Khi lựa chọn là đánh mất

Trong 1 thế giới phong phú, dồi dào, muốn thứ tốt nhất có thể làm chúng ta không hạnh phúc - làm thế nào để nâng cao hạnh phúc của bạn bằng cách giới hạn sự lựa chọn của bạn.

Tổ tiên của chúng ta sẽ bị quá tải bởi quá nhiều lựa chọn. Vì chúng ta được tiến hoá trong 1 thế giới nơi mà sự lựa chọn bị giới hạn bởi việc thường xuyên thiếu thức ăn, thiếu phương tiện chuyên chở và ít nguồn thông tin đáng tin. Trong 1 thế giới không có thực đơn, hẹn hò nhanh hoặc ipods thì sự lựa chọn thường nằm giữa 1 điều gì đó và không có gì. Trong 1 thế giới như vậy, tổ tiên của chúng ta có thể đơn giản hoá việc ra quyết định để "luôn luôn có được thứ tốt nhất."

Cố gắng tối đa hoá mỗi cơ hội là điều hợp lí khi những sự lựa chọn của bạn là ít và rõ ràng. Chúng ta mang theo bản năng tối đa hoá và tích trữ trong 1 thế giới nơi chúng ta không còn cần làm điều đó - và nó khiến chúng ta phát điên. Tâm trí chúng ta được tiến hoá trong 1 môi trường của sự khan hiếm; nhưng ngày nay, chúng ta bị quá tải vì phải đương đầu với sự dồi dào. Hãy thử đi đến 1 cửa hàng thời trang Banana Republic và mua 1 món đồ trong 2 phút.

Nỗi lo của sự thái quá

Những sự lựa chọn thường đem lại lo lắng vì chúng ta so sánh những thứ chúng ta có với những thứ chúng ta có thể và nên có. Tổ tiên chúng ta có thể không trở nên lo sợ về những thứ mà họ không thể tưởng tượng có được ngay từ đầu, cũng giống như hầu hết mọi người ngày nay không khao khát có máy bay riêng hoặc những hòn đảo vì chúng vượt quá tầm tay của họ.

Khi sự khan hiếm giới hạn những lựa chọn thì không có lí do gì để đổ lỗi cho bản thân bạn vì 1 kết quả kém. Nhưng ngày nay, nếu bạn lựa chọn kém thì bạn cảm thấy không có ai khác ngoài bản thân để đổ lỗi, vì quyết định là của 1 mình bạn. Những hoàn cảnh như vậy tạo ra áp lực buộc bạn đưa ra lựa chọn đúng.

Trong cuốn The paradox of choice, nhà tâm lý Barry Schwartz cho rằng sự có sẵn quá nhiều lựa chọn làm chúng ta bất mãn, bất kể chúng ta đưa ra quyết định gì và kết quả của nó bất ngờ như thế nào. Chúng ta tập trung vào những khả năng chưa có, đơn giản vì chúng ta có thể. Không giống như tổ tiên, chúng ta có thời gian và năng lượng để nghiền ngẫm về những lựa chọn của chúng ta. Chúng ta tiêu tốn nhiều năng lượng trí não để tự hỏi liệu chúng ta đã đưa ra quyết định đúng. Khi những giá trị của 1 quyết định không rõ ràng ngay lập tức thì kết quả là chúng ta lo lắng và bị tê liệt - nỗi hối hận của người mua.

Lựa chọn và hạnh phúc

Chúng ta biết rằng, ngày nay, hầu hết lựa chọn là phù phiếm và hiếm khi làm tính mạng của chúng ta bị nguy hiểm, nhưng thực tế này không làm chúng ta dừng lo lắng. Và chúng ta đánh giá quá cao tầm quan trọng của những lựa chọn lớn nhiều hơn trước đây. Chẳng phải khả năng lựa chọn 1 bác sĩ, 1 người yêu hoặc nghề nghiệp là quan trọng đối với chất lượng sống của chúng ta? Chúng ta nói với bản thân rằng khi nói đến những quyết định lớn thì chúng ta phải đưa ra quyết định đúng, hoặc hậu quả sẽ cực kỳ to lớn.

Chúng ta được trang bị những khả năng nhận thức đáng kinh ngạc, nhưng khả năng đoán trước chúng ta sẽ cảm nhận như thế nào về 1 quyết định lại không phải là 1 trong những khả năng đó. Chúng ta rất tệ trong việc dự đoán điều gì sẽ làm mình hạnh phúc trong tương lai (Gilbert và Wilson (2000)).

Đó là lí do tại sao cần tránh lối suy nghĩ rằng chúng ta có thể có 1 cuộc sống thoả mãn từ quá nhiều lựa chọn. Hạn chế lựa chọn không chỉ làm hạn chế lo lắng mà nó còn thực sự tạo nên hạnh phúc, nhà tâm lý trường đại học Harvard, Daniel Gilbert nói. Khi bạn chấp nhận sự hạn chế hoặc đưa ra 1 cam kết bạn cảm thấy thoả mãn, hãy tìm tác giả của cuốn sách Stumbling on happiness. Điều này có thể vì con người có nhiều khả năng chấp nhận hoàn toàn những hoàn cảnh sống khi những lựa chọn là ít.

Nhưng chúng ta vẫn bám chặt vào quan điểm rằng những lựa chọn vô tận sẽ làm chúng ta hạnh phúc hơn, dù chúng hiếm khi như vậy. Điều này là vì phần lớn lịch sử loài người, sự lựa chọn là 1 dấu hiệu của sự giàu có - ngày nay, nó có thể là 1 dấu hiệu của sự thái quá.

Thoả mãn. Không tối đa hoá.

Trong 1 môi trường mới lạ giống như những xã hội phương Tây hiện đại, chúng ta tốt nhất nên làm theo lối tiếp cận thoả mãn để đưa ra quyết định - hướng đến cái tốt vừa đủ thay vì tốt nhất. Điều đó có nghĩa là từ bỏ chủ nghĩa hoàn hảo và những hối tiếc.

Sự lựa chọn có thể tuyệt vời nếu chúng ta không bị ám ảnh về tất cả những lựa chọn khác. Vấn đề là tìm ra 1 cách để xử lí với cơ chế tâm lý - thôi thúc tối đa hoá - từng hiệu quả trong hàng ngàn năm khi những lựa chọn là khan hiếm. Chúng ta có thể khôn hơn bản thân bằng cách thực hiện 1 hành động mạo hiểm: giới hạn những lựa chọn của chúng ta và sau đó không làm cho kết quả cuối cùng quan trọng hơn so với thực tế.

Làm thế nào để biến những lựa chọn thành đồng minh của bạn

Thứ quan trọng không nằm trong những chi tiết nhỏ: Luyện tập đưa ra những quyết định nhanh chóng về những thứ nhỏ bé và những mua sắm hằng ngày. Hạn chế thời gian bạn dành cho việc so sánh những đặc điểm riêng biệt.

Không dành quá nhiều thời gian để tiếc nuối về 1 quyết định hoặc đổ lỗi bản thân vì 1 kết quả kém. Thay vào đó, học hỏi từ sai lầm của bạn và quyết tâm làm tốt hơn.

Có những kỳ vọng thực tế: Cần tất cả sẽ làm bạn bất hạnh.

Chịu đựng sự rủi ro của 1 quyết định sai: Chống lại sự tê liệt cảm xúc bằng cách xem việc đưa ra lựa chọn "sai" thường tốt hơn so với không đưa ra lựa chọn nào; bạn vẫn học hỏi được thông qua việc thử và sai.


Nguồn
When to Choose Is to Lose
By Nando Pelusi, Ph.D., published on September 01, 2007 - last reviewed on September 22, 2010
PsychologyToday
 
  • Chủ đề
    hạnh phúc. mất mát lựa chọn
  • Bài viết đang hot

    Thống kê

    Chủ đề
    101,840
    Bài viết
    469,190
    Thành viên
    340,246
    Thành viên mới nhất
    thuyduong4455
    Top