Khả năng chiến tranh Đông Á: Thỏa thuận "đảm bảo kép"

Để hiểu rõ nguy cơ đối với trật tự châu Á ngày nay, chúng ta cần xem trật tự đó đã xuất hiện như thế nào trong 10 năm từ 1965-1975.
Tác giả: Hugh White
Bài đã được xuất bản.: 27/05/2011 09:36 GMT+7




Trong thập kỷ này, hầu hết các căng thẳng và bất chắc đe dọa Đông và Đông Nam Á trong 20 năm đầu sau Thế chiến II đã được giải quyết. Tại Đông Nam Á, việc Tổng thống Suharto lên nắm quyền đã biến đổi Indonesia từ một nước theo chủ nghĩa xét lại sang một cường quốc nguyên trạng. Nguy cơ nước lớn nhất ở Đông Nam Á có thể sụp đổ và Indonesia trở thành một thành trì của trật tự khu vực.
Sự biến đổi của Indonesia dẫn tới sự ra đời của ASEAN, đến lượt mình, ASEAN đặt nền móng cho sự nổi lên ở Đông Nam Á một trật tự tiểu khu vực hòa bình, ổn định và hợp tác trong đó sự phát triển kinh tế, chính trị và xã hội nảy nở.
Thành công của ASEAN có nghĩa là thất bại của Mỹ ở Việt Nam trong việc chống lại sự lan rộng của chủ nghĩa Cộng sản ở Đông Dương không tạo ra kết quả chiến lược lâu dài. Trước năm 1975, các quân bài domino quá vững chãi nên không thể sụp đổ, và các quốc gia Đông Dương - sau một thập kỷ thảm họa - đã gia nhập ASEAN.
Tất cả những điều này rất quan trọng, nhưng đó là trong bối cảnh khi kết thúc chiến tranh ở Việt Nam, cuộc chiến vốn nhằm tạo lập một trật tự hiện đại ở Đông Bắc Á. Nền tảng chính của trật tự này là việc thiết lập quan hệ giữa Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản nổi lên từ đầu những năm 1970, được khánh thành và tượng trưng bởi chuyến thăm Bắc Kinh của Tổng thống Richard Nixon năm 1972. Kể từ đó, Mỹ đã được hưởng các mối quan hệ tốt đẹp với cả Trung Quốc và Nhật Bản, trong khi hai nước này được hưởng các quan hệ ổn định với nhau. Nguy cơ cạnh tranh chiến lược tăng cường, không kể đến chiến tranh, giữa các cường quốc lớn nhất ở châu Á vì vậy đã được giảm thiểu.
Cơ chế mà nhờ đó trật tự này được duy trì có thể được gọi là "sự đảm bảo kép": Mỹ đồng thời đảm bảo an ninh cho Trung Quốc trước Nhật Bản, và đảm bảo an ninh cho Nhật Bản trước Trung Quốc.
Hành trình của Trung Quốc là trung tâm của câu chuyện. Sau các thế kỷ hỗn loạn và nhiều thập kỷ nội chiến, Đảng Cộng sản Trung Quốc cuối cùng đã lập lại chính phủ trung ương mạnh vào năm 1949. Đây là thành quả lớn, tuy nhiên lý tưởng chính trị Cộng sản chống lại trật tự chiến lược do phương Tây chế ngự ở châu Á, kéo Trung Quốc vào cuộc cạnh tranh chính trị, hệ tư tưởng và chiến lược với Mỹ.
Lý tưởng Cộng sản còn giao cho Trung Quốc nhiệm vụ xây dựng một nền kinh tế kế hoạch. Trong vài thập kỷ đầu tiên sau cuộc Cách mạng Trung Quốc, các tư tưởng kim chỉ nam này đã ngăn cản Trung Quốc tận dụng hết các cơ hội của việc tái thành lập một chính phủ trung ương mạnh để đòi vị trí truyền thống ở đỉnh kim tự tháp quyền lực châu Á. Cuối những năm 1960, Trung Quốc đã bắt đầu bỏ rơi tư tưởng chống phương Tây, và cuối những năm 1970, họ đã từ bỏ mô hình kinh tế kế hoạch. Kể từ đó, Trung Quốc đã phát triển nở rộ.
china_1306463041.gif
Các thập kỷ hòa bình ở châu Á có thể nói là khởi đầu từ quyết định của Trung Quốc chấp nhận và sửa đổi mình theo trật tự Đông Á do Mỹ dẫn dắt. Đây là một bước đi lớn đối với Trung Quốc, đòi hỏi họ phải từ bỏ nhiều mục tiêu chính trị và hệ tư tưởng lớn.
Bắc Kinh đã buộc phải đi bước này bằng cách tăng cường cạnh tranh chiến lược với Liên Xô, và dần dần thừa nhận rằng các cơ hội của họ để xây dựng một phạm vi ảnh hưởng mới của Trung Quốc tại châu Á dựa trên lý tưởng Cộng sản đang tuột mất khi các quốc gia châu Á nhỏ hơn đang ngày càng gắn bó và thành công với mô hình chính trị và kinh tế hướng về phương Tây.
Trung Quốc cũng có thể lo ngại rằng sự phục hồi kinh tế của Nhật Bản đã đạt tới điểm cho phép nước này đặt ra một thách thức chiến lược trực tiếp với Trung Quốc, có nghĩa là Bắc Kinh sẽ không tự động đứng vào vị trí bá chủ châu Á nếu Mỹ rút đi. Điều này khiến Trung Quốc phải điều chỉnh mình với thực tế quyền lực Mỹ, ít nhất trong thời gian này.
Đối với Nhật Bản, cách tính toán khác nhiều. Khi sự căng thẳng với Việt Nam bắt đầu gây thiệt hại cho Mỹ, người ta ngày càng nghi ngờ về thiện chí và khả năng của Mỹ trong việc duy trì một vị trí ở châu Á đủ mạnh để đảm bảo an ninh cho Nhật Bản, như họ vẫn làm được từ năm 1945. Những hoài nghi này càng nhiều sau khi ông Nixon tuyên bố Học thuyết Guam năm 1969. Khả năng Nhật có thể phải tự lo cho an ninh của mình đặt ra các thách thức về chính sách đối ngoại cũng như sự rối loạn trong nước, và kéo theo những hệ lụy lớn về tài chính.
Hơn nữa, một số người Nhật lo ngại nếu Bắc Kinh trở nên dễ tính hơn, Mỹ có thể chuyển sang tin tưởng Trung Quốc. Đối với Tokyo, mục đích là duy trì cam kết chiến lược của Mỹ tại châu Á và tiếp tục là đồng minh chiến lược chính của Mỹ tại châu Á. Nhưng để làm được điều này đòi hỏi Nhật Bản phải trở lại một vai trò bình thường hơn trong các vấn đề quốc tế, và chấp nhận một số hạn chế trong quyền tự do hành động của mình.
Đối với Washington, thỏa thuận đảm bảo kép đòi hỏi một sự nhượng bộ chính trị lớn: chấp nhận sự hợp pháp của chế độ Cộng sản ở Trung Quốc. Quyết định của họ trong việc đưa ra nhượng bộ này có ý nghĩa đối với cả khu vực và quốc tế. Về mặt khu vực, sự hợp tác với Trung Quốc - giúp chấm dứt việc Bắc Kinh xây dựng một trật tự mới chống lại phương Tây ở châu Á - đã cho phép Washington rút khỏi Việt Nam mà không phải chịu những hậu quả địa chiến lược. Trên quy mô toàn cầu, sự hợp tác này củng cố vị trí của Mỹ ở châu Á đối với Liên Xô, và xóa tan mọi cơ hội cho phép Liên Xô thách thức việc Mỹ tập trung lực lượng ở Đông Bắc Á. Vì vậy, trọng tâm Chiến tranh Lạnh đã chuyển sang phía Tây.
Trên thực tế, thỏa thuận trên có lợi cho Mỹ nhiều hơn những gì các kiến trúc sư chính của nó - Tổng thống Nixon và Henry Kissinger - có thể tiên liệu. Mục đích của họ ban đầu là phòng thủ: họ muốn thiết lập một vị trí có thể thách thức Moscow đóng vai trò chế ngự ở Đông Á, hòng mong đạt mục tiêu chiến lược kinh điển của Mỹ là ngăn chặn sự nổi lên của bất cứ cường quốc chế ngự nào dù ở châu Âu hay Đông Á. Vì mọi thứ đã xảy ra, thỏa thuận đảm bảo kép với Trung Quốc và Nhật Bản đã duy trì được vị trí của Mỹ ở châu Á kể cả sau chiến tranh Việt Nam, và sự tan rã của Liên Xô chưa đầy hai thập sau đó đã cho phép Mỹ trở thành cường quốc bá chủ vô địch ở khu vực tăng trưởng nhanh nhất thế giới này.
Như vậy, Mỹ đã thua trong chiến tranh nhưng lại thắng trong hòa bình. Điều này hoàn toàn không phải là cái mà giới quan sát đã nghĩ tới khi đó: cuối những năm 1960 đầu 1970, đa số tin rằng châu Á đang chuyển dịch tới một trật tự khu vực mới, trong đó sức mạnh và tầm ảnh hưởng của Mỹ sẽ giảm dần, để cho một số nước mạnh cùng chung sống trong một sự cân bằng quyền lực kinh điển.
Châu Giang trích từ cuốn"Why War in Asia Remains Thinkable" của tác giả Hugh White, do Nhà xuất bản Survival phát hành.
Còn tiếp
tintuccapnhat.vn
 
  • Chủ đề
    bảo cách cần của dài hay hòa bình kết kinh điển liên mọi nhất phá phạm phát thăm thành thể thế giới tin tốt triển việt nam với đẹp
  • Thống kê

    Chủ đề
    101,748
    Bài viết
    469,063
    Thành viên
    340,213
    Thành viên mới nhất
    bconshomesvn
    Top