Các chuyên gia Đại học Guelph (Canada) vừa cho biết, khi ăn thức ăn nhanh đầy chất béo cùng với uống cà phê làm cho tình trạng sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Các nhà khoa học đã khám phá rằng: không chỉ gây tăng đường huyết sau bữa ăn nhiều chất béo mà tăng cao hơn lên gấp đôi khi dùng bữa ăn vừa thức ăn nhanh vừa có cà phê, mức tăng này tương tự như những người có nguy cơ đái tháo đường.
Kết quả trên cho thấy, mỡ bão hòa sẽ ảnh hưởng đến khả năng của cơ thể trong việc tiêu thụ chất đường trong máu và khi kết hợp với caffein sẽ tác động xấu hơn. Nếu đường trong máu tăng lên trong một thời gian dài sẽ gây ra tổn thương các cơ quan trong cơ thể.
Đây là nghiên cứu đầu tiên đánh giá ảnh hưởng của mỡ bão hòa và caffein trong việc ảnh hưởng lên đường máu.
Trong nghiên cứu, những người đàn ông khỏe mạnh được cho uống nước giải khát chứa 1g chất béo cho mỗi ki-lô-gam cân nặng trong bữa ăn đầu tiên. 6 giờ sau đó được dùng bữa thứ hai bao gồm nước đường. Khi cơ thể tiêu hóa chất đường, cơ thể sẽ tạo ra insulin để đưa chất đường từ lòng mạch vào trong tế bào cơ. Người ta nhận thấy rằng các chất béo đã ngăn cản chất đường đi khỏi lòng mạch máu, những người dùng chất béo sẽ có mức đường máu cao hơn khoảng 32% so với những người không dùng. Tiến hành cho kết hợp giữa caffein và mỡ, người tham gia sẽ uống hai cốc cà phê 5 giờ sau khi uống chất béo, một giờ sau đó thì uống nước đường. Kết quả khi kết hợp như vậy là đường máu đã tăng lên 65% so với người không dùng hai thứ này. Điều này cho thấy bữa ăn nhiều chất béo sẽ ảnh hưởng cơ thể nhiều giờ, khi chúng ta dùng bữa trưa nhiều mỡ thì đáp ứng của cơ thể là suốt ngày đó.
Các chuyên gia cũng xem xét ảnh hưởng của tiết hormone incretin từ dạ dày ruột khi ăn nhiều chất béo (hormone này truyền tín hiệu đến tuyến tụy làm tiết insulin), chất béo làm ngăn cản đáp ứng của ruột với carbohydrate. Tương tự thì caffein đã làm “hư hỏng” tín hiệu từ ruột đến tuyến tụy. Như vậy, những người có nguy cơ đái tháo đường và hội chứng chuyển hóa ngoài việc tránh thức ăn nhiều chất béo còn phải tránh dùng caffein kết hợp.
Các nhà khoa học đã khám phá rằng: không chỉ gây tăng đường huyết sau bữa ăn nhiều chất béo mà tăng cao hơn lên gấp đôi khi dùng bữa ăn vừa thức ăn nhanh vừa có cà phê, mức tăng này tương tự như những người có nguy cơ đái tháo đường.
Kết quả trên cho thấy, mỡ bão hòa sẽ ảnh hưởng đến khả năng của cơ thể trong việc tiêu thụ chất đường trong máu và khi kết hợp với caffein sẽ tác động xấu hơn. Nếu đường trong máu tăng lên trong một thời gian dài sẽ gây ra tổn thương các cơ quan trong cơ thể.
Đây là nghiên cứu đầu tiên đánh giá ảnh hưởng của mỡ bão hòa và caffein trong việc ảnh hưởng lên đường máu.
Trong nghiên cứu, những người đàn ông khỏe mạnh được cho uống nước giải khát chứa 1g chất béo cho mỗi ki-lô-gam cân nặng trong bữa ăn đầu tiên. 6 giờ sau đó được dùng bữa thứ hai bao gồm nước đường. Khi cơ thể tiêu hóa chất đường, cơ thể sẽ tạo ra insulin để đưa chất đường từ lòng mạch vào trong tế bào cơ. Người ta nhận thấy rằng các chất béo đã ngăn cản chất đường đi khỏi lòng mạch máu, những người dùng chất béo sẽ có mức đường máu cao hơn khoảng 32% so với những người không dùng. Tiến hành cho kết hợp giữa caffein và mỡ, người tham gia sẽ uống hai cốc cà phê 5 giờ sau khi uống chất béo, một giờ sau đó thì uống nước đường. Kết quả khi kết hợp như vậy là đường máu đã tăng lên 65% so với người không dùng hai thứ này. Điều này cho thấy bữa ăn nhiều chất béo sẽ ảnh hưởng cơ thể nhiều giờ, khi chúng ta dùng bữa trưa nhiều mỡ thì đáp ứng của cơ thể là suốt ngày đó.
Các chuyên gia cũng xem xét ảnh hưởng của tiết hormone incretin từ dạ dày ruột khi ăn nhiều chất béo (hormone này truyền tín hiệu đến tuyến tụy làm tiết insulin), chất béo làm ngăn cản đáp ứng của ruột với carbohydrate. Tương tự thì caffein đã làm “hư hỏng” tín hiệu từ ruột đến tuyến tụy. Như vậy, những người có nguy cơ đái tháo đường và hội chứng chuyển hóa ngoài việc tránh thức ăn nhiều chất béo còn phải tránh dùng caffein kết hợp.
BS. ĐẶNG MINH TRÍ(Theo Journal of Nutrition)(SK&ĐS)