Kinh nghiệm tự giới thiệu bản thân khi phỏng vấn xin việc


kinh-nghiem-tu-gioi-thieu-ban-than-khi-phong-van-xin-viec.jpg


Đôi khi, nhà phỏng vấn sẽ bắt đầu buổi phỏng vấn bằng một câu hỏi mở như “ Hãy cho tôi biết về bản thân bạn”. Đây là một cách để phá vỡ lớp băng và làm cho bản cảm thấy thoải mái hơn trong quá trình phỏng vấn. Và cũng là một cách để nhà tuyển dụng có cái nhìn sâu sắc về tính cách của bạn để giúp họ quyết định liệu bạn có thích hợp với công việc.

Chia sẻ cho nhà tuyển dụng quá ít hoặc quá nhiều thông tin về bản thân bạn không phải là một ý tưởng tốt. Nhà phỏng vấn không biết mọi thứ về bạn, nhưng tiết lộ quá ít thông tin có thể làm cho họ trở nên lưỡng lự.

Làm thế nào để trả lời câu hỏi “ Hãy giới thiệu bản thân”

Mặc dù, bạn thể chia sẻ một loạt những phẩm chất hấp dẫn cho công việc, nhưng cách tiếp cận không quá sôi nổi có lẽ sẽ giúp bạn phát triển mối quan hệ cá nhân với người phỏng vấn.

Hãy bắt đầu bằng cách chia sẽ một số sở thích cá nhân mà không liên quan đến công việc. Ví dụ, một số sở thích bạn đam mê như may vá, thiên văn học, chơi cờ, hát, golf, bóng bàn...

Sở thích như chạy bền hoặc tập yoga chứng tỏ bạn khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng là điều đáng để bạn đề cập.
Thú vui theo đuổi nghề viết báo hoặc giải mã câu đố ô chữ hoặc giải quyết vấn đề phức tạp sẽ giúp bạn thể hiện khả năng trí tuệ của mình. Sở thích chơi golf, tennis và thực phẩm có thể có giá trị nếu bạn phải gặp khách hàng nhiều trong công việc mới.

Công việc tình nguyện sẽ chứng minh tính cách nghiêm túc của bạn và sự tận tâm của bản thân đối với lợi ích cộng đồng. Một số vai trò mang tính tương tác như hướng dẫn viên tại bảo tàng, người gây quỹ hoặc chủ tịch của câu lạc bộ sẽ giúp bạn thể hiện bạn là người có sức lôi cuốn người khác.

Chia sẻ chuyện cá nhân sau sau đó đi đến sự chuyên nghiệp


Sau khi chia sẻ một vài khía cạnh cá nhân, bạn có thể chuyển sang chia sẻ một số kĩ năng chuyên môn có thể giúp bạn bổ sung thêm giá trị nếu bạn được tuyển dụng cho vị trí nghề nghiệp mục tiêu của mình. Bạn có thể sử dụng những cụm từ như “ Ngoài sở thích và niềm đam mê, sự nghiệp chính là một phần lớn thể hiện tôi là ai, vì vậy, tôi muốn chia sẻ một trong số những điểm mạnh mà tôi có thể sử dụng trong công việc này”

Chia sẻ khả năng chuyên môn của bạn

Hãy sẵn sàng chia sẻ ba hoặc bốn phẩm chất, kĩ năng cá nhân hoặc lĩnh vực chuyên môn sẽ giúp bạn nổi trội cho công việc bạn đang phỏng vấn.

Cuối cùng, bạn sẽ muốn chia sẻ một số điểm mạnh khác trước khi phỏng vấn kết thúc.

Hãy liệt kê một danh sách điểm mạnh của bản thân trước khi bạn bước vào buổi phỏng vấn, vì vậy, bạn sẽ biết bạn nên chia sẻ những gì. Hãy nhìn bản mô tả công việc và liên kết chúng với những kĩ năng của bạn. Sau đó, chia sẻ những kĩ năng hàng đầu khiến bạn là một ứng viên lí tưởng cho công việc.

Tuy nhiên, hãy cẩn thận đừng lấn áp nhà phỏng vấn bằng quá nhiều thông tin. Sau khi đề cập ba hoặc bốn điểm mạnh, bạn có thể đề cập rằng bạn có một số điểm khác mà bạn muốn bàn luận sau đó.

Lúc đầu, bạn chỉ nên đề cập điểm mạnh và ám chỉ ngắn gọn một số bằng chứng về cách bạn khai thác nó trở thành lợi thế của bạn. Ví dụ, bạn có thể nói bạn thích thuyết trình và điều này giúp bạn thu hút nhiều khách hàng tiềm năng.
Sau đó trong buổi phỏng vấn, bạn sẽ trình bày cụ thể và chi tiết trong tình huống thảo luận, sự tương tác sẽ thể hiện điểm mạnh của bạn.

Tránh liên quan đến chính trị và sự tranh cãi

Thông thường, bạn sẽ hướng theo một số chủ đề dễ gây tranh cãi như chính trị hoặc tôn giáo. Điều quan trọng đó là tránh bất kì những vấn đề liên quan đển chủ đề này vì nó có thể là nguyên nhân dẫn đến mối bận tâm về đạo đức, tính cách, năng suất hay đạo đức nghề nghiệp của bạn. Bạn cũng không cần phải chia sẻ thông tin về gia đình. Không thảo luận về vợ hoặc chồng, đối tác, con cái hoặc bất kì thông tin cá nhân khác.

Nguồn: jobsearch.about.com​
 

Thống kê

Chủ đề
101,843
Bài viết
469,196
Thành viên
340,252
Thành viên mới nhất
appgiatot
Top