Kiên nhẫn: sức mạnh của sự chờ đợi

Tham khảo
Patience
The power of waiting
Published on February 11, 2010 by Alex Lickerman, M.D. in Happiness in this World

Trong cuốn sách 'Tất Đạt Đa' (Siddhartha) của*Herman Hesse, nhân vật chính*Tất Đạt Đa nói với*Kamala, 1 gái điếm hạng sang: " Kể từ giờ phút này tôi quyết định [học hỏi về tình yêu từ người phụ nữ xinh đẹp nhất] tôi cũng biết rằng mình sẽ thực hiện nó...khi bạn ném 1 hòn đá xuống nước, nó sẽ tìm thấy cách nhanh nhất để đến đáy nước. Đó là điều tương tự khi Tất Đạt Đa có 1 mục tiêu. Ông ấy không làm gì cả; ông ấy chờ đợi, ông ấy suy nghĩ, ông ấy ăn chay, nhưng ông ấy đi qua những cuộc tình của thế giới giống như hòn đá rơi xuống nước, không làm gì cả. Ông ấy nỗ lực trước mục tiêu của mình vì ông ấy không cho phép bất kỳ điều gì bước vào tâm trí mình đi ngược lại với mục tiêu của ông... Mọi người có thể đạt được mục tiêu của mình, nếu anh ta có thể suy nghĩ, chờ đợi và ăn chay."

Tôi luôn luôn yêu thích hình ảnh hòn đá chầm chậm rơi (không động tâm) xuống đáy nước. Đối với tôi, đó là sự đại diện hoàn hảo cho bản chất của sự kiên nhẫn. Có được sự kiên nhẫn thường rất khó khăn nhưng không thể thiếu để hoàn thành những nhiệm vụ to lớn. Nó bảo vệ chúng ta trước những hành động dại dột, bốc đồng, cho chúng ta thời gian xem xét kỹ lưỡng những sự lựa chọn, lên kế hoạch và thực hiện hiệu quả. Làm thế nào chúng ta có thể học cách có nhiều sự kiên nhẫn hơn?

Điều gì tạo nên sự kiên nhẫn

1. Sự tự tin rằng bạn có thể chiến thắng. Chúng ta càng chắc chắn rằng mình có thể đạt được mục tiêu, chúng ta sẽ càng ít lo lắng trước những khả năng thất bại và do đó chúng ta sẽ có khả năng chịu đựng tốt hơn khi không đạt được mục tiêu của mình ngay bây giờ.*

2. Thừa nhận rằng mục tiêu của bạn không quan trọng đối với hạnh phúc của bạn. Không có 1 mục tiêu duy nhất nào, dù chúng quan trọng như thế nào, dù bạn muốn nó kinh khủng như thế nào, có thể tạo ra hạnh phúc trọn vẹn của chúng ta. Nhắc nhờ bản thân điều này khi chúng ta nỗ lực đạt được mục tiêu có thể giúp bạn bình tâm trước cảm giác khẩn cấp mà chúng ta cảm nhận về việc đạt được mục tiêu.

3. Nhận ra sự cần thiết phải chia nhiệm vụ lớn thành những bước nhỏ hơn, cho phép chúng ta tập trung vào công việc của hôm nay và công việc của ngày mai.

Làm thế nào để chủ động kiểm soát được trải nghiệm chủ quan về thời gian

Trải nghiệm chủ quan của chúng ta về sự trôi đi của thời gian có xu hướng nhanh thêm khi chúng ta đắm mình trong 1 kinh nghiệm thú vị và chậm lại khi chúng ta đang buồn chán hoặc đau đớn. Vì lý do này, những chiến lược khả thi để tăng tốc thời gian chủ quan khi chờ đợi có thể bao gồm:

1. Đắm mình hoàn toàn trong hoạt động mà bạn tham gia. Bước vào thế giới 'trải nghiệm thưởng thức' của*Mihaly Csikszentmihalyi và trở thành kinh nghiệm mà bạn đang có, đánh mất bản thân trong nó.

2. Làm xao lãng bản thân. Nếu bạn đã thực hiện tất cả những hành động bạn có thể và bây giờ phải chờ đợi, hãy chờ đợi một cách chủ động thay vì bị động bằng cách làm xao lãng bản thân với những hoạt động hấp dẫn khác. Làm cho nó trở thành cái gì đó thú vị để giúp tâm trí bạn thoát khỏi ám ảnh của bạn.

3. Tưởng tượng sinh động rằng bạn đang tận hưởng những điều bạn đang chờ đợi. Sự mong đợi có thể tạo ra sự mất kiên nhẫn, nhưng nó cũng là niềm thích thú tuyệt vời. Thưởng thức sự chờ đợi, khám phá trọn vẹn trong trí tưởng tượng của bạn về nó sẽ như thế nào khi bạn đạt được mục tiêu. Thực tế thì, mong đợi điều gì đó tốt đẹp đôi lúc còn thú vị hơn thực tế khi nó xảy đến.

Mất kiên nhẫn với người khác

Tôi từng quan sát thấy, khi tôi cảm thấy mất kiên nhẫn với ai đó vì bất kỳ lý do nào, thì nó luôn luôn liên quan đến một số xung động của tôi mà họ vô tình chạm vào hơn là với hành vi của họ (ngay cả khi hành vi của họ là có vấn đề thì sự mất kiên nhẫn của tôi với hành vi đó vẫn là 1 vấn đề riêng biệt). Rõ ràng là không phải những điều kích hoạt nên sự mất kiên nhẫn ở mọi người là giống nhau. Ví dụ, tôi mất kiên nhẫn với những người lười biếng nhưng lại kiên nhẫn với người hay xấu hổ. Tôi muốn đánh người lười nhưng lại muốn dạy dỗ người xấu hổ. Tại sao tôi không muốn dạy dỗ người lười? Tôi chắc chắn nên như vậy, đó là phản ứng mà tôi muốn có. Nhưng tôi không thể kiểm soát được việc ngăn không cho sự lười biếng kích hoạt xung động muốn đập họ. Tôi thừa nhận sự mất kiên nhẫn của tôi với người lười như là 1 tiêu chuẩn đánh giá sự tiến bộ của tôi. Tôi biết khi mình dừng cảm giác mất kiên nhẫn trong đáp ứng với người lười, nó có nghĩa là tôi đã tiến bộ đến 1 mức độ cao hơn trong niềm tin về những điều tốt đẹp vốn có của con người.

Một điều có thể giúp tôi đó là tưởng tượng bản thân như hòn đá của Tất Đạt Đa, chậm chạp nhưng không động tâm rơi xuống đáy nước. Cho dù mất kiên nhẫn với 1 người hoặc mất kiên nhẫn trong việc đạt mục tiêu, tôi cố gắng nhớ rằng mỗi người đều muốn trở nên hạnh phúc và mỗi mục tiêu đáng đạt được đều cần thời gian.


*
Nguồn: psychologytoday.com
 
Ðề: Kiên nhẫn: sức mạnh của sự chờ đợi

4 bước để phát triển tính kiên nhẫn
Tham khảo
Four Steps To Developing Patience
4 Steps to Decrease the Happiness Killer: Impatience
Published on September 2, 2011 by Jane Bolton, Psy.D., M.F.T., C.C. in Your Zesty Self


Mục đích của việc xây dựng những khả năng kiên nhẫn là gì? Để có được hạnh phúc, những mối quan hệ tốt hơn, nhiều thành công hơn. Sự mất kiên nhẫn là kẻ giết chết hạnh phúc. Quan điểm ở đây là, phát triển tính kiên nhẫn cũng giống như phát triển 1 kỹ năng. Tính kiên nhẫn không phải bẩm sinh. Hãy nghĩ về 1 đứa bé đang đói với khuôn mặt đỏ, cơ thể căng cứng, mất kiên nhẫn và đòi hỏi sự thỏa mãn ngay lập tức.

Sau cùng, chúng ta không thể chỉ ngồi xuống trước cây đàn piano và chơi nó mà không phải học cách chơi và luyện tập, luyện tập, luyện tập. Việc luyện tập đó bao gồm 1) chú ý khi chúng ta không kiên nhẫn, 2) tử tế với bản thân vì không thể 'hoàn hảo' 3) thay đổi những cảm xúc và ý nghĩ phê phán.

Hầu hết những 'chuyên gia' kiên nhẫn đều khuyên chúng ta nên tập cho bản thân làm việc với những đau đớn và bực bội nho nhỏ trước, để khi những điều bực bội lớn xuất hiện thì chúng ta sẽ phát triển được tính kiên nhẫn mình cần trước nghịch cảnh. Nhiều người luyện tập tính kiên nhẫn bằng những trải nghiệm như xếp hàng chờ đợi, lái xe khi tắc đường...nhưng có thể chịu đựng được.

4 bước để làm việc với sự mất kiên nhẫn
*
1. Hiểu được tính chất gây nghiện của sự tức giận, phẫn nộ.

Là con người tiến hoá, chúng ta vẫn được xây dựng với bộ não của *loài bò sát nhằm bảo vệ sự sinh tồn về thể chất và cảm xúc của chúng ta. Xét về mặt sinh tồn cảm xúc, chúng ta muốn mọi việc theo cách của mình, tiến lên, đạt được, 'trông ổn'. Đó không phải là 1 điều 'xấu'; nó chỉ là một phần tiến hoá của não chúng ta.

Sự thôi thúc bảo vệ bản thân và những gì chúng ta xem là giá trị có tính nghiện ngập. Hãy thử không hành động theo những thôi thúc của bạn và bạn sẽ thấy ý tôi là gì.*

Vì vậy, bước đầu tiên để phát triển tính kiên nhẫn là kết nối với tính chất nghiện ngập của những sự đối lập với tính kiên nhẫn - sự tức giận, đổ lỗi, xấu hổ. Thường thì nó bắt đầu với 1 sự hơi khó chịu và căng ở vùng dạ dày đi cùng với sự diễn giải là mọi việc không theo cách của bạn. Sau đó những dòng suy nghĩ của bạn xuất hiện. "Tôi chưa bao giờ nhìn thấy người bất tài như vậy...làm thế nào họ có thể...họ không nhận ra...họ làm vậy vì cố tình hay vì ngu dốt..bla bla."

2. Cải thiện thái độ của chúng ta trước sự khó chịu và sự đau đớn

Nhiều người trong chúng ta tin rằng 'sự thoải mái' là trạng thái duy nhất chúng ta sẽ cho phép. 1 người bạn của tôi đang trong quá trình thay đổi 1 thói quen xấu đã học cách nói với bản thân rằng, 'Điều này chỉ đơn thuần là sự không thoải mái, không phải là không thể chịu đựng được.'

Sự đau đớn có những mục đích của nó. Nó thúc đẩy chúng ta tìm kiếm những giải pháp. Nhưng*chúng ta thường cố gắng thay đổi người khác, thay đổi hoàn cảnh hoặc sự việc mà chúng ta nghĩ đó là nguyên nhân gây ra sự khó chịu của chúng ta. Nhưng vấn đề là, những việc bên ngoài không phải là nguồn gốc của nỗi đau của chúng ta, mà đó chính là tâm trí bạn. Tâm trí bạn là nguyên nhân của sự khó chịu chứ không phải những hoàn cảnh bên ngoài.

Để luyện tập cho tâm trí xử lý với nỗi đau của sự khó chịu, quan điểm ở đây là làm giảm nỗi đau mà sự mất kiên nhẫn mang lại cho chúng ta và gia tăng khả năng hành động theo 1 cách có khả năng đạt được những mục tiêu của bạn cao hơn.

Vì vậy, giải pháp đối với sự đau đớn là 1 công việc bên trong.

3. Chú ý khi nào cơn đau/ sự bực bội bắt đầu

Hầu hết chúng ta không thực sự nhận ra khi nào chúng ta đang cảm nhận những cảm xúc đau đớn. Chúng ta phớt lờ sự thực là mình đang đau và tập trung vào việc sửa chữa vấn đề. Chúng ta có thể tự hỏi bản thân, nếu trở nên bực dọc mang lại sự thoải mái cho bạn hay là mang lại 'sự thoải mái vì quen thuộc'? Hãy tò mò về điều gì đang xảy ra bên trong bạn vào giây phút đó. Tôi biết rằng khi tôi đang chỉ trích và mất kiên nhẫn với bất kỳ ai - bao gồm cả tôi - nó thực sự làm tổn thương hơn bất kỳ điều gì khác.

4. Độc thoại

Điều chính ở đây là chấm dứt câu chuyện. Và khi chúng ta luyện tập chú ý nhiều hơn đến những tổn thương bên trong mình mà không tiếp thêm năng lượng cho sự tổn thương với câu chuyện của chúng ta về: nó sai như thế nào, người ta đã sai như thế nào, chúng ta đã sai như thế nào thì cảm xúc có thể trôi qua trong vài giây.

Khi nào bạn phát hiện thấy mình mất kiên nhẫn, bực bội với bản thân, bạn có thể nhắc mình, " Điều này có thể hiểu được, đây là những gì xảy đến với tôi khi tôi đang khó chịu." Bạn có thể nói với mình, " Tôi không thích điều này, nó không thoải mái nhưng tôi có thể chịu đựng được nó." Và "Tôi có thể chịu đựng được những nhược điểm và những khiếm khuyết của tôi."

Hãy tưởng tượng xem bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu bạn không bao giờ cảm thấy hối hả hoặc bị tổn thương bởi sự mất kiên nhẫn của ai đó với bạn. Và bạn cảm thấy thế nào nếu bạn không bao giờ (hầu như không bao giờ) bực bội hoặc mất kiên nhẫn với ai đó - dù là người khác hoặc bản thân. Liệu điều đó có đáng để luyện tập tính kiên nhẫn?


*
Nguồn: psychologytoday.com
 
Top