Kinh nghiệm khi đi phỏng vấn để tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng

Bất kì ai cũng muốn tạo ấn tượng tốt nhất khi tham gia phỏng vấn xin việc, nhưng cũng có thể dễ dàng để lại những điều tồi tệ. Trong một số trường hợp, những gì bạn làm không quan trọng, nhưng bạn vẫn được nhận vào làm. Sự lo lắng và hoảng hốt trong cuộc phỏng vấn đánh giá khả năng của bạn.

Những điều khác có thể khiến nhà tuyển dụng quyết định liệu bạn có phải là người phù hợp cho công việc việc đó không, và liệu đã đến lúc để phỏng vấn ứng viên tiếp theo hay không?

Điều gì khiến bạn để lại ấn tượng không tốt trong buổi phỏng vấn? Dưới đây là một số điều bạn nên tránh nếu bạn muốn được tuyển dụng.Bạn có thể dễ dàng tránh những điều này, vì vậy, hãy đọc những điều dưới đây và chắc chắn rằng chúng không xảy ra với bạn.

Đến trễ hoặc không đến

kinh-nghiem-khi-di-phong-van-de-tao-an-tuong-tot-voi-nha-tuyen-dung.jpg

Một trong số những câu chuyện phỏng vấn buồn nhất mà tôi từng nghe người ta thổi phồng nó. Họ nhớ nhầm giờ và ngày nên họ hoàn toàn lỡ mất cuộc phỏng vấn hoặc họ gặp tắc đường nên họ đến muộn.

Tránh trở thành người như vậy bằng việc xác nhận thời gian phỏng vấn trước. Hãy cho bạn thêm thời gian để đến buổi phỏng vấn. Tốt hơn là bạn đến sớm, đủ thời gian để uống một tách cà phê hoặc đi bộ xung quanh nơi phỏng vấn để giảm lo lắng của bạn thay vì căng thẳng liệu bạn có đến buổi phỏng vấn đúng giờ hay không?

Nhưng mặt khác, bạn đừng đến quá sớm. Nhà tuyển dụng có lịch phỏng vấn với rất nhiều ứng viên khác vì vậy đến trước một vài phút trước khi đến giờ phỏng vấn của bạn là tốt nhất.

Trông bạn nhếch nhác.

kinh-nghiem-khi-di-phong-van-de-tao-an-tuong-tot.jpg
Trang phục bình thường là tiêu chuẩn ở nhiều nơi làm việc, nhưng điều này không có nghĩa là bạn ăn mặc giống như một tên ăn mày. Ăn mặc quá phô trương, sặc sỡ là điều không nên. Nếu bạn không chắc chắn mặc trang phục nào, hãy hỏi người có kinh nghiệm hoặc người đặt lịch phỏng vấn cho bạn. Ăn mặc phù hợp với từng loại công việc, công ty mà bạn xin phỏng vấn.

Bạn không tốt, chu đáo.
kinh-nghiem-khi-di-phong-van-de-tao-an-tuong-tot-voi-nha-tuyen-dung.jpg

Tốt và thân thiện là đặc điểm mà bạn có thể dễ dàng được tuyển dụng. Điều này có nghĩa là đối xử tốt với bất kì ai kể cả là nhân viên tiếp tân chào bạn đến người phỏng vấn cùng bạn.

Một số ứng viên có thể trở nên kiêu ngạo và nghĩ họ làm việc với công ty chỉ với người phỏng vấn họ. Hãy coi chừng, công ty có văn hóa công ty sẽ xem xét ứng viên cư xử như thế nào với những người mà họ gặp.

Phản bội chính bản thân mình

Đừng nhầm lẫn giữa tốt với việc quá khiêm tốn. Cuộc phỏng vấn của bạn là một trong những cơ hội quan trọng để bạn thể hiện bản thân. Bạn là người duy nhất có thể cho nhà tuyển dụng biết bạn có những điểm phù hợp với công việc. Những người bạn làm việc cùng trước đó có thể giúp bạn , nhưng họ không có cơ hội để giúp bạn nếu bạn không vượt qua vòng phỏng vấn.

Hãy chuẩn bị trả lời những câu hỏi phỏng vấn tại sao bạn lại chọn công việc này, và có thể là câu hỏi tại sao họ nên tuyển bạn thay vì những thí sinh khác.

Xem đồng hồ hoặc điện thoại


Trong buổi phỏng vấn, bạn sẽ phụ thuộc vào giờ của nhà tuyển dụng, chứ không phải của bạn. Hy vọng rằng, bạn cho phép bạn thân mình có nhiều thời gian cho cuộc phỏng vấn. Nếu bạn không làm vậy, thì cố gắng đừng căng thẳng về thời gian. Hãy tập trung vào nhà tuyển dụng.

Một lưu ý tương tự, hãy chắc chắn rằng điện thoại của bạn đã tắt và không ở trong tầm nhìn của bạn. Nhà tuyển dụng không muốn nghe thấy âm thanh bạn nhận được tin nhắn hay cuộc gọi nào đó.

Tồi tệ hơn, là bạn dừng cuộc phỏng vấn khi bạn nói rằng bạn cần phải gọi điện cho ai đó.

Không biết gì về công việc của bạn

Đừng bao giờ đến buổi phỏng vấn nếu bạn không biết gì về vị trí, tuyển dụng lao động, hoặc công ty. Bạn cần phải biết chắc chắn về những điều này bởi bạn sẽ được hỏi bạn nghĩ gì về công việc hoặc bạn biết gì về công ty. Nếu bạn trả lời là “ tôi không biết” hoặc “ tôi không chắc chắn” thì có thể bạn sẽ bị loại.

Đây là điều bạn có thể tránh một cách dễ dàng. Hãy dành thời gian để tìm hiểu những điều này vào Google và tìm kiếm thông tin, hoặc liên lạc với bất kì ai đã và đang làm ở công ty đó để biết thêm thông tin.

Nói những suy nghĩ thực của bạn

Có những lần bạn không nên nói những suy nghĩ thực của bạn. Nếu bạn ghét ông chủ cũ và công ty bạn từng làm việc, thì đây là điều bạn không nên nói. Ngay khi ứng viên bắt đầu nói những điều không tốt về nơi làm việc cũ, nhà phỏng vấn sẽ tự hỏi liệu bạn có nói tương tự về họ cho lần phỏng vấn tiếp theo không.

Giúp đỡ mọi người, đặc biệt là bạn, và giữ những suy nghĩ tiêu cực cho riêng bạn. Có những suy nghĩ tích cực sẽ tốt hơn là nói xấu ông chủ cũ.

Không nói sự thật

Điều này thực sự quan trọng, bởi có thể nhà tuyển dụng đã kiểm tra lí lịch của bạn, và thậm chí một sự phóng đại nhỏ trên hồ sơ việc hoặc trong buổi phỏng vấn có thể khiến bạn bị loại. Nếu bạn không làm, thì đừng nói bạn làm. Nhà tuyển dụng có thể kiểm tra chúng, và nếu bạn không muốn mất cơ hội cho một công việc tốt, thì đừng nói dối.

Mất cơ hội đưa ra câu hỏi cho nhà tuyển dụng

Điều quan trọng để lại ấn tượng cho nhà phỏng vấn là bạn thực sự muốn công việc đó. Bạn có thể hỏi bất kì điều gì khác nếu bạn muốn hỏi. Sử dụng nó như một cơ hội để nhà phỏng vấn đánh giá liệu bạn có phù hợp với công việc, hoặc giúp bạn trở thành ứng viên có điều kiện tốt nhất.

Quên thư cảm ơn

Mặc dù, bạn nói với nhà phỏng vấn bạn thực sự muốn công việc, và thậm chí là viết nó ra. Nhưng hãy dành thời gian để gửi lời cảm ơn bằng tin nhắn mail sau buổi phỏng vấn. Nếu bạn được nhận lời mời làm việc, thì hãy viết thư cảm ơn.

Nguồn: jobsearch.about.com​
 
  • Chủ đề
    kinh nghiem kinh nghiem phong van phong van phong van xin viec tuyển dụng
  • Thống kê

    Chủ đề
    101,843
    Bài viết
    469,196
    Thành viên
    340,252
    Thành viên mới nhất
    appgiatot
    Top