Qua vài thập kỷ, các nhà khoa học xã hội đã có những tiến bộ phi thường trong việc hiểu được những động lực của các mối quan hệ của con người. Chúng ta trở nên thông minh hơn trong việc dự đoán cặp vợ chồng nào có nhiều khả năng ở bên nhau và phát hiện ra những cuộc hôn nhân có nguy cơ ly dị. Đối với các chuyên gia trong lĩnh vực này, thì tình yêu hiếm khi là một tai nạn.
Vậy điều đó có liên quan gì đến sự tiếp thị? Liên quan đến mọi thứ.
Đó là vì những mạch thần kinh tương tự bật sáng khi chúng ta kết nối với người khác cũng bật sáng khi chúng ta thấy mình đang nghĩ về một thương hiệu ưa thích.
Sau đây là một số điểm nổi bật mà chúng tôi vừa biết được.
1. Chúng ta yêu thứ làm chúng ta phát triển
Là con người, chúng ta có một nhu cầu tâm lý là nâng cao những kỹ năng và cải thiện năng lực của chúng ta. Khi chúng ta tâm đầu ý hợp với một người mới, chúng ta làm tăng những nguồn lực liên nhân cách của chúng ta, có được những quan điểm mới và nâng cao bản sắc tâm lý của chúng ta.
Nói ngắn gọn là chúng ta phát triển.
Sự mở rộng bản thân mà chúng ta trải nghiệm trong một mối quan hệ mới thường đem lại sự phấn khích và đầy cảm xúc, đặc biệt là lúc bắt đầu mối quan hệ, khi mối quan hệ có khả năng tiết lộ một điều gì đó mới mẻ về tài năng, quá khứ và những ước mơ của đối tác của bạn.
Nhưng khi các mối quan hệ chín thì những cơ hội cho sự phát triển lẫn nhau trở nên khó đạt được hơn. Đó là lí do tại sao các cuộc hôn nhân trở nên buồn tẻ và tình bạn tàn lụi.
Khi thiếu sự mới lạ, chúng ta trải nghiệm sự buồn chán.
Thật thú vị, điều này cũng đúng với mối quan hệ của chúng ta với những thương hiệu sản phẩm. Những nghiên cứu ảnh não tiết lộ rằng người tiêu dùng trải nghiệm sự hứng phấn lớn hơn khi nghĩ về những mối quan hệ với thương hiệu mới hình thành hơn là những thương hiệu có từ lâu đời. Đó là vì những mối quan hệ với thương hiệu mới hơn gây ra nhiều phản ứng tương tự như một tình yêu thăng hoa: ngạc nhiên, quyến rũ, tò mò.
Tuy nhiên, sự phấn khích sẽ tàn phai. Chúng ta thích nghi. Và đột nhiên chúng ta muốn thử một thứ gì đó mới lạ.
Bạn làm thế nào để hồi sinh một mối quan hệ nhàm chán? Các nhà trị liệu hôn nhân khuyên bạn tìm những cuộc phiêu lưu mới mà hai người có thể cùng tham gia với nhau. Chia sẻ những kinh nghiệm mới lạ có thể là một công cụ mạnh mẽ để ngăn ngừa sự thích nghi và phục hồi lại một số điều mầu nhiệm từng có khi một cặp đôi lần đầu gặp nhau.
Bài học: Mối quan hệ càng kéo dài thì bạn cần nỗ lực nhiều hơn để tạo ra sự phấn khích. Ngay cả những thương hiệu thành công nhất thường thu được lợi ích từ một cuộc làm mới đúng lúc để làm tăng sự hứng thú của khách hàng.
2. Chúng ta yêu thứ làm chúng ta tiến tới cái tôi lý tưởng của chúng ta
Không phải mọi mối quan hệ tình cảm lãng mạn đều đáng giá như nhau. Một số người yêu giúp chúng ta đạt được những mục tiêu nội tại của mình trong khi những người khác thì gây khó khăn cho những mục tiêu đó.
Vấn đề là không phải lúc nào cũng dễ dàng để phân biệt được những người tình đó. Ví dụ, giả sử bạn rất hứng thú với việc học leo núi. Bạn chia sẻ tham vọng của bạn với bạn trai vào một đêm sau bữa tối, và nhận được một phản hồi có vẻ tích cực. “Thật tuyệt vời” anh ấy nói, và rót cho bạn một ly rượu.
Anh ấy ủng hộ bạn, đúng không?
Câu trả lời phụ thuộc vào điều gì xảy ra tiếp theo. Nếu anh ấy khôn khéo chuyển cuộc trò chuyện sang một chủ đề khác thì bạn có thể nên ghi nhớ: leo núi không tạo ra một phản ứng nhiệt tình.
Nghiên cứu cho thấy những mối quan hệ tốt nhất là những mối quan hệ mà ở đó những người yêu nhau giúp người kia làm sáng tỏ những kế hoạch của họ, hỗ trợ và động viên. Khi hai người như những người đồng minh thì mối quan hệ của họ sâu sắc hơn và phát triển hơn.
Điều tương tự có thể áp dụng cho mối quan hệ giữa một thương hiệu và những khách hàng của nó. Giây phút chúng ta xem một thương hiệu như một người yêu trong cuộc truy tìm để đạt được cái tôi lý tưởng của chúng ta, chúng ta trở nên gắn bó.
Bài học: Tạo ra những mối quan hệ thương hiệu mạnh mẽ không chỉ đơn giản là đem lại những sản phẩm vĩ đại. Thể hiện một sự cam kết rộng lớn hơn để giúp khách hàng của bạn đạt đến cái tôi lý tưởng của họ có thể làm tăng lòng trung thành với thương hiệu của họ.
3. Chúng ta yêu thứ làm chúng ta cảm thấy được chấp nhận
Tuy nhiên, có những lần khi tập trung chủ yếu vào các lý tưởng của khách hàng có thể gây phản tác dụng, đặc biệt khi lý tưởng đó quá xa thực tế hiện tại.
Hãy xem xét sự thành công của chiến dịch “Vẻ đẹp thực của Dove”, và trở thành một sự xúc động mạnh bởi những người mẫu chuyên nghiệp được những con người bình thường ưa thích hơn. Bằng cách nêu bật thực tế của khách hàng thay vì cái lý tưởng của họ, Dove có thể chứng tỏ rằng nó hiểu khách hàng của nó theo cách mà các đối thủ cạnh tranh của Dove không làm được.
Theo một bài báo được xuất bản năm 2011 trên Journal of Marketing, khi những hình ảnh mà một thương hiệu chiếu ra là quá xa với những khách hàng của nó thì phản ứng không phải lúc nào cũng tích cực. Khách hàng có xu hướng suy luận rằng cái mà thương hiệu đang bán là vượt khỏi tầm với của họ và hệ quả là không thích hợp.
Bài học: Sự hoàn hảo không phải lúc nào cũng lôi cuốn. Để một thương hiệu thành công thì các khách hàng phải xem nó như có liên quan đến họ trước tiên.
4. Sự thỏa mãn không phải là tình yêu
Thỏa mãn với cuộc hôn nhân của bạn không giống với sự đam mê trong tình yêu. Điều tương tự cũng có thể đúng với những mối quan hệ thương hiệu. Bạn có thể hoàn toàn thỏa mãn với cái tủ lạnh hiệu Samsung của bạn nhưng không có nghĩa là bạn sẽ nói say sưa về nó với tất cả bạn bè của bạn.
Nhưng có một sự khác biệt quan trọng giữa những mối quan hệ đó. Trong khi những phí tổn tài chính và cá nhân của một cuộc ly dị có thể giữ một cuộc hôn nhân lờ đờ tồn tại trong nhiều năm, thì những hậu quả của việc chấm dứt một mối quan hệ với thương liệu là tương đối không quan trọng.
Đó là một lý do tại sao sự thỏa mãn của khách hàng có thể là một yếu tố dự báo kém về sự trung thành về lâu dài. Khi những cơ hội cho sự từ bỏ là cao và những rào cản cho sự chuyển đổi là thấp, thì một mình sự thỏa mãn hiếm khi đủ để duy trì sự hứng thú của khách hàng.
Điều gì dự báo lòng trung thành về lâu dài? Đó là sự gắn bó cảm xúc.
Khi chúng ta gắn bó về cảm xúc với một thương hiệu, chúng ta xem nó như một phần của bản sắc cá nhân của chúng ta. Chúng ta bỏ qua những lựa chọn hấp dẫn khác. Và chúng ta trở nên sẵn sàng hy sinh những nguồn lực quý giá như thời gian, tiền và sự chú ý, giống như chúng ta làm trong một mối quan hệ tình cảm cam kết.
Bài học: Bạn càng đối mặt với nhiều sự cạnh tranh thì những kết nối cảm xúc càng trở nên quan trọng. Một mình sự thỏa mãn hiếm khi đủ để giữ cho một mối quan hệ tồn tại, đặc biệt khi sự chuyển đổi là dễ dàng.
Nguồn
How the Science of Love Can Make You a Smarter Marketer
What the world's best brands have in common with thriving relationships
Published on December 11, 2013 by Ron Friedman, Ph.D. in Glue
PsychologyToday
Vậy điều đó có liên quan gì đến sự tiếp thị? Liên quan đến mọi thứ.
Đó là vì những mạch thần kinh tương tự bật sáng khi chúng ta kết nối với người khác cũng bật sáng khi chúng ta thấy mình đang nghĩ về một thương hiệu ưa thích.
Sau đây là một số điểm nổi bật mà chúng tôi vừa biết được.
1. Chúng ta yêu thứ làm chúng ta phát triển
Là con người, chúng ta có một nhu cầu tâm lý là nâng cao những kỹ năng và cải thiện năng lực của chúng ta. Khi chúng ta tâm đầu ý hợp với một người mới, chúng ta làm tăng những nguồn lực liên nhân cách của chúng ta, có được những quan điểm mới và nâng cao bản sắc tâm lý của chúng ta.
Nói ngắn gọn là chúng ta phát triển.
Sự mở rộng bản thân mà chúng ta trải nghiệm trong một mối quan hệ mới thường đem lại sự phấn khích và đầy cảm xúc, đặc biệt là lúc bắt đầu mối quan hệ, khi mối quan hệ có khả năng tiết lộ một điều gì đó mới mẻ về tài năng, quá khứ và những ước mơ của đối tác của bạn.
Nhưng khi các mối quan hệ chín thì những cơ hội cho sự phát triển lẫn nhau trở nên khó đạt được hơn. Đó là lí do tại sao các cuộc hôn nhân trở nên buồn tẻ và tình bạn tàn lụi.
Khi thiếu sự mới lạ, chúng ta trải nghiệm sự buồn chán.
Thật thú vị, điều này cũng đúng với mối quan hệ của chúng ta với những thương hiệu sản phẩm. Những nghiên cứu ảnh não tiết lộ rằng người tiêu dùng trải nghiệm sự hứng phấn lớn hơn khi nghĩ về những mối quan hệ với thương hiệu mới hình thành hơn là những thương hiệu có từ lâu đời. Đó là vì những mối quan hệ với thương hiệu mới hơn gây ra nhiều phản ứng tương tự như một tình yêu thăng hoa: ngạc nhiên, quyến rũ, tò mò.
Tuy nhiên, sự phấn khích sẽ tàn phai. Chúng ta thích nghi. Và đột nhiên chúng ta muốn thử một thứ gì đó mới lạ.
Bạn làm thế nào để hồi sinh một mối quan hệ nhàm chán? Các nhà trị liệu hôn nhân khuyên bạn tìm những cuộc phiêu lưu mới mà hai người có thể cùng tham gia với nhau. Chia sẻ những kinh nghiệm mới lạ có thể là một công cụ mạnh mẽ để ngăn ngừa sự thích nghi và phục hồi lại một số điều mầu nhiệm từng có khi một cặp đôi lần đầu gặp nhau.
Bài học: Mối quan hệ càng kéo dài thì bạn cần nỗ lực nhiều hơn để tạo ra sự phấn khích. Ngay cả những thương hiệu thành công nhất thường thu được lợi ích từ một cuộc làm mới đúng lúc để làm tăng sự hứng thú của khách hàng.
2. Chúng ta yêu thứ làm chúng ta tiến tới cái tôi lý tưởng của chúng ta
Không phải mọi mối quan hệ tình cảm lãng mạn đều đáng giá như nhau. Một số người yêu giúp chúng ta đạt được những mục tiêu nội tại của mình trong khi những người khác thì gây khó khăn cho những mục tiêu đó.
Vấn đề là không phải lúc nào cũng dễ dàng để phân biệt được những người tình đó. Ví dụ, giả sử bạn rất hứng thú với việc học leo núi. Bạn chia sẻ tham vọng của bạn với bạn trai vào một đêm sau bữa tối, và nhận được một phản hồi có vẻ tích cực. “Thật tuyệt vời” anh ấy nói, và rót cho bạn một ly rượu.
Anh ấy ủng hộ bạn, đúng không?
Câu trả lời phụ thuộc vào điều gì xảy ra tiếp theo. Nếu anh ấy khôn khéo chuyển cuộc trò chuyện sang một chủ đề khác thì bạn có thể nên ghi nhớ: leo núi không tạo ra một phản ứng nhiệt tình.
Nghiên cứu cho thấy những mối quan hệ tốt nhất là những mối quan hệ mà ở đó những người yêu nhau giúp người kia làm sáng tỏ những kế hoạch của họ, hỗ trợ và động viên. Khi hai người như những người đồng minh thì mối quan hệ của họ sâu sắc hơn và phát triển hơn.
Điều tương tự có thể áp dụng cho mối quan hệ giữa một thương hiệu và những khách hàng của nó. Giây phút chúng ta xem một thương hiệu như một người yêu trong cuộc truy tìm để đạt được cái tôi lý tưởng của chúng ta, chúng ta trở nên gắn bó.
Bài học: Tạo ra những mối quan hệ thương hiệu mạnh mẽ không chỉ đơn giản là đem lại những sản phẩm vĩ đại. Thể hiện một sự cam kết rộng lớn hơn để giúp khách hàng của bạn đạt đến cái tôi lý tưởng của họ có thể làm tăng lòng trung thành với thương hiệu của họ.
3. Chúng ta yêu thứ làm chúng ta cảm thấy được chấp nhận
Tuy nhiên, có những lần khi tập trung chủ yếu vào các lý tưởng của khách hàng có thể gây phản tác dụng, đặc biệt khi lý tưởng đó quá xa thực tế hiện tại.
Hãy xem xét sự thành công của chiến dịch “Vẻ đẹp thực của Dove”, và trở thành một sự xúc động mạnh bởi những người mẫu chuyên nghiệp được những con người bình thường ưa thích hơn. Bằng cách nêu bật thực tế của khách hàng thay vì cái lý tưởng của họ, Dove có thể chứng tỏ rằng nó hiểu khách hàng của nó theo cách mà các đối thủ cạnh tranh của Dove không làm được.
Theo một bài báo được xuất bản năm 2011 trên Journal of Marketing, khi những hình ảnh mà một thương hiệu chiếu ra là quá xa với những khách hàng của nó thì phản ứng không phải lúc nào cũng tích cực. Khách hàng có xu hướng suy luận rằng cái mà thương hiệu đang bán là vượt khỏi tầm với của họ và hệ quả là không thích hợp.
Bài học: Sự hoàn hảo không phải lúc nào cũng lôi cuốn. Để một thương hiệu thành công thì các khách hàng phải xem nó như có liên quan đến họ trước tiên.
4. Sự thỏa mãn không phải là tình yêu
Thỏa mãn với cuộc hôn nhân của bạn không giống với sự đam mê trong tình yêu. Điều tương tự cũng có thể đúng với những mối quan hệ thương hiệu. Bạn có thể hoàn toàn thỏa mãn với cái tủ lạnh hiệu Samsung của bạn nhưng không có nghĩa là bạn sẽ nói say sưa về nó với tất cả bạn bè của bạn.
Nhưng có một sự khác biệt quan trọng giữa những mối quan hệ đó. Trong khi những phí tổn tài chính và cá nhân của một cuộc ly dị có thể giữ một cuộc hôn nhân lờ đờ tồn tại trong nhiều năm, thì những hậu quả của việc chấm dứt một mối quan hệ với thương liệu là tương đối không quan trọng.
Đó là một lý do tại sao sự thỏa mãn của khách hàng có thể là một yếu tố dự báo kém về sự trung thành về lâu dài. Khi những cơ hội cho sự từ bỏ là cao và những rào cản cho sự chuyển đổi là thấp, thì một mình sự thỏa mãn hiếm khi đủ để duy trì sự hứng thú của khách hàng.
Điều gì dự báo lòng trung thành về lâu dài? Đó là sự gắn bó cảm xúc.
Khi chúng ta gắn bó về cảm xúc với một thương hiệu, chúng ta xem nó như một phần của bản sắc cá nhân của chúng ta. Chúng ta bỏ qua những lựa chọn hấp dẫn khác. Và chúng ta trở nên sẵn sàng hy sinh những nguồn lực quý giá như thời gian, tiền và sự chú ý, giống như chúng ta làm trong một mối quan hệ tình cảm cam kết.
Bài học: Bạn càng đối mặt với nhiều sự cạnh tranh thì những kết nối cảm xúc càng trở nên quan trọng. Một mình sự thỏa mãn hiếm khi đủ để giữ cho một mối quan hệ tồn tại, đặc biệt khi sự chuyển đổi là dễ dàng.
Nguồn
How the Science of Love Can Make You a Smarter Marketer
What the world's best brands have in common with thriving relationships
Published on December 11, 2013 by Ron Friedman, Ph.D. in Glue
PsychologyToday