(Dân Việt) - Liên quan đến vụ 6 cán bộ bị bắn khi tham gia cưỡng chế thu hồi đất tại xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, Công an Hải Phòng đã khởi tố vụ án, tạm giữ chủ đầm Đoàn Văn Vươn cùng 5 người nhà.
Năm người nhà của Vươn bị tạm giữ là em trai, con trai, cháu trai, vợ và em dâu. Công an đang truy bắt nghi can nổ súng là Đoàn Văn Quý, em trai Vươn.Trước đó, do không đồng ý với việc thu hồi đất nuôi trồng thuỷ sản tại khu Cống Rộc xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, một số người tại khu vực này đã bắn súng vào lực lượng tham gia cưỡng chế, khiến 6 người bị thương nặng.
Trở lại nguồn cơn
Năm 1992, UBND huyện Tiên Lãng có quyết định giao đất tại vùng ven biển xã Vinh Quang cho hàng chục hộ có nhu cầu nuôi trồng thuỷ sản, nhưng chỉ với thời gian dưới 20 năm.Sau khi nhận đất, nhiều gia đình, đặc biệt như hộ ông Đoàn Văn Vươn đã phải đổ nhiều công sức, tiền bạc thậm chí mất cả đứa con gái nhỏ khi ra bờ biển chơi để bố mẹ đắp đập, mới có được khu nuôi trồng thuỷ sản.Thế nhưng, niềm vui chưa "tày gang" khi sản xuất chưa đi vào ổn định, nợ nần chồng chất, năm 2002, UBND huyện Tiên Lãng lần lượt ra quyết định thu hồi đất của hàng chục hộ với lý do hết hạn giao và không có bồi thường...Bức xúc trước sự việc từ năm 2002 đến nay, ông Vươn và một số hộ khác đã liên tục có kiến nghị đến các cấp thẩm quyền huyện Tiên Lãng, nhưng không có chuyển biến gì. Năm 2009, ông Vươn tiếp tục làm đơn kiến nghị gửi Toà án nhân dân (TAND) huyện Tiên Lãng khởi kiện Quyết định thu hồi đất của UBND huyện.Tuy nhiên, cũng tại đây, ngày 19.11.2009, TAND huyện lại ra phán quyết số 01/2009/HCST bác đơn khởi kiện và giữ nguyên Quyết định thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng.Không đồng ý với phán quyết của tòa, tháng 11.2009, ông Vươn tiếp tục làm đơn gửi Tòa án nhân dân TP.Hải Phòng. Trong cuộc tự bảo vệ quyền lợi này, ông Vươn đã đồng ý theo ý kiến của các bên tại tòa là tự thỏa thuận với UBND huyện Tiên Lãng.Theo phán quyết đó, các hộ dân đã rút đơn kháng cáo đối với bản án sơ thẩm của TAND huyện Tiên Lãng. Ngày 20-4-2010, Thẩm phán Ngô Văn Anh ra quyết định đình chỉ việc xét xử phúc thẩm vụ án hành chính và bản án sơ thẩm của TAND huyện Tiên Lãng có hiệu lực từ ngày ra quyết định này.Tiếp đó, ngày 25-6-2010, Thẩm phán Ngô Văn Anh lại có văn bản trả lời kiến nghị của ông Vươn. Văn bản nêu: “Trong quá trình giải quyết vụ án ở cấp phúc thẩm, TAND TP. Hải Phòng đã tạo điều kiện để các đương sự tự thỏa thuận với nhau để giải quyết vụ án… Để được thuê đất, ông cần làm đơn (và hồ sơ xin thuê đất) gửi UBND huyện Tiên Lãng”.Nhưng sau đó, ông Lê Văn Hiền - Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng đã ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất đầm tại Vinh Quang dẫn đến việc người dân phản ứng như đã nêu.Nghi phạm từng là “người hùng biển cả”
Ông Đoàn Văn Vươn từng được người dân ven biển cùng huyện Tiên Lãng suy tôn là "người hùng biển cả" vì công trình xây kè chắn dòng hải lưu của ông đã làm thay đổi ít nhiều cuộc sống của họ.Nhắc đến xã Vinh Quang, Đông Hưng, những năm 90 của thế kỷ trước, nhiều người dân ở đây bây giờ cũng chưa hết bàng hoàng, khi nhớ lại những trận bão biển "đánh" sập đê, "xông" vào làng.Theo ông Nguyễn Văn Luân - một người dân xã Vinh Quang, sau những trận bão kinh hoàng ấy, người dân không còn tâm trí nào để sản xuất, đến mùa mưa bão lại di cư sang xã bên cạnh, hay người nhà ở đâu đó để tá túc. Dân làng trong huyện, trong xã, tìm mọi cách để khắc phục, nhưng không có phương án hữu hiệu nào được đưa ra.Cùng chung trăn trở với bà con quê hương, lại có cha là cán bộ nông nghiệp về hưu, năm 1990, sau khi tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp, ông Vươn trở về quê để cùng bà con chống lại thiên tai. Nghĩ là làm, mấy hôm sau ông gửi đơn xin UBND huyện giao cho mặt bằng, vì theo ông Vươn nếu chứng minh tính khả thi của dự án với địa phương để chờ quyết định, xin vốn rất khó. Bởi giữa dòng nước hung dữ thì xưa nay việc này được người dân ví như "dã tràng xe cát".Sau khi được UBND huyện chấp thuận giao mặt bằng và được sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè, bà con quanh khu vực, giữa năm 1990, ông đổ xe đá đầu tiên trên biển. Cuối cùng bờ kè của ông cũng đã hoàn thành. Để có được sự thành công này, ông Vươn cũng đã phải hy sinh khá nhiều. Những đồ đạc trong nhà có gì giá trị đều được bán đi để đắp kè, trả nhân công. Cô con gái đầu lòng của ông đã “nằm lại” biển khi theo bố mẹ đi đắp kè.Ý nguyện đắp kè chắn dòng hải lưu của ông đã thành công. Kè đắp xong, dòng hải lưu ven biển thay đổi, những bãi bồi cũng cứ đầy lên mỗi ngày tạo thành bức tường chắn sóng, nên từ đó người dân Vinh Quang chẳng còn phải lo mỗi khi mùa bão về nữa. Ông Vươn cũng bắt đầu đầu tư để tạo vùng nuôi thuỷ sản của riêng mình.Khu đầm nhà ông có diện tích gần 41ha, nuôi trên 100 tấn thuỷ sản các loại, trồng 60ha cây chắn sóng để bảo vệ đê và bờ kè. Từ mức đầu tư như trên mỗi năm gia đình ông thu nhập từ 500- 600 triệu đồng, giải quyết ổn định cho hàng chục lao động địa phương.
Trao đổi với phóng viên Dân Việt, bà Nguyễn Thị Mai - Chánh án TAND TP.Hải Phòng cho biết, biên bản tạo điều kiện để các đương sự tự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án mà thẩm phán Ngô Văn Anh lập không có giá trị pháp lý trong tố tụng hành chính.
Bà Mai thừa nhận biên bản thỏa thuận này có thể gây hiểu lầm cho người dân, khiến họ coi đó là căn cứ pháp lý. TAND TP.Hải Phòng sẽ phải rút kinh nghiệm về việc này. TAND thành phố cũng sẽ yêu cầu thẩm phán Ngô Văn Anh báo cáo vụ việc, xem xét trách nhiệm của tòa tới đâu. Nếu phát sinh tình tiết mới sẽ đề xuất hướng xử lý.
Bà Mai nói cũng sẽ xem xét lại toàn bộ hồ sơ vụ án, nếu phán quyết của TAND huyện Tiên Lãng có vấn đề thì sẽ đề nghị tòa cấp trên ra kháng nghị theo trình tự pháp luật nếu còn thời hạn.[/FONT]
Năm người nhà của Vươn bị tạm giữ là em trai, con trai, cháu trai, vợ và em dâu. Công an đang truy bắt nghi can nổ súng là Đoàn Văn Quý, em trai Vươn.Trước đó, do không đồng ý với việc thu hồi đất nuôi trồng thuỷ sản tại khu Cống Rộc xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, một số người tại khu vực này đã bắn súng vào lực lượng tham gia cưỡng chế, khiến 6 người bị thương nặng.
|
[FONT=Arial !important]Công an tiếp cận ngôi nhà của ông Vươn ngày 5.1.[/FONT] |
Trở lại nguồn cơn
Năm 1992, UBND huyện Tiên Lãng có quyết định giao đất tại vùng ven biển xã Vinh Quang cho hàng chục hộ có nhu cầu nuôi trồng thuỷ sản, nhưng chỉ với thời gian dưới 20 năm.Sau khi nhận đất, nhiều gia đình, đặc biệt như hộ ông Đoàn Văn Vươn đã phải đổ nhiều công sức, tiền bạc thậm chí mất cả đứa con gái nhỏ khi ra bờ biển chơi để bố mẹ đắp đập, mới có được khu nuôi trồng thuỷ sản.Thế nhưng, niềm vui chưa "tày gang" khi sản xuất chưa đi vào ổn định, nợ nần chồng chất, năm 2002, UBND huyện Tiên Lãng lần lượt ra quyết định thu hồi đất của hàng chục hộ với lý do hết hạn giao và không có bồi thường...Bức xúc trước sự việc từ năm 2002 đến nay, ông Vươn và một số hộ khác đã liên tục có kiến nghị đến các cấp thẩm quyền huyện Tiên Lãng, nhưng không có chuyển biến gì. Năm 2009, ông Vươn tiếp tục làm đơn kiến nghị gửi Toà án nhân dân (TAND) huyện Tiên Lãng khởi kiện Quyết định thu hồi đất của UBND huyện.Tuy nhiên, cũng tại đây, ngày 19.11.2009, TAND huyện lại ra phán quyết số 01/2009/HCST bác đơn khởi kiện và giữ nguyên Quyết định thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng.Không đồng ý với phán quyết của tòa, tháng 11.2009, ông Vươn tiếp tục làm đơn gửi Tòa án nhân dân TP.Hải Phòng. Trong cuộc tự bảo vệ quyền lợi này, ông Vươn đã đồng ý theo ý kiến của các bên tại tòa là tự thỏa thuận với UBND huyện Tiên Lãng.Theo phán quyết đó, các hộ dân đã rút đơn kháng cáo đối với bản án sơ thẩm của TAND huyện Tiên Lãng. Ngày 20-4-2010, Thẩm phán Ngô Văn Anh ra quyết định đình chỉ việc xét xử phúc thẩm vụ án hành chính và bản án sơ thẩm của TAND huyện Tiên Lãng có hiệu lực từ ngày ra quyết định này.Tiếp đó, ngày 25-6-2010, Thẩm phán Ngô Văn Anh lại có văn bản trả lời kiến nghị của ông Vươn. Văn bản nêu: “Trong quá trình giải quyết vụ án ở cấp phúc thẩm, TAND TP. Hải Phòng đã tạo điều kiện để các đương sự tự thỏa thuận với nhau để giải quyết vụ án… Để được thuê đất, ông cần làm đơn (và hồ sơ xin thuê đất) gửi UBND huyện Tiên Lãng”.Nhưng sau đó, ông Lê Văn Hiền - Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng đã ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất đầm tại Vinh Quang dẫn đến việc người dân phản ứng như đã nêu.Nghi phạm từng là “người hùng biển cả”
Ông Đoàn Văn Vươn từng được người dân ven biển cùng huyện Tiên Lãng suy tôn là "người hùng biển cả" vì công trình xây kè chắn dòng hải lưu của ông đã làm thay đổi ít nhiều cuộc sống của họ.Nhắc đến xã Vinh Quang, Đông Hưng, những năm 90 của thế kỷ trước, nhiều người dân ở đây bây giờ cũng chưa hết bàng hoàng, khi nhớ lại những trận bão biển "đánh" sập đê, "xông" vào làng.Theo ông Nguyễn Văn Luân - một người dân xã Vinh Quang, sau những trận bão kinh hoàng ấy, người dân không còn tâm trí nào để sản xuất, đến mùa mưa bão lại di cư sang xã bên cạnh, hay người nhà ở đâu đó để tá túc. Dân làng trong huyện, trong xã, tìm mọi cách để khắc phục, nhưng không có phương án hữu hiệu nào được đưa ra.Cùng chung trăn trở với bà con quê hương, lại có cha là cán bộ nông nghiệp về hưu, năm 1990, sau khi tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp, ông Vươn trở về quê để cùng bà con chống lại thiên tai. Nghĩ là làm, mấy hôm sau ông gửi đơn xin UBND huyện giao cho mặt bằng, vì theo ông Vươn nếu chứng minh tính khả thi của dự án với địa phương để chờ quyết định, xin vốn rất khó. Bởi giữa dòng nước hung dữ thì xưa nay việc này được người dân ví như "dã tràng xe cát".Sau khi được UBND huyện chấp thuận giao mặt bằng và được sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè, bà con quanh khu vực, giữa năm 1990, ông đổ xe đá đầu tiên trên biển. Cuối cùng bờ kè của ông cũng đã hoàn thành. Để có được sự thành công này, ông Vươn cũng đã phải hy sinh khá nhiều. Những đồ đạc trong nhà có gì giá trị đều được bán đi để đắp kè, trả nhân công. Cô con gái đầu lòng của ông đã “nằm lại” biển khi theo bố mẹ đi đắp kè.Ý nguyện đắp kè chắn dòng hải lưu của ông đã thành công. Kè đắp xong, dòng hải lưu ven biển thay đổi, những bãi bồi cũng cứ đầy lên mỗi ngày tạo thành bức tường chắn sóng, nên từ đó người dân Vinh Quang chẳng còn phải lo mỗi khi mùa bão về nữa. Ông Vươn cũng bắt đầu đầu tư để tạo vùng nuôi thuỷ sản của riêng mình.Khu đầm nhà ông có diện tích gần 41ha, nuôi trên 100 tấn thuỷ sản các loại, trồng 60ha cây chắn sóng để bảo vệ đê và bờ kè. Từ mức đầu tư như trên mỗi năm gia đình ông thu nhập từ 500- 600 triệu đồng, giải quyết ổn định cho hàng chục lao động địa phương.
Mạnh Thắng - Mai Trang - Gia Tưởng
[FONT=arial !important]Tòa án sẽ xem xét lại toàn bộ hồ sơ vụ việc Trao đổi với phóng viên Dân Việt, bà Nguyễn Thị Mai - Chánh án TAND TP.Hải Phòng cho biết, biên bản tạo điều kiện để các đương sự tự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án mà thẩm phán Ngô Văn Anh lập không có giá trị pháp lý trong tố tụng hành chính.
Bà Mai thừa nhận biên bản thỏa thuận này có thể gây hiểu lầm cho người dân, khiến họ coi đó là căn cứ pháp lý. TAND TP.Hải Phòng sẽ phải rút kinh nghiệm về việc này. TAND thành phố cũng sẽ yêu cầu thẩm phán Ngô Văn Anh báo cáo vụ việc, xem xét trách nhiệm của tòa tới đâu. Nếu phát sinh tình tiết mới sẽ đề xuất hướng xử lý.
Bà Mai nói cũng sẽ xem xét lại toàn bộ hồ sơ vụ án, nếu phán quyết của TAND huyện Tiên Lãng có vấn đề thì sẽ đề nghị tòa cấp trên ra kháng nghị theo trình tự pháp luật nếu còn thời hạn.[/FONT]