Tham khảo
When Competition Helps and Hurts Motivation
Whether competition motivates or de-motivates depends on gender and numbers.
Published on October 11, 2012 by Susan Weinschenk, Ph.D. in Brain Wise
Đã bao nhiêu lần bạn dùng sự cạnh tranh để thúc đẩy nhân viên của bạn? Hoặc sếp của bạn dùng sự cạnh tranh để thúc đẩy bạn? Sự cạnh tranh có hiệu quả hay không? Nó có thực sự thúc đẩy bạn làm việc? Chúng tôi tin là sự cạnh tranh sẽ thúc đẩy con người, nhưng nghiên cứu về sự cạnh tranh cho thấy sự cạnh tranh chỉ thúc đẩy con người với những điều kiện nào đó.
Sự cạnh tranh thúc đẩy đàn ông, không thúc đẩy phụ nữ - Nghiên cứu của Gneezy cho thấy các bé trai, bé gái và đàn ông, phụ nữ không đáp ứng theo cùng 1 cách trước sự cạnh tranh. Sự cạnh tranh thường nâng cao hiệu suất của các bé trai và đàn ông (miễn là không có quá nhiều các đối thủ cạnh tranh), nhưng nó không phải lúc nào cũng nâng cao hiệu suất của các bé gái và phụ nữ. Nếu phụ nữ cạnh tranh với những phụ nữ khác thì khi đó có thể có sự cải thiện trong hiệu suất, dù nó thường không lớn. Và nếu phụ nữ cạnh tranh với đàn ông thì khi đó họ thường không bộc lộ sự tiến bộ nào trong hiệu suất với 1 sự cạnh tranh.
Ít đối thủ cạnh tranh hơn = Nhiều sự cạnh tranh hơn - Bạn đã từng làm bài kiểm tra giống như SAT hoặc ACT để vào đại học chưa? Có bao nhiêu người trong phòng khi bạn làm bài kiểm tra? Nó có quan trọng không? Nghiên cứu của Stephen Garcia và Avishalom Tor cho thấy nó có thể rất quan trọng. Đầu tiên,*Garcia và Tor so sánh số điểm SAT ở những địa điểm có nhiều người trong phòng thực hiện bài kiểm tra với những địa điểm có số lượng người ít hơn. Những học sinh làm bài SAT trong 1 phòng thi với ít người hơn đã đạt điểm số cao hơn.*Garcia và Tor đưa ra giả thuyết là khi chỉ có 1 vài đối thủ cạnh tranh, bạn (có lẽ trong vô thức) cảm thấy bạn có thể là người chiến thắng, và vì vậy bạn cố gắng hơn. Khi có nhiều người hơn, bạn thấy khó khăn hơn để đánh giá bạn đang đứng ở đâu và vì vậy bạn ít bị thúc đẩy để trở thành người chiến thắng. Họ gọi đây là hiệu ứng N, với N bằng số như trong công thức.
Cạnh tranh với 10 đối thủ vs. cạnh tranh với 100 đối thủ - Garcia và Tor quyết định kiểm tra lý thuyết của họ trong phòng thực nghiệm. Họ yêu cầu các sinh viên hoàn thành 1 bài thi vấn đáp ngắn, và yêu cầu họ hoàn thành nó càng nhanh và chính xác nhất có thể. Họ được cho biết 20% dẫn đầu sẽ nhận được 5$. Nhóm A được cho biết họ đang cạnh tranh với 10 sinh viên khác. Nhóm B được cho biết họ đang cạnh tranh với 100 sinh viên khác. Những người tham gia ở nhóm A hoàn thành bài thi nhanh hơn đáng kể so với nhóm B. Điều thú vị là không có ai thực sự ở trong phòng với họ! Họ chỉ được cho biết là những người khác đang thực hiện bài kiểm tra.
Bạn nghĩ như thế nào? Nghiên cứu này có đúng với kinh nghiệm của bạn không?
Đây là nghiên cứu:
Gneezy, U., M. Niederle, and A. Rustichini “Performance in competitive environments: Gender differences,” Quarterly Journal of Economics, August 2003, p. 1049-1074.
Garcia, S.M. and Tor, A., "The N-Effect: More Competitors, Less Competition", Psychological Science, Vol. 20, pp. 871-877, 2009, July 1, 2009.
Nguồn: PsychologyToday
When Competition Helps and Hurts Motivation
Whether competition motivates or de-motivates depends on gender and numbers.
Published on October 11, 2012 by Susan Weinschenk, Ph.D. in Brain Wise
Đã bao nhiêu lần bạn dùng sự cạnh tranh để thúc đẩy nhân viên của bạn? Hoặc sếp của bạn dùng sự cạnh tranh để thúc đẩy bạn? Sự cạnh tranh có hiệu quả hay không? Nó có thực sự thúc đẩy bạn làm việc? Chúng tôi tin là sự cạnh tranh sẽ thúc đẩy con người, nhưng nghiên cứu về sự cạnh tranh cho thấy sự cạnh tranh chỉ thúc đẩy con người với những điều kiện nào đó.
Sự cạnh tranh thúc đẩy đàn ông, không thúc đẩy phụ nữ - Nghiên cứu của Gneezy cho thấy các bé trai, bé gái và đàn ông, phụ nữ không đáp ứng theo cùng 1 cách trước sự cạnh tranh. Sự cạnh tranh thường nâng cao hiệu suất của các bé trai và đàn ông (miễn là không có quá nhiều các đối thủ cạnh tranh), nhưng nó không phải lúc nào cũng nâng cao hiệu suất của các bé gái và phụ nữ. Nếu phụ nữ cạnh tranh với những phụ nữ khác thì khi đó có thể có sự cải thiện trong hiệu suất, dù nó thường không lớn. Và nếu phụ nữ cạnh tranh với đàn ông thì khi đó họ thường không bộc lộ sự tiến bộ nào trong hiệu suất với 1 sự cạnh tranh.
Ít đối thủ cạnh tranh hơn = Nhiều sự cạnh tranh hơn - Bạn đã từng làm bài kiểm tra giống như SAT hoặc ACT để vào đại học chưa? Có bao nhiêu người trong phòng khi bạn làm bài kiểm tra? Nó có quan trọng không? Nghiên cứu của Stephen Garcia và Avishalom Tor cho thấy nó có thể rất quan trọng. Đầu tiên,*Garcia và Tor so sánh số điểm SAT ở những địa điểm có nhiều người trong phòng thực hiện bài kiểm tra với những địa điểm có số lượng người ít hơn. Những học sinh làm bài SAT trong 1 phòng thi với ít người hơn đã đạt điểm số cao hơn.*Garcia và Tor đưa ra giả thuyết là khi chỉ có 1 vài đối thủ cạnh tranh, bạn (có lẽ trong vô thức) cảm thấy bạn có thể là người chiến thắng, và vì vậy bạn cố gắng hơn. Khi có nhiều người hơn, bạn thấy khó khăn hơn để đánh giá bạn đang đứng ở đâu và vì vậy bạn ít bị thúc đẩy để trở thành người chiến thắng. Họ gọi đây là hiệu ứng N, với N bằng số như trong công thức.
Cạnh tranh với 10 đối thủ vs. cạnh tranh với 100 đối thủ - Garcia và Tor quyết định kiểm tra lý thuyết của họ trong phòng thực nghiệm. Họ yêu cầu các sinh viên hoàn thành 1 bài thi vấn đáp ngắn, và yêu cầu họ hoàn thành nó càng nhanh và chính xác nhất có thể. Họ được cho biết 20% dẫn đầu sẽ nhận được 5$. Nhóm A được cho biết họ đang cạnh tranh với 10 sinh viên khác. Nhóm B được cho biết họ đang cạnh tranh với 100 sinh viên khác. Những người tham gia ở nhóm A hoàn thành bài thi nhanh hơn đáng kể so với nhóm B. Điều thú vị là không có ai thực sự ở trong phòng với họ! Họ chỉ được cho biết là những người khác đang thực hiện bài kiểm tra.
Bạn nghĩ như thế nào? Nghiên cứu này có đúng với kinh nghiệm của bạn không?
Đây là nghiên cứu:
Gneezy, U., M. Niederle, and A. Rustichini “Performance in competitive environments: Gender differences,” Quarterly Journal of Economics, August 2003, p. 1049-1074.
Garcia, S.M. and Tor, A., "The N-Effect: More Competitors, Less Competition", Psychological Science, Vol. 20, pp. 871-877, 2009, July 1, 2009.
Nguồn: PsychologyToday