Tham khảo sách “Willpower – Rediscovering the greatest human strength” – Roy F.Baumeister và John Tierney.
Tại sao từ chối bản thân lại quá khó khăn?
Như Mark Twain viết trong “The adventures of Tom Sawyer”: “Hứa không làm 1 việc gì đó là cách chắc chắn nhất trên thế giới để làm 1 cơ thể muốn đi và làm cái điều đó.” Đó là 1 trong những khía cạnh đáng thất vọng của tâm lý con người, nhưng các nhà nghiên cứu Nicole Mead và Vanessa Patrick đã xem xét những kiểu từ chối bản thân khác nhau.
Họ bắt đầu với 1 số thực nghiệm tinh thần sử dụng những bức tranh của những món ăn ngon, hấp dẫn. Các đối tượng tham gia được yêu cầu tưởng tượng những món đó được phục vụ ở 1 nhà hàng. 1 số khác tưởng tượng đang chọn những món họ thích và ăn nó. Số còn lại tưởng tượng bỏ qua những món đó. 1 số tưởng tượng là họ quyết định không ăn tất cả những món đó và số khác tưởng tượng họ nói với bản thân là họ không ăn bất kỳ món gì ngay lúc này nhưng họ sẽ thưởng thức nó lúc khác. Có sự khác biệt giữa từ chối niềm vui và trì hoãn niềm vui.
Sau đó, các thực nghiệm viên đánh giá những người tham gia gặp rắc rối hoặc bị xao lãng bởi sự thèm khát những món ăn đó thường xuyên như thế nào. Các nhà nghiên cứu biết rằng những nhiệm vụ chưa hoàn thành đó có xu hướng xuất hiện trong tâm trí con người ( theo hiệu ứng Zeigarnik), vì vậy, họ mong đợi là những món ăn đặc biệt gây xao lãng, làm những người đã trì hoãn niềm vui bị mất tập trung. Thật ngạc nhiên, những người đã nói với bản thân “Không phải bây giờ, mà là lúc khác” ít bị quấy rối với những hình ảnh về bánh socola hơn 2 nhóm kia ( nhóm tưởng tượng đang ăn và nhóm dứt khoát từ chối ăn). Các nhà nghiên cứu đã mong đợi sự từ chối thẳng thừng sẽ gây ra ít sự thèm khát hơn vì tâm trí sẽ xem là trường hợp đó đã chấm dứt – không tranh luận nữa! Nhưng điều ngược lại đã xảy ra. Sự trì hoãn niềm vui không xâm nhập, quấy rối tâm trí nhiều như những sự từ chối thẳng thừng niềm vui. Khi nói đến món ăn thì tâm trí con người sẽ không nói “không” cho 1 câu trả lời, ít nhất là trong thực nghiệm tinh thần này.
Nhưng điều gì xảy ra nếu đó là thức ăn thật? Để kiểm tra, các nhà nghiên cứu đưa từng người xem 1 phim ngắn, ngồi cạnh 1 bát kẹo M&M. 1 số người được yêu cầu tưởng tượng họ quyết định ăn bao nhiêu họ muốn trong khi đang xem phim. Những người khác được yêu cầu tưởng tượng họ đã quyết định không ăn. Nhóm thứ 3 tưởng tượng họ quyết định không ăn bây giờ nhưng sẽ ăn sau này. Và, những người đã quyết định ăn bao nhiêu họ muốn thực sự đã ăn nhiều hơn đáng kể so với những người từ chối ăn hoặc trì hoãn ăn. Sau đó các thực nghiệm viên giả vờ nói rằng nghiên cứu đã kết thúc và họ đưa bát kẹo cho người tham gia và nói “Bạn là người cuối cùng hôm nay”. Họ để người tham gia ở lại 1 mình để trả lời bảng hỏi và ăn bát kẹo của anh/cô í mà không có ai xem. Sau đó các nhà nghiên cứu cân bát kẹo 1 lần nữa sau khi người đó rời đi. Những người trì hoãn ăn đã ăn ít hơn đáng kể so với những người từ chối ăn.
Kết quả cho thấy, nói với bản thân “Tôi có thể có điều đó sau này” hoạt động trong tâm trí khá giống với “có nó bây giờ”. Nó thỏa mãn sự khao khát ở 1 số mức độ và có thể thậm chí là hiệu quả hơn trong việc kìm nén ăn. Trong thực nghiệm trên, những người trì hoãn niềm vui đã ăn ít hơn những người trước đó đã cho phép bản thân ăn. Hơn nữa, hiệu ứng kìm nén dường như kéo dài bên ngoài phòng thực nghiệm. Ngày hôm sau buổi thực nghiệm, tất cả số người tham gia nhận được 1 email với 1 câu hỏi :”Bây giờ bạn thèm kẹo M&M nhiều như thế nào?”Những người đã trì hoãn niềm vui thông báo là ít thèm kẹo hơn những người từ chối thẳng thừng niềm vui hoặc những người đã cho bản thân ăn kẹo.
Cần có sức mạnh ý chí để bỏ qua 1 món ăn, nhưng rõ ràng là nó ít căng thẳng hơn cho tâm trí khi nói “sau này, khi khác” hơn là “không bao giờ”. Về lâu dài, bạn kết thúc là muốn nó ít hơn và cũng ăn ít hơn. Thêm nữa, bạn có thể có được nhiều niềm vui hơn vì 1 hiệu ứng khác được chứng minh trong 1 thực nghiệm khác: hỏi mọi người họ sẽ sẵn sàng trả bao nhiêu tiền để hôn ngôi sao điện ảnh họ thích ngày hôm nay và bao nhiêu tiền cho 1 nụ hôn 3 ngày sau kể từ hôm nay. Thông thường, mọi người sẽ trả nhiều tiền hơn cho 1 niềm vui được thỏa mãn ngay lập tức, nhưng trong trường hợp này, họ đã sẵn sàng trả thêm tiền để trì hoãn nụ hôn, vì nó sẽ để cho họ thêm 3 ngày để thưởng thức viễn cảnh đó. Tương tự như vậy, trì hoãn niềm vui ăn bánh socola cho chúng ta thời gian để tận hưởng sự mong đợi. Kết quả là khi bạn cuối cùng cũng được thỏa mãn, bạn có thể thấy ít cần ăn vô độ và có xu hướng ăn điều độ hơn. Ngược lại, khi bạn thẳng thừng từ chối và sau đó đầu hàng, bạn sẽ tọng thật nhiều thức ăn.
Vì vậy, khi nói đến thức ăn, không bao giờ nói không bao giờ.
Tại sao từ chối bản thân lại quá khó khăn?
Như Mark Twain viết trong “The adventures of Tom Sawyer”: “Hứa không làm 1 việc gì đó là cách chắc chắn nhất trên thế giới để làm 1 cơ thể muốn đi và làm cái điều đó.” Đó là 1 trong những khía cạnh đáng thất vọng của tâm lý con người, nhưng các nhà nghiên cứu Nicole Mead và Vanessa Patrick đã xem xét những kiểu từ chối bản thân khác nhau.
Họ bắt đầu với 1 số thực nghiệm tinh thần sử dụng những bức tranh của những món ăn ngon, hấp dẫn. Các đối tượng tham gia được yêu cầu tưởng tượng những món đó được phục vụ ở 1 nhà hàng. 1 số khác tưởng tượng đang chọn những món họ thích và ăn nó. Số còn lại tưởng tượng bỏ qua những món đó. 1 số tưởng tượng là họ quyết định không ăn tất cả những món đó và số khác tưởng tượng họ nói với bản thân là họ không ăn bất kỳ món gì ngay lúc này nhưng họ sẽ thưởng thức nó lúc khác. Có sự khác biệt giữa từ chối niềm vui và trì hoãn niềm vui.
Sau đó, các thực nghiệm viên đánh giá những người tham gia gặp rắc rối hoặc bị xao lãng bởi sự thèm khát những món ăn đó thường xuyên như thế nào. Các nhà nghiên cứu biết rằng những nhiệm vụ chưa hoàn thành đó có xu hướng xuất hiện trong tâm trí con người ( theo hiệu ứng Zeigarnik), vì vậy, họ mong đợi là những món ăn đặc biệt gây xao lãng, làm những người đã trì hoãn niềm vui bị mất tập trung. Thật ngạc nhiên, những người đã nói với bản thân “Không phải bây giờ, mà là lúc khác” ít bị quấy rối với những hình ảnh về bánh socola hơn 2 nhóm kia ( nhóm tưởng tượng đang ăn và nhóm dứt khoát từ chối ăn). Các nhà nghiên cứu đã mong đợi sự từ chối thẳng thừng sẽ gây ra ít sự thèm khát hơn vì tâm trí sẽ xem là trường hợp đó đã chấm dứt – không tranh luận nữa! Nhưng điều ngược lại đã xảy ra. Sự trì hoãn niềm vui không xâm nhập, quấy rối tâm trí nhiều như những sự từ chối thẳng thừng niềm vui. Khi nói đến món ăn thì tâm trí con người sẽ không nói “không” cho 1 câu trả lời, ít nhất là trong thực nghiệm tinh thần này.
Nhưng điều gì xảy ra nếu đó là thức ăn thật? Để kiểm tra, các nhà nghiên cứu đưa từng người xem 1 phim ngắn, ngồi cạnh 1 bát kẹo M&M. 1 số người được yêu cầu tưởng tượng họ quyết định ăn bao nhiêu họ muốn trong khi đang xem phim. Những người khác được yêu cầu tưởng tượng họ đã quyết định không ăn. Nhóm thứ 3 tưởng tượng họ quyết định không ăn bây giờ nhưng sẽ ăn sau này. Và, những người đã quyết định ăn bao nhiêu họ muốn thực sự đã ăn nhiều hơn đáng kể so với những người từ chối ăn hoặc trì hoãn ăn. Sau đó các thực nghiệm viên giả vờ nói rằng nghiên cứu đã kết thúc và họ đưa bát kẹo cho người tham gia và nói “Bạn là người cuối cùng hôm nay”. Họ để người tham gia ở lại 1 mình để trả lời bảng hỏi và ăn bát kẹo của anh/cô í mà không có ai xem. Sau đó các nhà nghiên cứu cân bát kẹo 1 lần nữa sau khi người đó rời đi. Những người trì hoãn ăn đã ăn ít hơn đáng kể so với những người từ chối ăn.
Kết quả cho thấy, nói với bản thân “Tôi có thể có điều đó sau này” hoạt động trong tâm trí khá giống với “có nó bây giờ”. Nó thỏa mãn sự khao khát ở 1 số mức độ và có thể thậm chí là hiệu quả hơn trong việc kìm nén ăn. Trong thực nghiệm trên, những người trì hoãn niềm vui đã ăn ít hơn những người trước đó đã cho phép bản thân ăn. Hơn nữa, hiệu ứng kìm nén dường như kéo dài bên ngoài phòng thực nghiệm. Ngày hôm sau buổi thực nghiệm, tất cả số người tham gia nhận được 1 email với 1 câu hỏi :”Bây giờ bạn thèm kẹo M&M nhiều như thế nào?”Những người đã trì hoãn niềm vui thông báo là ít thèm kẹo hơn những người từ chối thẳng thừng niềm vui hoặc những người đã cho bản thân ăn kẹo.
Cần có sức mạnh ý chí để bỏ qua 1 món ăn, nhưng rõ ràng là nó ít căng thẳng hơn cho tâm trí khi nói “sau này, khi khác” hơn là “không bao giờ”. Về lâu dài, bạn kết thúc là muốn nó ít hơn và cũng ăn ít hơn. Thêm nữa, bạn có thể có được nhiều niềm vui hơn vì 1 hiệu ứng khác được chứng minh trong 1 thực nghiệm khác: hỏi mọi người họ sẽ sẵn sàng trả bao nhiêu tiền để hôn ngôi sao điện ảnh họ thích ngày hôm nay và bao nhiêu tiền cho 1 nụ hôn 3 ngày sau kể từ hôm nay. Thông thường, mọi người sẽ trả nhiều tiền hơn cho 1 niềm vui được thỏa mãn ngay lập tức, nhưng trong trường hợp này, họ đã sẵn sàng trả thêm tiền để trì hoãn nụ hôn, vì nó sẽ để cho họ thêm 3 ngày để thưởng thức viễn cảnh đó. Tương tự như vậy, trì hoãn niềm vui ăn bánh socola cho chúng ta thời gian để tận hưởng sự mong đợi. Kết quả là khi bạn cuối cùng cũng được thỏa mãn, bạn có thể thấy ít cần ăn vô độ và có xu hướng ăn điều độ hơn. Ngược lại, khi bạn thẳng thừng từ chối và sau đó đầu hàng, bạn sẽ tọng thật nhiều thức ăn.
Vì vậy, khi nói đến thức ăn, không bao giờ nói không bao giờ.