Ký hợp đồng lao động 4 năm nhưng chỉ được làm việc 1 năm
Nộp 8.400 USD để làm giúp việc gia đình tại Cộng hòa Síp với hợp đồng lao động 4 năm, có thể gia hạn thêm 2 năm nhưng khi vừa hết hạn 1 năm, lao động được chủ sử dụng thông báo hết hạn hợp đồng và mua đồ cho về nước. Giật mình trước tin dữ, lao động gọi điện thoại liên hệ với người đại diện của Công ty TNHH một thành viên Sản xuất Thương mại và Xuất khẩu lao động (Vinahandcoop) ở 80 Hàng Gai - Hà Nội, công ty đã đưa họ đi, thì được đại diện này yêu cầu bỏ trốn ra ngoài làm việc.
>> Gần chục người tay trắng trở về sau khi XKLĐ sang Nga
Không chấp nhận cảnh sống chui lủi ở xứ người, hai lao động Mạc Thị Giang (23 tuổi) và Dương Thị Vân (31 tuổi) cùng ở Hải Dương, đã về nước hồi đầu tháng 11/2010. Họ tìm đến công ty để làm sáng tỏ sự việc và đòi quyền lợi thì nhận được lời giải thích nhẹ tênh "công ty đánh máy nhầm hợp đồng".
Qua tiếp xúc và tìm hiểu hợp đồng lao động của hai lao động đã ký kết với Công ty Vinahandcoop, thì rõ ràng cái sự nhầm lẫn hoàn toàn không có căn cứ. Theo hợp đồng thì mức lương của người lao động làm công việc hộ lý, chăm sóc người bệnh là 150 bảng Síp/tháng (1 bảng Síp tương tương 2,51 USD). Như vậy tính theo tỷ giá USD thời điểm ký hợp đồng tháng 8/2009 thì lương của lao động tương đương 376 USD/tháng. Nếu làm việc và không chi tiêu gì đến tiền lương, thì mỗi lao động làm việc trong 12 tháng sẽ được nhận tổng số tiền là 4.512 USD. Một bài toán quá rõ ràng như vậy, thì không có người nào tự dưng bỏ ra gần gấp đôi số tiền trên để sang Cộng hòa Síp làm việc.
Theo chị Mạc Thị Giang (trú tại Bờ Dọc, An Lạc, Chí Linh, Hải Dương) thì vào tháng 4/2009, chị được ông Phan Văn Khiêm, Trưởng phòng Thị trường - Công ty Vinahandcoop tư vấn đi làm tại Cộng hòa Síp với hợp đồng 4 năm và gia hạn 2 năm; phí xuất cảnh là 8.400 USD, không kể tiền học phí. Tháng 5/2009, ông Khiêm yêu cầu chị Giang đóng 1.000 USD tiền đặt cọc; tháng 6/2009, đóng tiếp 2.000 USD; cuối tháng 7, ông Khiêm nhận 5.300 USD. Tổng cộng 3 lần thu, tổng số tiền là 8.300 USD và chỉ có biên nhận viết tay. Khi lao động xuất cảnh, thì ông Khiêm đã thu lại tất cả giấy tờ viết tay và đưa lại biên lai không có dấu với số tiền chỉ có 43.787.696 đồng. Gia đình chị Giang hỏi tại sao, ông Khiêm chỉ giải thích là "qui định của công ty".
Chị Giang và chị Vân đang căng thẳng chờ đợi Công ty Vinahandcoop giải quyết để có tiền trả nợ ngân hàng.
Còn chị Dương Thị Vân cho biết, đã nộp trực tiếp 7.300 USD cho ông Khiêm tại 2 địa điểm ở 123 A3 Khu đô thị mới Đại Kim - Hoàng Mai, Hà Nội và tại Hải Phòng. Vì hoàn cảnh khó khăn, để có được số tiền nộp cho công ty, chị Giang và chị Vân đều phải vay nợ ngân hàng, giờ họ đang không biết xoay xở cách nào để trả nợ.
Chị Giang và chị Vân cho biết, khi sang Cộng hòa Síp, các chị được chủ nhà đối xử rất tốt. Nhưng đang làm yên lành thì đến ngày 23/10/2010, chủ sử dụng thông báo hết hạn hợp đồng, chở chúng tôi đi mua đồ kỷ niệm để về Việt Nam. Khi chúng tôi thắc mắc thì họ trả lời rõ ràng, chúng tôi chỉ hợp đồng thuê người giúp việc theo từng năm một. Hoảng hốt, hai chị liên hệ về Việt Nam thì được ông Khiêm yêu cầu trốn ra ngoài làm việc không giấy tờ. Không chấp nhận, hai chị về Việt Nam, chị Giang và chị Vân nhiều lần liên lạc với ông Khiêm nhưng không được.
Ngày 22/11 vừa qua, hai chị lại lặn lội lên Hà Nội, gặp trực tiếp ông Khiêm tại Công ty Vinahandcoop tại 80 Hàng Gai-Hà Nội. Ông Khiêm đã không nhận trách nhiệm và đổ cho hợp đồng nhân viên đánh nhầm. Còn việc nhận tiền hơn 15.000 USD của 2 lao động, ông Khiêm cũng chối quanh. Bất bình trước sự phủi tay của ông Trưởng phòng Thị trường, hai lao động đã lên gặp trực tiếp Ban Giám đốc, thì chỉ nhận được lời hứa "Chúng tôi sẽ xem xét".
Đến thời điểm này, thì hai lao động vẫn căng thẳng chờ đợi việc xem xét giải quyết và trách nhiệm của công ty XKLĐ trong nước. Nhưng câu chuyện này lại thêm một bằng chứng cho thấy kiểu làm ăn chụp giựt và sự lỏng lẻo trong quản lý cán bộ tư vấn, tuyển dụng lao động. Để đi nước ngoài làm việc, người lao động vẫn phải nộp những khoản thu ngoài luồng, không nằm trong danh mục cho phép mà không có chứng từ.
Với trường hợp của hai lao động trên, họ giao cho người của công ty với số tiền trên 15.000 USD nhưng chỉ nhận được phiếu thu chi phí thủ tục đi lao động Cộng hòa Síp, không có dấu, với số tiền là trên 43 triệu đồng/người. Trong nhiều vụ việc liên quan đến lao động xuất khẩu phải về nước trước thời hạn cũng đều hé lộ việc thu các khoản ngoài thường cao hơn nhiều so với mức thu thực tế. Đấy là những khoản người lao động phải trả do các công ty XKLĐ thường không trực tiếp tuyển lao động mà tuyển qua môi giới.
15:27:15 26/11/2010
ca.cand.com.vn/News/huuuoc/index.html -
ca.cand.com.vn/News/huuuoc/index.html -
Nộp 8.400 USD để làm giúp việc gia đình tại Cộng hòa Síp với hợp đồng lao động 4 năm, có thể gia hạn thêm 2 năm nhưng khi vừa hết hạn 1 năm, lao động được chủ sử dụng thông báo hết hạn hợp đồng và mua đồ cho về nước. Giật mình trước tin dữ, lao động gọi điện thoại liên hệ với người đại diện của Công ty TNHH một thành viên Sản xuất Thương mại và Xuất khẩu lao động (Vinahandcoop) ở 80 Hàng Gai - Hà Nội, công ty đã đưa họ đi, thì được đại diện này yêu cầu bỏ trốn ra ngoài làm việc.
>> Gần chục người tay trắng trở về sau khi XKLĐ sang Nga
Không chấp nhận cảnh sống chui lủi ở xứ người, hai lao động Mạc Thị Giang (23 tuổi) và Dương Thị Vân (31 tuổi) cùng ở Hải Dương, đã về nước hồi đầu tháng 11/2010. Họ tìm đến công ty để làm sáng tỏ sự việc và đòi quyền lợi thì nhận được lời giải thích nhẹ tênh "công ty đánh máy nhầm hợp đồng".
Qua tiếp xúc và tìm hiểu hợp đồng lao động của hai lao động đã ký kết với Công ty Vinahandcoop, thì rõ ràng cái sự nhầm lẫn hoàn toàn không có căn cứ. Theo hợp đồng thì mức lương của người lao động làm công việc hộ lý, chăm sóc người bệnh là 150 bảng Síp/tháng (1 bảng Síp tương tương 2,51 USD). Như vậy tính theo tỷ giá USD thời điểm ký hợp đồng tháng 8/2009 thì lương của lao động tương đương 376 USD/tháng. Nếu làm việc và không chi tiêu gì đến tiền lương, thì mỗi lao động làm việc trong 12 tháng sẽ được nhận tổng số tiền là 4.512 USD. Một bài toán quá rõ ràng như vậy, thì không có người nào tự dưng bỏ ra gần gấp đôi số tiền trên để sang Cộng hòa Síp làm việc.
Theo chị Mạc Thị Giang (trú tại Bờ Dọc, An Lạc, Chí Linh, Hải Dương) thì vào tháng 4/2009, chị được ông Phan Văn Khiêm, Trưởng phòng Thị trường - Công ty Vinahandcoop tư vấn đi làm tại Cộng hòa Síp với hợp đồng 4 năm và gia hạn 2 năm; phí xuất cảnh là 8.400 USD, không kể tiền học phí. Tháng 5/2009, ông Khiêm yêu cầu chị Giang đóng 1.000 USD tiền đặt cọc; tháng 6/2009, đóng tiếp 2.000 USD; cuối tháng 7, ông Khiêm nhận 5.300 USD. Tổng cộng 3 lần thu, tổng số tiền là 8.300 USD và chỉ có biên nhận viết tay. Khi lao động xuất cảnh, thì ông Khiêm đã thu lại tất cả giấy tờ viết tay và đưa lại biên lai không có dấu với số tiền chỉ có 43.787.696 đồng. Gia đình chị Giang hỏi tại sao, ông Khiêm chỉ giải thích là "qui định của công ty".
Còn chị Dương Thị Vân cho biết, đã nộp trực tiếp 7.300 USD cho ông Khiêm tại 2 địa điểm ở 123 A3 Khu đô thị mới Đại Kim - Hoàng Mai, Hà Nội và tại Hải Phòng. Vì hoàn cảnh khó khăn, để có được số tiền nộp cho công ty, chị Giang và chị Vân đều phải vay nợ ngân hàng, giờ họ đang không biết xoay xở cách nào để trả nợ.
Chị Giang và chị Vân cho biết, khi sang Cộng hòa Síp, các chị được chủ nhà đối xử rất tốt. Nhưng đang làm yên lành thì đến ngày 23/10/2010, chủ sử dụng thông báo hết hạn hợp đồng, chở chúng tôi đi mua đồ kỷ niệm để về Việt Nam. Khi chúng tôi thắc mắc thì họ trả lời rõ ràng, chúng tôi chỉ hợp đồng thuê người giúp việc theo từng năm một. Hoảng hốt, hai chị liên hệ về Việt Nam thì được ông Khiêm yêu cầu trốn ra ngoài làm việc không giấy tờ. Không chấp nhận, hai chị về Việt Nam, chị Giang và chị Vân nhiều lần liên lạc với ông Khiêm nhưng không được.
Ngày 22/11 vừa qua, hai chị lại lặn lội lên Hà Nội, gặp trực tiếp ông Khiêm tại Công ty Vinahandcoop tại 80 Hàng Gai-Hà Nội. Ông Khiêm đã không nhận trách nhiệm và đổ cho hợp đồng nhân viên đánh nhầm. Còn việc nhận tiền hơn 15.000 USD của 2 lao động, ông Khiêm cũng chối quanh. Bất bình trước sự phủi tay của ông Trưởng phòng Thị trường, hai lao động đã lên gặp trực tiếp Ban Giám đốc, thì chỉ nhận được lời hứa "Chúng tôi sẽ xem xét".
Đến thời điểm này, thì hai lao động vẫn căng thẳng chờ đợi việc xem xét giải quyết và trách nhiệm của công ty XKLĐ trong nước. Nhưng câu chuyện này lại thêm một bằng chứng cho thấy kiểu làm ăn chụp giựt và sự lỏng lẻo trong quản lý cán bộ tư vấn, tuyển dụng lao động. Để đi nước ngoài làm việc, người lao động vẫn phải nộp những khoản thu ngoài luồng, không nằm trong danh mục cho phép mà không có chứng từ.
Với trường hợp của hai lao động trên, họ giao cho người của công ty với số tiền trên 15.000 USD nhưng chỉ nhận được phiếu thu chi phí thủ tục đi lao động Cộng hòa Síp, không có dấu, với số tiền là trên 43 triệu đồng/người. Trong nhiều vụ việc liên quan đến lao động xuất khẩu phải về nước trước thời hạn cũng đều hé lộ việc thu các khoản ngoài thường cao hơn nhiều so với mức thu thực tế. Đấy là những khoản người lao động phải trả do các công ty XKLĐ thường không trực tiếp tuyển lao động mà tuyển qua môi giới.