Khám phá những mẹo của chúng tôi để chuẩn bị kĩ càng cho buổi phỏng vấn của bạn, đánh bóng khả năng của bản thân cũng như giúp bạn có thêm tự tin.
Có một số kiểu phỏng vấn
Điện thoại: Trước tiên, nhà tuyển dụng thực hiện cuộc gọi nhằm loại bỏ các ứng viên dựa trên các tiêu chí cần thiết. Những ứng viên đạt tiêu chí sẽ được mời phỏng vấn trực tiếp.
Video: Cho dù là thông qua Skype, FaceTime hoặc YouTube, loại hình phỏng vấn này thì ngày càng phổ biến đối với những vị trí trong bán hàng, phương tiện truyền thông và marketing. Hình thức này thường được sử dụng trong quá trình sàng lọc ứng viên ở giai đoạn đầu.
Gặp mặt trực tiếp với một nhà tuyển dụng, sau khi tổ chức quyết định bạn là người họ đang tìm kiếm. Đây là buổi phỏng vấn chính thức, nhưng cũng có thể diễn ra trong bữa ăn trưa. Bạn cũng có thể được phỏng vấn bởi người khác vào một thời điểm khác.
Hội đồng phỏng vấn, tương tự như phỏng vấn một một, nhưng sẽ có hai hoặc nhiều hơn hai nhà phỏng vấn, thường thì từ các bộ phận khác nhau của tổ chức, cùng đánh giá bạn.
Phỏng vấn nhóm, Nhiều ứng viên sẽ được phỏng vấn cùng nhau. Được hỏi lần lượt hoặc thảo luận về các chủ đề nhất định.
Assessment centres, Liên quan đến nhiệm vụ bao gồm bài thuyết trình, kiểm tra viết, hoạt động nhóm. Những hoạt động này được sử dụng để đánh giá hiệu suất làm việc của ứng viên trong một loạt các tình huống, kéo dài từ một đến ba ngày. Bạn sẽ được phỏng vấn cùng một vài thí sinh khác.
Liên hệ với nhà tuyển dụng nếu bạn không chắc chắn ai sẽ phỏng vấn bạn, loại hình phỏng vấn như thế nào hoặc nhiệm vụ của bạn là gì?
Trước buổi phỏng vấn
Phỏng vấn đòi hỏi nhiều sự tìm tòi và lập kế hoạch rõ ràng. Nói chung, bạn nên làm những điều sau đây khi chuẩn bị cho buổi phỏng vấn.
· Dự đoán câu hỏi tiềm năng và chuẩn bị câu trả lời cho phù hợp.
· Chuẩn bị giải thích những vấn đề trong CV, như tại sao bạn rời công ty trước.
· Liên lạc với người có thể xác nhận khả năng của bạn, cảnh báo với họ rằng bạn sẽ có một buổi phỏng vấn và có thể họ sẽ nhận được một cuộc gọi.
· Hiểu rõ về vai trò bạn đang ứng tuyển bằng xem lại bản mô tả công việc, xác định những kĩ năng, sở thích hoặc kinh nghiệm mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm.
· Chuẩn bị câu hỏi để hỏi nhà tuyển dụng.
· Đọc website, thông tin liên quan đến truyền thông và một số thông tin quan trọng ( kế hoạch kinh doanh, báo cáo tài chính hoặc chiến lược trách nhiệm đối với xã hội của công ty), hãy đảm bảo rằng bạn đang chuẩn bị để chia sẻ quan điểm hoặc ý tưởng của mình.
· Nghiên cứu tin tức, xu hướng, đối thủ cạnh tranh, lịch sử và cơ hội của tổ chức và lĩnh vực hoạt động của công ty.
· Xem xét lại CV và đơn xin việc của bạn.
· Chuẩn bị trang phục vào tối hôm trước buổi phỏng vấn, ngủ đủ giấc và tránh uống nhiều rượu. Có kế hoạch cho lịch trình của bạn, mục đích là đến địa điểm phỏng vấn sớm hơn 10 phút. Hôm phỏng vấn cố gắng ăn uống lành mạnh, tốt cho sức khỏe, tránh thực phẩm đồ uống chứa nhiều caffeine.
Bạn cần mang theo những gì?
Giấy mời phỏng vấn là tất cả những thứ bạn cần nhưng nói chung bạn nên mang theo:
· Một chai nước.
· Một bản đồ đường phố, hoặc ít nhất là địa chỉ của tổ chức để bạn có thể tìm địa điểm phỏng vấn trên Google Maps thông qua điện thoại di động.
· Thông tin người bạn cần gặp khi bạn đến địa điểm phỏng vấn.
· Chứng chỉ, ví dụ công việc của bạn hoặc bất kì bằng chứng nào khác chứng minh thành công trong quá khứ của bạn.
· Tiền
· Bút và giấy để ghi chép
· Photo ID ( hộ chiếu hoặc giấy phép lái xe)
· Bản mô tả công việc hoặc yêu cầu công việc.
· CV, hồ sơ xin việc và giấy mời phỏng vấn.
· Điện thoại di động
Làm thế nào để tạo ấn tượng tốt
Nhìn chung, bạn nên:
· Trả lời rõ ràng và chính xác các câu hỏi.
· Đưa ra những câu hỏi liên quan vào thời điểm thích hợp, bởi điều này có thể chỉ ra bạn đang thực sự quan tâm đến công việc và thực sự lắng nghe nhà phỏng vấn.
· Tránh nói về những vấn đề mang tính cá nhân.
· Nhiệt tình như bạn có thể.
· Có cách thức cử xử tốt với bất kì nhân viên nào bạn gặp trước buổi phỏng vấn.
· Thể hiện ngôn ngữ cơ thể tích cực, nói rõ ràng, thường xuyên mỉm cười và luôn giao tiếp bằng mắt với nhà phỏng vấn.
· Đừng nói xấu về ông chủ cũ của bạn.
· Bắt tay người phỏng vấn bạn trước và sau buổi phỏng vấn.
· Làm nổi bật đặc điểm, kinh nghiệm và thành tích tốt nhất của bạn, dựa trên những kĩ năng mà bạn xác định nó quan trọng đối với tổ chức, và chứng minh cho nhà tuyển dụng bằng những ví dụ thực tế.
· Thông báo cho nhà phỏng vấn biết bạn đã sẵn sàng để trả lời bất kì câu hỏi tiếp theo.
· Làm tỏa sáng cá tính của bạn.
· Ngồi thoải mái, tự nhiên, nhưng không lắc lư người trên ghế hoặc ngồi nghiêng trên ghế.
· Để nhà phỏng vấn nhìn thấy bàn tay bạn, vì đây là dấu hiệu của sự trung thực.
· Mặc trang phục gọn gàng,cùng sự thoải mái.
Lời khuyên có thể kiểm soát sự lo lắng của bạn.
Sự lo lắng có thể khiến bạn quên làm những việc đơn giản nhất như nghe. Điều này có thể dẫn đến kết quả là bạn bị coi là người không thân thiện, hoặc lơ là không chú ý. Một số mẹo có thể giúp bạn chống lại sự lo lắng:
· Ý thức được cấu trúc của buổi phỏng vấn và thực tế là nhà tuyển dụng thường bắt đầu với những câu hỏi đơn giản hơn như “ hãy cho chúng tôi biết về thời gian bạn học tại trường đại học”
· Tập thể dục trước buổi phỏng vấn, bởi chúng giúp bạn loại bỏ năng lượng tiêu cực và có cảm giác thoải mái hơn.
· Tạm dừng trước khi trả lời câu hỏi khó để cho bạn thêm thời gian suy nghĩ, hoặc yêu cầu nhà phỏng vấn làm rõ câu hỏi, nếu bạn không chắc ý nghĩa của câu hỏi.
· Suy nghĩ kĩ càng và nhắc nhở bản thân điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là bạn không nhận được công việc.
· Vào nhà vệ sinh trước buổi phỏng vấn có thể rửa tay của bạn sạch, tránh để mồ hôi ở tay.
· Hít thở sâu và không nói quá nhanh.
· Ghi một số thông tin nếu bạn cảm thấy cần thiết.
· Suy nghĩ về những trải nghiệm đẹp và hạnh phúc trước khi buổi phỏng vấn bắt đầu và hình dụng bạn sẽ hoàn toàn kiểm soát tốt trong buổi phỏng vấn.
Thực hành phỏng vấn xin việc
Trường đại học và dịch vụ tuyển dụng có thể cung cấp cho bạn những buổi phỏng vấn thực hành. Bạn có thể:
· Yêu cầu tư vấn hoặc gửi phản hồi sau những buổi phỏng vấn không thành công.
· Thực hành và giám sát các kĩ năng của bạn bằng cách xử lí các tình huống phỏng vấn như cuộc trò chuyện với người quen của bạn như là một buổi phỏng vấn thực sự.
· Ghi lại buổi phỏng vấn giả, nghe lại nó và xem bạn như thế nào?
· Xem xét các loại câu hỏi khác nhau, viết câu trả lời, ghi chú.
· Thực hành trả lời những câu hỏi mà bạn nghĩ có thể được hỏi trong buổi phỏng vấn.
Phỏng vấn điện thoại
Thường được sử dụng để loại bỏ thí sinh trước buổi phỏng vấn trực tiếp. Với độ dài khác nhau, trung bình từ 20 đến 30 phút. Bạn nên chuẩn bị một buổi phỏng vấn điện thoại như buổi phỏng vấn bình thường. Bạn cần:
· Tìm một nơi yên tĩnh cho cuộc phỏng vấn, nơi mà không bị làm phiền.
· Sạc đầy điện thoại trước buổi phỏng vấn, và chờ nhà phỏng vấn tắt điện thoại.
· Có được thông điệp chính một cách nhanh chóng, bằng cách viết ra những điểm quan trọng và có chúng trên tay trong suốt cuộc gọi.
· Có sẵn một ly nước.
· Trong bút và giấy viết trong tầm với của bạn.
· Có thể truy cập Internet
· CV, hồ sơ xin việc và bản mô tả công việc rõ ràng.
· Không ngắt lời nhà phỏng vấn.
· Không hút thuốc, nhai kẹo hoặc ăn uống.
· Mỉm cười, vì nó mang một hình ảnh tích cực và có thể thay đổi giọng nói của bạn.
· Nói chậm và rõ ràng.
· Dành thời gian để suy nghĩ và đưa ra câu trả lời ngắn gọn.
Cuộc phỏng vấn bằng video càng trở nên phổ biến, đặc biệt nếu bạn ứng tuyển ở nước ngoài. Hãy nhớ mặc quần áo lịch sự như phỏng vấn trực tiếp, và kiểm tra thông tin trước khi phỏng vấn bắt đầu. Cuối cùng, hãy chắc chắn ngôn ngữ cơ thể của bạn luôn thể hiện thái độ tích cực, nhìn thẳng vào camera, và giao tiếp bằng mắt, vì điều này giữ cho bạn bình tĩnh và tự tin.
Cuộc phỏng vấn thứ hai
Cuộc phỏng vấn thứ hai nghĩa là bạn đã vượt qua cuộc phỏng vấn sàng lọc ban đầu thông qua điện thoại hoặc video, bây giờ bạn nến tìm kiếm những thông tin: những điểm nào của bản thân bạn phù hợp với tổ chức, bạn phù hợp với công việc, điểm khác biệt mà công ty không thể tìm thấy ở các ứng viên khác. Nhìn chung, bạn cần:
· Yêu cầu công ty phản hồi, và đánh giá năng lực của bạn trong buổi phỏng vấn trước bằng cách ghi và nhận và xử lí bất kì câu hỏi hoặc tình huống gây khó khăn cho bạn.
· Tìm kiếm càng nhiều càng tốt những thách thức, ưu tiên, thị trường và đối thủ cạnh tranh, tìm hiểu thật kĩ về công ty hơn so với buổi phỏng vấn đầu tiên.
· Tìm hiểu lịch trình và ai sẽ là người phỏng vấn cùng bạn.
· Tìm cách chỉ ra sự nhiệt tình cho các mục tiêu của tổ chức.
· Đưa ra câu trả lời phù hợp với những gì nhà tuyển dụng đưa ra trước đó.
· Chuẩn bị ví dụ về cách bạn áp dụng những thành tích của bạn trong tổ chức.
· Trò chuyện với người trong tổ chức để bạn có thể cập nhật tình hình phát triển gần đây của công ty bằng việc xem các ấn bản thương mại.
Nguồn: prospects.ac.uk