(vfo.vn) Ngày 13/06/2023, Duolingo chia sẻ thông tin hãng và LinkedIn đã nghiên cứu mới nhất về việc sử dụng các thuật ngữ công sở mang lại cả sự thuận tiện (ưu điểm) bối rối và lạc lõng (nhược điểm) cho một số nhân viên.
Trong bối cảnh tiếng Anh tiếp tục là ngôn ngữ thương mai được sử dụng phổ biến tại Việt Nam, các thuật ngữ công sở như “KPI” (key performance indicator - chỉ số hiệu suất chính), “SOW” (scope of work - phạm vi công việc) hoặc “EOD” (end of day - cuối ngày) đã trở thành một phần trong giao tiếp hàng ngày của nhân viên văn phòng. Theo nghiên cứu mới nhất của Duolingo và LinkedIn, mặc dù việc sử dụng các thuật ngữ công sở thuận tiện hơn cho một số nhân viên, nhưng việc lạm dụng chúng khiến một số bộ phận nhân viên cảm thấy bối rối và lạc lõng. Theo nghiên cứu mới nhất của Duolingo và LinkedIn, mặc dù việc sử dụng các thuật ngữ công sở thuận tiện hơn cho một số nhân viên nhưng việc lạm dụng chúng khiến một số bộ phận nhân viên cảm thấy bối rối và lạc lõng.
Những thuật ngữ công sở rập khuôn bằng tiếng Anh được sử dụng rộng rãi tại nơi làm việc trên khắp thế giới, bao gồm cả những quốc gia mà tiếng Anh không phải là ngôn ngữ chính thức. Trong số tám quốc gia được khảo sát, Việt Nam đứng thứ hai (75,8%) về số lượng người lao động cho rằng đồng nghiệp của họ lạm dụng thuật ngữ công sở, trong đó những người thuộc thế hệ Millennial sử dụng chúng nhiều nhất. 40% nhân viên văn phòng tại Việt Nam cho biết họ hầu như không nhận ra mình đang sử dụng chúng, và 74% chia sẻ rằng họ sử dụng các thuật ngữ tiếng Anh trong cả công việc và cuộc sống hàng ngày vì họ không biết cách dịch chúng sang tiếng Việt. Theo khảo sát, các thuật ngữ công sở phổ biến nhất ở Việt Nam là “networking”, “win-win”, “follow up”, và “ASAP”; trong khi các thuật ngữ được cho là khó hiểu nhất bao gồm: “FYI”, “KPI”, “low-hanging fruit”, “SOW” và “by EOD”.
Đối với một số nhân viên văn phòng, việc có “tiếng nói chung”, chẳng hạn như thuật ngữ nơi làm việc, có thể giúp nâng cao sức mạnh của tập thể. Tuy nhiên theo khảo sát, điều này không áp dụng cho tất cả, vì với những người không quen thuộc với những thuật ngữ này, họ có thể cảm thấy bị cô lập và không được chào đón.
Khi Duolingo và LinkedIn hỏi người tham gia khảo sát cảm thấy thế nào khi có đồng nghiệp sử dụng nhiều thuật ngữ công sở, câu trả lời phổ biến nhất là sử dụng thuật ngữ giúp công việc hiệu quả hơn và giúp việc giao tiếp trở nên đơn giản hơn. Tuy nhiên, số khác cũng cho rằng các thuật ngữ công sở này không tạo ra một môi trường hòa nhập và có thể làm quá trình giao tiếp phức tạp hơn. Trên thực tế, 68,4% cho biết họ đã hiểu sai hoặc mắc lỗi sai trong công việc do sử dụng sai hoặc không biết ý nghĩa của các thuật ngữ. Ngoài ra, việc hiểu sai thuật ngữ tại nơi làm việc đã dẫn đến việc lãng phí thời gian bởi các cuộc họp, email hoặc sửa đổi bổ sung ít nhất một lần một tuần, theo 62% nhân viên văn phòng tại Việt Nam.
Trên thực tế, trong số các quốc gia được khảo sát, Việt Nam xếp hạng cao nhất (86%) trong số lượng người lao động đồng ý rằng họ buộc phải tự tìm hiểu thuật ngữ công sở khi bắt đầu công việc gần đây nhất; bên cạnh đó, những người làm việc từ xa / linh hoạt cảm thấy tác động của điều này mạnh mẽ hơn so với các đồng nghiệp làm việc tại văn phòng. Đối với nhiều người, nỗ lực phải bắt kịp những thuật ngữ công sở đã làm giảm năng suất công việc (34,8%), trì hoãn quá trình làm quen với công việc mới (32,5%) và/hoặc khiến họ cảm thấy bị bỏ rơi trong cuộc trò chuyện (25,4%).
Hầu hết người tham gia khảo sát nhận thấy nỗ lực học hỏi này được đền đáp, với 85,4% nhân viên cho rằng việc hiểu thuật ngữ nơi làm việc có thể giúp thăng tiến trong công việc, như tăng lương hay thăng chức. Dẫu vậy, Việt Nam (59,1%) cùng với Ấn Độ (70%) và Mỹ (50%) vẫn là những quốc gia hàng đầu nơi nhân viên cho biết họ muốn loại bỏ hoặc giảm bớt việc sử dụng thuật ngữ công sở tại nơi làm việc.
Toàn bộ nội dung được cung cấp bởi Duolingo
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
- Chủ đề
- duolingo linkedin thuật ngữ công sở