thần yêu nước, sự lãnh đạo tài tình của ông.
Chauanh- vfo.vn
Đất nước Việt Nam trải dài 4000 năm lịch sử, là 4000 năm khói lửa đạn bom, đều không dễ dàng mới có ngày hôm nay, đều nhờ công ơn các vị anh hùng dân tộc. Đề tài viết và giớ thiệu về anh hùng chống gaiwcj ngoại xâm luôn là đề tài đáng chú ý trong nhà truowgf. Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu một số bài văn mẫu kẻ lại tấm gương một số các vị anh hùng nổi tiếng, hy vọng là tài liệu tham khảo hữu ích cho các em để hoàn thành bài làm văn này
Những anh hùng dân tộc chấm giặc ngoại xâm là những tấm gương sáng để chúng ta noi theo và cũng là động lực để học tập làm việc giup sphats triển và bảo vệ tổ quốc
Bài làm văn số 1 : Kể về anh hùng Trần Quốc Toản
Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản, một tông thất nhà Trần, đồng thời là một vị anh hùng nhỏ tuổi nhưng vô cùng anh dũng, không ít lần mang về những chiến công vang dội cho vua tôi nhà Trần khi đối đầu với quân Nguyên MÔng hùng mạnh. Mãi mãi về sau, người ta còn mãi không quên nhwunxg sự tích về người thiếu niên trẻ tuổi nhưng không trẻ lòng ấy
Trần Quốc Toản sinh ra trong gia đình hoàng tộc, cha ông mất trong cuộc chiến chống quân Nguyên lần thứ nhất, nên ngay từ nhỏ Quốc Toản đã có lòng căm thù giặc sâu sắc. Tháng 10 năm 1282, vua mở hội nghị BÌnh Than, cùng các vương hầu, các quan bàn kế đánh giặc. Quốc Toản khi ấy còn nhỏ nên không được phép vào dự. Đứng trên bờ nhìn mọi người ở dưới thuyền đang bàn việc lớn, ông tức lắm, xô mấy tên lính canh định nhảy lên thuyền rồng, xin vua cho đánh. Đang ầm ĩ, đúng lúc ấy, vua Nhân Tông và các quan địa thuyền ra khỏi thuyền lớn, thấy lộn xộn, không khỏi kì lạ mới kêu bắt lại hỏi. Nhưng sau khi nghe chí lớn của cậu bé khi ấy chưa đầy 18 tuổi ấy, vua mỉm cười hài lòng, tiện có nguwoif bê mâm quả đi qua, vua tiện tay lấy một quả cam ban tặng cho ông nhưng vẫn không cho bàn việc nước. Quốc Toản đành tạ ơn vua xuống thuyền, nghe đằng sau tiếng cười của mấy tên lính, không khỏi phẫn uất, hai tay bóp chặt. Thấy ông đi ra, không ít người xô lại hỏi, ông chỉ giơ tya ra cho mọi người xem cam vua ban, nhưng quả cam đã nát từ lúc nào. sau đó, Trần Quốc Toản trở về quê nhà, thăm mẹ và ở đó, cùng nhân dân trong vùng chiêu mộ hiền tài, lập thành một đội quân chống giặc. Khí thế của đội quân ấy ngùn ngụt như trời, khiên giặc phải kinh hãi, mỗi khi thấy lá cờ đỏ thêu sáu chữ vàng “Phá cường địch, báo hoàng ân” của ông lại sợ mất mật. Chiến công của ông rạng rỡ một vùng, Hưng Đạo Vương khi ấy đang là chỉ huy tối cao, sai người triệu ông về, quy làm một mối cùng đánh đuổi quân xâm lăng. Ở dưới trướng vua, Trần Quốc Toản đã lập nhiều chiến công, uy danh của ông vang vọng cả một vùng núi non, về một thiếu niên mặt hoa da phấn lại uy phong lừng lững như một đại tướng. Nhưng không may sau đó, trong một trận chiến khốc liệt, Hoài Văn Hầu hăng hái cự địch đã anh dũng hy sinh. Vua thương tiếc truy phong ông làm Vương
Trần Quốc toabr đã đi vào lịch sử dân tộc với lòng dũng cảm, ý chí chiến đấu luôn luôn xung phong đi đầu, dám hy sinh mạng sống vì vua, vì đất nước vì nhân dân. Lịch sử đã lùi vào quá khứ nhưng mãi mãi hình ảnh lá cờ đỏ chói với hàng chữ vàng chói lòa cứ phấp phới mãi trong trái tim hàng triệu nguwoif con đát Việt hôm nay và mai sau
Huongdo-VFO.VN
Bài làm văn số 2: Kể về người anh hùng Kim Đồng
Kim Đồng là một trong những người anh hùng nhỏ tuổi, góp một phần công sức cho công cuộc bảo vệ và giành lại độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam.
Sinh ra trong một gia đình nghèo nhưng Kim Đồng lại là một chiến sĩ nhỏ yêu có tình yêu nước tha thiết. Cậu rất thông minh và mưu trí, hết lòng với những nhiệm vụ được giao. Một lần, sau khi làm nhiệm vụ dẫn cán bộ vào căn cứ, Kim Đồng đang trên đường trở về nhà thì nghe có tiếng động lạ ở trong rừng. Kim Đồng liền rủ Cao Sơn tìm cách báo động cho các anh cán bộ đang ở trong xóm biết. Sau khi quan sát và nhìn thấy bọn lính đang lợi dụng sương mù phục kích trên đường vào xóm và im lặng đợi bắt người, Kim Đồng bảo Cao Sơn lùi về phía sau, chạy về báo cáo. Đợi cho bạn đi rồi, Kim Đồng ngắm kĩ địa hình, để chạy vọt qua suối, lên phía rừng. Như vậy, bọn lính sẽ phải nổ súng hoặc kêu lên. Chúng nó sẽ bị lộ. Quả nhiên, thấy có bóng người chạy, bọn giặc lên đạn và hô: “Đứng lại!”. Và sau đó Kim Đồng đã hy sinh, năm ấy cậu mới 15 tuổi.
Kim Đồng là một người con dũng cảm của dân tộc Việt Nam. Cái tên ấy sẽ luôn rực sáng trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam, là tấm gương sáng về một lòng nồng nàn yêu nước.
Tuyetanh-VFO.VN
Bài làm văn số 4: Kể về người anh hùng Núp
Để đất nước được độc lập, bình yên, nhân dân được sống ấm no, hạnh phúc như ngày nay thì không thể không kể đến công lao to lớn, sự hi sinh không tiếc thân mình của những người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Từ thời Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,..., cho đến những người anh hùng chống Pháp, diệt Mỹ, đâu đâu cũng có những con người sẵn sàng xả thân vì độc lập tự do của dân tộc. Nếu miền xuôi có Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp,..., thì miền ngược có La Văn Cầu, Bế Văn Đàn,... Khi nhắc tới người anh hùng ở nơi miền ngược, không thể không nhắc đến người anh hùng tên Núp- niềm tự hào của mảnh đất Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
Tháng ba năm ấy, anh Núp nhận được giấy mời của tỉnh đi dự Đại hội thi đua. Anh Núp liền đến gặp anh Thế, nói: “ Anh Thế ạ, theo tôi, nên để bok Pa đi dự Đại hội, bok Pa kể được nhiều hơn tôi mà”. Anh Thế nghe nói vậy, cười và bảo với anh Núp: “ Tỉnh kêu anh đi đấy. Đi để học hỏi mà”.
Anh Núp đi dự Đại hội về giữa lúc Pháp đem quân đi càn quét lớn. Ban ngày, anh Núp chỉ huy nhân dân chống Pháp, ban đêm, nhân dân tụ tập lại, quây quần bên nhau nghe anh Núp kể chuyện ở Đại hội thi đua. Anh Núp nói với toàn dân làng: “ Đất nước mình bây giờ đã lớn mạnh rồi. Người Kinh, người Thượng, già trẻ gái trai đều đoàn kết đánh giặc và làm rẫy giỏi lắm. Trong Đại hội, tôi kể chuyện làng Công Hoa của mình cho mọi người nghe. Các cán bộ đều bảo:
- Pháp đánh một trăm năm cũng không thắng nổi anh Núp với làng Công Hoa đâu!”
Dân làng nghe anh Núp kể vậy, vô cùng vui sướng, liền đứng dậy, vỗ tay, đồng thanh nói:
- Đúng đấy, đúng đấy!
Anh Núp mở món quà mà Đại hội trao tặng cho anh ra để bà con cùng xem. Đó là một tấm ảnh Bác Hồ và một cái cuốc để làm rẫy. Trông Bác Hồ thật giản dị và gần gũi như một vị già làng. Anh Núp còn được tặng một bộ quần áo mới bằng lụa, một lá cờ đẹp có thêu chữ, một huân chương khen thưởng dành cho cả bản làng và một huân chương nữa dành cho riêng anh.
Dân làng thích thú lắm, ai cũng trầm trồ khen ngợi. Họ rủ nhau đi rửa tay thật sạch sẽ, dùng khăn lau khô rồi mới trân trọng cầm các tặng phẩm lên xem. Người này xem rồi lại truyền cho người kia. Chẳng mấy chốc mà đêm đã về khuya nhưng dân làng vẫn không muốn đi ngủ.
Đó là một trong những câu chuyện về người anh hùng tên Núp của mảnh đất Tây Nguyên. Qua câu chuyện trên, ta không chỉ thấy những chiến công to lớn mà Núp và đồng bào dân tộc Tây Nguyên đóng góp cho cách mạng mà còn thấy tinh thần kháng chiến nhiệt huyết, hăng hái của người dân miền ngược.
B- vfo.vn
Bài viết số 5: Kể người anh hùng Lê Lợi
Lê Lợi là vị anh hùng dân tộc vĩ đại đã có công lãnh đạo khởi nghĩa Lam Sơn thành công chống lại quân Minh xâm lược. Đồng thời ông cũng là người lập nên triều đại nhà Hậu Lê.
Sinh trưởng trong gia đình có truyền thống làm quan, yêu nước. Ông nối tiếp truyền thống gia đình làm chúa tại Lam Sơn. Biết ông là người tái nên nhà Minh năm lần bảy lượt dụ ông cho làm quan nhưng ông không chịu khuất.
Năm ông hai mươi mốt tuổi, nghe tin quân Minh đem tám mươi vạn quân sang xâm lược nước ta, Lê Lợi đã nung nấu ý chí, quyết tâm đánh đuổi quân địch, giành lại độc lập cho đất nước. Đầu năm 1416, tại núi Lam Sơn, Thanh Hóa, Lê Lợi cùng với mười tám người anh hùng khác cùng chung chí hướng cứu nước đã cùng nhau lập lời thề Lũng Nhai dẹp giặc, lấy lại bình yên cho quê hương.
Năm 1418, Lê lợi xưng làm Bình Định Vương , truyền hịch đi khắp nơi. Cuộc khởi nghĩa ngay sau khi phát động đã thu hút được những hào kiệt ở khắp mọi miền của đất nước.
Với sự lãnh đạo tài tình của Lê Lợi cũng như sự chiến đấu oanh liệt của quân dân ta khởi nghĩa đã kết thúc thắng lợi vào tháng 12 năm 1427.
Sau chiến thắng, sau khi đất nước không còn bóng giặc Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, thành lập ra nhà Hậu Lê. Trên cương vị đó ông đã đưa đất nước bước vào thời kì phát triển rực rỡ. Nhà Hậu Lê là một trong số những triều đại thịnh vượng nhất trong lịch sử dân tộc.
Với những công lao to lớn Lê Lợi xứng đáng được ghi nhận là một trong số những anh hùng kiệt xuất của dân tộc. Em rất khâm phục tinh thần yêu nước, sự lãnh đạo tài tình của ông.
Chauanh- vfo.vn