Phim được đề cử hoặc đoạt giải Oscar chiếu tại Việt Nam năm nay doanh thu có tăng nhẹ, nhưng vẫn chưa thấm tháp là bao so với kỳ vọng. Dường như khán giả Việt Nam vẫn chỉ thích thú với phim thương mại, phim giải trí.
Ngày 22/1, nhà phát hành CGV vui mừng thông báo bộ phim Cô gái Đan Mạch đã thu về 6,5 tỷ đồng sau 1 tuần ra rạp. Đây thực sự là con số đáng khích lệ tại thị trường Việt Nam bởi trước đó những bộ phim nghệ thuật từng đoạt giải Oscar như 12 Years A Slave, No Country For Old Men, The Theory of Everything, Boyhood, Atonement, 127 Hours, Winter’s Bone,… có doanh thu khiêm tốn khoảng trên dưới 100 triệu đồng. Hai tác phẩm ăn khách nhất là Silver Linings Playbook và Black Swan có doanh thu dưới 3 tỷ đồng.
Tới ngày 29/2, Lễ trao giải Oscar lần thứ 88 đã đem về cho Cô gái Đan Mạch một giải Nữ diễn viên phụ xuất sắc, tuy nhiên giải thưởng này cũng chỉ giúp bộ phim “trụ” tại Việt Nam thêm một tuần nữa. Tổng doanh thu của Cô gái Đan Mạch tại Việt Nam sau 3 tuần là 12 tỷ đồng, thu hút khoảng 150 ngàn khán giả.
Ba bộ phim đoạt giải và được đề cử Oscar lần thứ 88: "Người trở về từ cõi chết", "Cô gái Đan Mạch" và "Joy" đã được chiếu tại Việt Nam
Nhà phát hành cho biết đây là bộ phim Hollywood trong khuôn khổ chương trình phim nghệ thuật do họ phát hành có lượt người xem và doanh thu cao nhất từ trước đến nay.
Tuy nhiên, con số này vẫn rất khiêm tốn so với các phim thương mại “bom tấn” của Hollywood, thậm chí cả phim nội địa. Những phim ăn khách tại thị trường Việt Nam đều có khả năng đạt được 50 – 70 tỷ đồng. Mới đây bộ phim hợp tác Em là bà nội của anh Việt hóa kịch bản của Hàn Quốc đã đạt được doanh thu 102 tỷ đồng, lập kỉ lục doanh thu mới tại thị trường Việt Nam.
Kể từ năm 2009, khi phim được đề cử Oscar được nhập về Việt Nam, tới nay đã được 6 năm, nhưng xem ra tình hình không khả dĩ hơn là bao nhiêu.
Dù Oscar là giải thưởng điện ảnh có uy tín nhất thế giới, hấp lực về tính giải trí của nó không hề nhỏ, tuy nhiên, những bộ phim được đề cử hoặc đạt giải thưởng Oscar có khả năng thu lãi trên thế giới lại rất thấp tại thị trường Việt Nam. Chính các rạp chiếu tại Việt Nam cũng rất “ngại” nhận phim nghệ thuật vì lo không có khán giả. Cô gái Đan Mạch khi về Việt Nam cũng chỉ có 2 cụm rạp nhận chiếu.
Sau Cô gái Đan Mạch, CGV đã nhập thêm bộ phim được đề cử Oscar 2016 Joy (tựa Việt: Joy - Người phụ nữ mang tên niềm vui) và phim đoạt giải Oscar 2016 The Revenant (Người trở về từ cõi chết).
]The Revenantsau 2 tuần công chiếu đã thu hút trên 54 ngàn khán giả với doanh thu 5,55 tỷ đồng. Joy ra rạp sau 2 tuần thu về trên 1,2 tỷ đồng với hơn 13 ngàn khán giả. Doanh thu này được coi là khá so với phim Oscar được nhập về.
Đặt câu hỏi, CGV có kế hoạch nhập khẩu tiếp các phim Oscar nữa không, đơn cử Phim xuất sắc tại Oscar 2016 là Sportlight, đại diện của đơn vị cho biết: "Hiện các bộ phim được đề cử hay đoạt giải Oscar năm nay hầu hết đã được phát hành online và đĩa Blu-ray, vì vậy CGV không có kế hoạch phát hành tại rạp.
Tuy nhiên, đơn vị sẽ tiếp tục tìm kiếm cơ hội hợp tác với nhiều hãng phim trong nước và quốc tế nhằm giới thiệu đến khán giả nhiều hơn các bộ phim được đánh giá cao về mặt nghệ thuật, giúp nâng cao thị hiếu khán giả Việt và thỏa mãn nhu cầu của người thực sự yêu thích dòng phim nghệ thuật”.
Ngày 22/1, nhà phát hành CGV vui mừng thông báo bộ phim Cô gái Đan Mạch đã thu về 6,5 tỷ đồng sau 1 tuần ra rạp. Đây thực sự là con số đáng khích lệ tại thị trường Việt Nam bởi trước đó những bộ phim nghệ thuật từng đoạt giải Oscar như 12 Years A Slave, No Country For Old Men, The Theory of Everything, Boyhood, Atonement, 127 Hours, Winter’s Bone,… có doanh thu khiêm tốn khoảng trên dưới 100 triệu đồng. Hai tác phẩm ăn khách nhất là Silver Linings Playbook và Black Swan có doanh thu dưới 3 tỷ đồng.
Tới ngày 29/2, Lễ trao giải Oscar lần thứ 88 đã đem về cho Cô gái Đan Mạch một giải Nữ diễn viên phụ xuất sắc, tuy nhiên giải thưởng này cũng chỉ giúp bộ phim “trụ” tại Việt Nam thêm một tuần nữa. Tổng doanh thu của Cô gái Đan Mạch tại Việt Nam sau 3 tuần là 12 tỷ đồng, thu hút khoảng 150 ngàn khán giả.
Ba bộ phim đoạt giải và được đề cử Oscar lần thứ 88: "Người trở về từ cõi chết", "Cô gái Đan Mạch" và "Joy" đã được chiếu tại Việt Nam
Tuy nhiên, con số này vẫn rất khiêm tốn so với các phim thương mại “bom tấn” của Hollywood, thậm chí cả phim nội địa. Những phim ăn khách tại thị trường Việt Nam đều có khả năng đạt được 50 – 70 tỷ đồng. Mới đây bộ phim hợp tác Em là bà nội của anh Việt hóa kịch bản của Hàn Quốc đã đạt được doanh thu 102 tỷ đồng, lập kỉ lục doanh thu mới tại thị trường Việt Nam.
Kể từ năm 2009, khi phim được đề cử Oscar được nhập về Việt Nam, tới nay đã được 6 năm, nhưng xem ra tình hình không khả dĩ hơn là bao nhiêu.
Dù Oscar là giải thưởng điện ảnh có uy tín nhất thế giới, hấp lực về tính giải trí của nó không hề nhỏ, tuy nhiên, những bộ phim được đề cử hoặc đạt giải thưởng Oscar có khả năng thu lãi trên thế giới lại rất thấp tại thị trường Việt Nam. Chính các rạp chiếu tại Việt Nam cũng rất “ngại” nhận phim nghệ thuật vì lo không có khán giả. Cô gái Đan Mạch khi về Việt Nam cũng chỉ có 2 cụm rạp nhận chiếu.
Sau Cô gái Đan Mạch, CGV đã nhập thêm bộ phim được đề cử Oscar 2016 Joy (tựa Việt: Joy - Người phụ nữ mang tên niềm vui) và phim đoạt giải Oscar 2016 The Revenant (Người trở về từ cõi chết).
]The Revenantsau 2 tuần công chiếu đã thu hút trên 54 ngàn khán giả với doanh thu 5,55 tỷ đồng. Joy ra rạp sau 2 tuần thu về trên 1,2 tỷ đồng với hơn 13 ngàn khán giả. Doanh thu này được coi là khá so với phim Oscar được nhập về.
Đặt câu hỏi, CGV có kế hoạch nhập khẩu tiếp các phim Oscar nữa không, đơn cử Phim xuất sắc tại Oscar 2016 là Sportlight, đại diện của đơn vị cho biết: "Hiện các bộ phim được đề cử hay đoạt giải Oscar năm nay hầu hết đã được phát hành online và đĩa Blu-ray, vì vậy CGV không có kế hoạch phát hành tại rạp.
Tuy nhiên, đơn vị sẽ tiếp tục tìm kiếm cơ hội hợp tác với nhiều hãng phim trong nước và quốc tế nhằm giới thiệu đến khán giả nhiều hơn các bộ phim được đánh giá cao về mặt nghệ thuật, giúp nâng cao thị hiếu khán giả Việt và thỏa mãn nhu cầu của người thực sự yêu thích dòng phim nghệ thuật”.