Kết quả của những bài kiểm tra chỉ số thông minh (IQ) không phải là cơ sở đáng tin cậy hoàn toàn để chúng ta đánh giá năng lực tư duy của con người, các nhà khoa học Mỹ khẳng định.
BBC cho biết, các nhà khoa học của Đại học Pennsylvania tại Mỹ phân tích nhiều nghiên cứu trước đây để xem mối quan hệ giữa động cơ của con người với kết quả làm bài kiểm tra chỉ số thông minh. Đối tượng nghiên cứu của họ bao gồm hơn 2.000 người.
Nhóm nghiên cứu nhận thấy tất cả đối tượng nghiên cứu đều đạt điểm IQ cao hơn nếu họ làm bài kiểm tra vì một động lực nào đó, như khi xin việc hoặc thi lấy học bổng. Xu hướng tăng điểm khi có động lực thể hiện rõ rệt nhất ở nhóm có năng lực tư duy thấp.
Ảnh minh hoạ.
Trong nghiên cứu thứ hai, các chuyên gia kiểm tra mức độ tác động của động lực đối với kết quả làm bài kiểm tra IQ.
Họ sử dụng dữ liệu cá nhân của 250 người đàn ông trong một nghiên cứu kéo dài vài thập kỷ. Những người đàn ông này từng làm nhiều bài kiểm tra IQ trong khoảng thời gian nghiên cứu. Kết quả cho thấy, nếu có động lực, họ luôn nỗ lực hơn trong khi làm bài kiểm tra IQ so với những lúc không có động lực.
“Dùng kết quả của những bài kiểm tra IQ để đo trí tuệ của con người có thể khiến chúng ta đánh giá quá cao năng lực tư duy của ai đó. Để đạt điểm cao khi làm bài kiểm tra IQ, con người cần có cả trí thông minh và động lực cạnh tranh để thể hiện khả năng của họ ở mức cao nhất”, nhóm nghiên cứu kết luận trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences.
Tiến sĩ James Thompson, một giảng viên tâm lý của trường University College London (UCL) tại Anh, nhấn mạnh rằng những kết quả kiểm tra IQ luôn là sự kết hợp của khả năng bẩm sinh với nhiều yếu tố khác.
“Kết quả của một bài kiểm tra IQ chứa đựng các yếu tố của cả trí tuệ và tính cách, song các yếu tố trí tuệ chiếm tỷ lệ lớn hơn. Nếu một người làm bài kiểm tra IQ trong hoàn cảnh không có động lực thúc đẩy thì bài kiểm tra đó là công cụ tốt nhất để đánh giá trí tuệ của cá nhân ấy”, Thompson nói.
Theo Vnexpress
BBC cho biết, các nhà khoa học của Đại học Pennsylvania tại Mỹ phân tích nhiều nghiên cứu trước đây để xem mối quan hệ giữa động cơ của con người với kết quả làm bài kiểm tra chỉ số thông minh. Đối tượng nghiên cứu của họ bao gồm hơn 2.000 người.
Nhóm nghiên cứu nhận thấy tất cả đối tượng nghiên cứu đều đạt điểm IQ cao hơn nếu họ làm bài kiểm tra vì một động lực nào đó, như khi xin việc hoặc thi lấy học bổng. Xu hướng tăng điểm khi có động lực thể hiện rõ rệt nhất ở nhóm có năng lực tư duy thấp.
Ảnh minh hoạ.
Trong nghiên cứu thứ hai, các chuyên gia kiểm tra mức độ tác động của động lực đối với kết quả làm bài kiểm tra IQ.
Họ sử dụng dữ liệu cá nhân của 250 người đàn ông trong một nghiên cứu kéo dài vài thập kỷ. Những người đàn ông này từng làm nhiều bài kiểm tra IQ trong khoảng thời gian nghiên cứu. Kết quả cho thấy, nếu có động lực, họ luôn nỗ lực hơn trong khi làm bài kiểm tra IQ so với những lúc không có động lực.
“Dùng kết quả của những bài kiểm tra IQ để đo trí tuệ của con người có thể khiến chúng ta đánh giá quá cao năng lực tư duy của ai đó. Để đạt điểm cao khi làm bài kiểm tra IQ, con người cần có cả trí thông minh và động lực cạnh tranh để thể hiện khả năng của họ ở mức cao nhất”, nhóm nghiên cứu kết luận trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences.
Tiến sĩ James Thompson, một giảng viên tâm lý của trường University College London (UCL) tại Anh, nhấn mạnh rằng những kết quả kiểm tra IQ luôn là sự kết hợp của khả năng bẩm sinh với nhiều yếu tố khác.
“Kết quả của một bài kiểm tra IQ chứa đựng các yếu tố của cả trí tuệ và tính cách, song các yếu tố trí tuệ chiếm tỷ lệ lớn hơn. Nếu một người làm bài kiểm tra IQ trong hoàn cảnh không có động lực thúc đẩy thì bài kiểm tra đó là công cụ tốt nhất để đánh giá trí tuệ của cá nhân ấy”, Thompson nói.
Theo Vnexpress