baodatviet.vn/ - (ĐVO) Từ khi vào phủ Chúa, Dương Thị Ngọc Hoan không được Trịnh Sâm đoái thương, nên cứ chịu cảnh buồng không lạnh lẽo...
Theo sử sách, Dương Thị Ngọc Hoan là người làng Long Phúc, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh. Bà không có tài sắc gì, nhưng được chị gái - ái phi của Chúa Trịnh Doanh - đưa vào làm cung tần của Trịnh Sâm.
Chúa không nỡ đuổi... thụ thai
Sách Hoàng Lê nhất thống chí ghi: Sau khi vào cung, Dương Thị Ngọc Hoan vẫn ngày đêm sống cô quạnh. Bỗng một đêm, bà nằm mơ thấy vị thần đem cho tấm tranh có vẽ đầu rồng. Bà không hiểu đó là điềm gì, đem hỏi viên quan hầu là Khê trung hầu. Khê trung hầu biết chắc là điềm sinh thánh.
Hôm sau, Chúa Trịnh Sâm cho vời cung tần Ngọc Khoan vào hầu. Khê trung hầu cố ý giả nghe lầm, đưa ngay Ngọc Hoan đến. Thấy bà, Chúa có vẻ không thích, nhưng đã chót gọi đến, không nỡ đuổi ra. Sau đó, chúa đòi Khê trung hầu vào trách mắng. Khê trung hầu cúi đầu tạ tội, đoạn thuật rõ đầu đuôi chuyện Ngọc Hoan nằm mơ cho chúa nghe. Chúa cũng nín lặng không nói sao cả.Bà Ngọc Hoan trải qua một đêm ân ái, liền có thai ngay. Đến kỳ, bà sinh ra một trai, tên Trịnh Khải (còn có tên khác là Trịnh Tông). Đó là năm Quí Mùi, Cảnh Hưng 24 (1763).
Bảy nổi, ba chìm
Dù đã sinh ra hoàng nam cho Chúa Trịnh Sâm, nhưng thân phận của Quý phi Dương Thị Ngọc Hoan cũng không hơn trước. Thậm chí, con trai của bà còn bị hắt hủi. Theo sách Hoàng Lê nhất thống chí, Chúa tự nghĩ đầu rồng tuy có khí tượng làm vua, nhưng là rồng vẽ không phải rồng thật, mà lại chỉ có đầu không có đuôi, như vậy chưa hẳn đã là điềm tốt. Vả lại ở triều trước, Trịnh Cối, Trịnh Lệ (Trịnh Cối là con Trịnh Kiểm, Trịnh Lệ là con Trịnh Doanh) cũng do người làng Long Phúc đẻ ra và đều mưu sự phản nghịch mà không thành. Do đó, Chúa có ý không vui. Các quan văn võ vào chúc mừng, Chúa lấy cớ rằng đứa con ấy không phải là vợ cả đẻ ra, từ chối không nhận lời mừng... Khi Thế tử Khải đã lớn, dung mạo rất khôi ngô, nhưng Chúa vẫn chẳng yêu chiều; đến khi Khải đủ tuổi ra ở riêng, Chúa cũng lờ luôn.
Một số tài liệu cũng cho biết, trong khoảng thời gian đó, Tuyên phi Đặng Thị Huệ là người được chúa yêu chiều, đã sinh được con trai Trịnh Cán năm 1777. Vì thế lực của Tuyên phi rất lớn nên nhiều triều thần ngả theo. Tuyên phi muốn giành ngôi thế tử cho con trai, khiến nội bộ triều đình chia rẽ, một bên là phe Trịnh Cán, bên kia là phe Trịnh Khải.
Tháng 8 năm Canh Tý (1780), lúc ấy có tin đồn Chúa Trịnh Sâm bị bệnh rất nặng, Trịnh Khải bèn bàn mưu với gia thần là Đàm Xuân Thụ, Thế Thọ, Thẩm Thọ và Vĩnh Vũ bí mật sắm sửa vũ khí, chiêu tập dũng sĩ, để chờ thời cơ. Ngoài ra, Trịnh Khải còn ngầm liên kết với Trấn thủ Sơn Tây là Hồng lĩnh hầu Nguyễn Khản, Trấn thủ Kinh Bắc là Tuân sinh hầu Nguyễn Khắc Tuân để sẵn sàng hỗ trợ.
Việc mưu sự, bị Cấp sự trung Nguyễn Huy Bá biết được, ngầm kể với Tuyên Phi. Chớp lấy thời cơ, bà liền đem việc đó bàn với Quận Huy Hoàng Đình Bảo. Quận Huy bảo Huy Bá viết bức kín, rồi ông tự ý bỏ vào tay áo, đi đến phủ Chúa, đuổi hết những người chung quanh, đem thư ra trình... Kết cuộc, phe Tuyên phi Đặng Thị Huệ thắng thế. Trịnh Khải bị quản thúc ngặt trong một ngôi nhà ba gian.
Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục viết: Trịnh Khải bị giáng xuống làm con út và bị quản thúc trong nội phủ. Thế là, ngay trong năm này, mặc dù Trịnh Cán chỉ mới 4 tuổi vẫn được lập làm Thế tử và Quận Huy được cử làm A phó để phò tá. Tháng 9 năm Nhâm Dần (1782), Trịnh Sâm mất, Trịnh Cán được nối ngôi chúa.
Vậy là, cuộc sống của bà Ngọc Hoan càng thêm "ngục tù"...
Đổi vận và trả thù
Tháng 10 năm Tân Sửu (1781), binh lính Tam phủ nổi loạn, truất ngôi Trịnh Cán, đập phá nhà cửa, giết Hoàng Đình Bảo cùng thân thuộc phe cánh. Họ đón Trịnh Tông lên ngôi vương, phong là Nguyên soái Đoan Nam vương. Phe cánh Đặng Thị Huệ bị truy lùng và trả thù. Bà Tuyên phi bị truất xuống thứ nhân. Trịnh Cán bị giáng xuống làm Cung quốc công, rồi hơn tháng sau thì phát bệnh chết.
Theo Bách khoa toàn thư mở, Trịnh Tông lên ngôi, Dương Ngọc Hoan được phong Thái phi, liền sai người bắt Đặng Thị Huệ hỏi tội, buộc bà Tuyên phi phải lạy tạ. Tuyên phi không chịu lạy, Thái phi bèn sai hai thị nữ đứng kèm hai bên, níu tóc Tuyên phi rập đầu xuống đất, nhưng Huệ vẫn nhất định không chịu lạy, mà cũng không nói nửa lời. Thái phi giận quá, đánh đập một hồi, nhổ nước bọt vào đầu vào mặt, rồi đem giam vào nhà Hộ Tăng ở vườn sau. Tại đây, Đặng Thị Huệ bị làm tình làm tội cực kỳ khổ sở.
Một bữa, Đặng Thị Huệ trốn ra khỏi cửa Tuyên Vũ, chạy đến bến đò phố Khách thì bị quân lính đuổi kịp. Khi giáp mặt với Thái phi, bà Huệ nói: “Sao bà không nghĩ lại thân phận mình khi bị Chúa bỏ rơi. Rồi chuyện xảy ra năm Canh Tý (1780, tức việc phe cánh Trịnh Tông định đoạt ngôi chúa bị bại lộ), lúc đó, nếu tôi cũng ra tay thì bà sẽ ra sao?”. Bấy giờ, bà Ngọc Hoan mới thôi.
Sử sách chép, Đặng Thị Huệ được cho vào Thanh Hóa hầu hạ lăng tẩm chúa Trịnh Sâm. Ở đây, bà ngày đêm gào khóc xin được chết theo chồng. Đến ngày giỗ của chúa Trịnh Sâm, Tuyên phi uống thuộc độc tự tử, được táng cách Vọng lăng (lăng Trịnh Sâm) một dặm
Theo sử sách, Dương Thị Ngọc Hoan là người làng Long Phúc, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh. Bà không có tài sắc gì, nhưng được chị gái - ái phi của Chúa Trịnh Doanh - đưa vào làm cung tần của Trịnh Sâm.
|
Ảnh minh họa. |
Chúa không nỡ đuổi... thụ thai
Sách Hoàng Lê nhất thống chí ghi: Sau khi vào cung, Dương Thị Ngọc Hoan vẫn ngày đêm sống cô quạnh. Bỗng một đêm, bà nằm mơ thấy vị thần đem cho tấm tranh có vẽ đầu rồng. Bà không hiểu đó là điềm gì, đem hỏi viên quan hầu là Khê trung hầu. Khê trung hầu biết chắc là điềm sinh thánh.
Chúa Trịnh Sâm có khoảng 400 vợ, nhưng nổi tiếng chỉ có 3 người, gồm: Chính phi Hoàng Thị Khoan (Ngọc Khoan), Quý phi Dương Thị Ngọc Hoan và Tuyên phi Đặng Thị Huệ. Tuy được Chúa yêu chiều, bà Hoàng Thị Khoan chỉ sinh được hai cô con gái là Ngọc Anh và Ngọc Lan. Trong xã hội phong kiến, phi tần không có con trai thì dẫu xinh đẹp đến đâu, vị thế cũng không có gì đảm bảo. |
Bảy nổi, ba chìm
Dù đã sinh ra hoàng nam cho Chúa Trịnh Sâm, nhưng thân phận của Quý phi Dương Thị Ngọc Hoan cũng không hơn trước. Thậm chí, con trai của bà còn bị hắt hủi. Theo sách Hoàng Lê nhất thống chí, Chúa tự nghĩ đầu rồng tuy có khí tượng làm vua, nhưng là rồng vẽ không phải rồng thật, mà lại chỉ có đầu không có đuôi, như vậy chưa hẳn đã là điềm tốt. Vả lại ở triều trước, Trịnh Cối, Trịnh Lệ (Trịnh Cối là con Trịnh Kiểm, Trịnh Lệ là con Trịnh Doanh) cũng do người làng Long Phúc đẻ ra và đều mưu sự phản nghịch mà không thành. Do đó, Chúa có ý không vui. Các quan văn võ vào chúc mừng, Chúa lấy cớ rằng đứa con ấy không phải là vợ cả đẻ ra, từ chối không nhận lời mừng... Khi Thế tử Khải đã lớn, dung mạo rất khôi ngô, nhưng Chúa vẫn chẳng yêu chiều; đến khi Khải đủ tuổi ra ở riêng, Chúa cũng lờ luôn.
Một số tài liệu cũng cho biết, trong khoảng thời gian đó, Tuyên phi Đặng Thị Huệ là người được chúa yêu chiều, đã sinh được con trai Trịnh Cán năm 1777. Vì thế lực của Tuyên phi rất lớn nên nhiều triều thần ngả theo. Tuyên phi muốn giành ngôi thế tử cho con trai, khiến nội bộ triều đình chia rẽ, một bên là phe Trịnh Cán, bên kia là phe Trịnh Khải.
Tháng 8 năm Canh Tý (1780), lúc ấy có tin đồn Chúa Trịnh Sâm bị bệnh rất nặng, Trịnh Khải bèn bàn mưu với gia thần là Đàm Xuân Thụ, Thế Thọ, Thẩm Thọ và Vĩnh Vũ bí mật sắm sửa vũ khí, chiêu tập dũng sĩ, để chờ thời cơ. Ngoài ra, Trịnh Khải còn ngầm liên kết với Trấn thủ Sơn Tây là Hồng lĩnh hầu Nguyễn Khản, Trấn thủ Kinh Bắc là Tuân sinh hầu Nguyễn Khắc Tuân để sẵn sàng hỗ trợ.
Việc mưu sự, bị Cấp sự trung Nguyễn Huy Bá biết được, ngầm kể với Tuyên Phi. Chớp lấy thời cơ, bà liền đem việc đó bàn với Quận Huy Hoàng Đình Bảo. Quận Huy bảo Huy Bá viết bức kín, rồi ông tự ý bỏ vào tay áo, đi đến phủ Chúa, đuổi hết những người chung quanh, đem thư ra trình... Kết cuộc, phe Tuyên phi Đặng Thị Huệ thắng thế. Trịnh Khải bị quản thúc ngặt trong một ngôi nhà ba gian.
Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục viết: Trịnh Khải bị giáng xuống làm con út và bị quản thúc trong nội phủ. Thế là, ngay trong năm này, mặc dù Trịnh Cán chỉ mới 4 tuổi vẫn được lập làm Thế tử và Quận Huy được cử làm A phó để phò tá. Tháng 9 năm Nhâm Dần (1782), Trịnh Sâm mất, Trịnh Cán được nối ngôi chúa.
Vậy là, cuộc sống của bà Ngọc Hoan càng thêm "ngục tù"...
Đổi vận và trả thù
Tháng 10 năm Tân Sửu (1781), binh lính Tam phủ nổi loạn, truất ngôi Trịnh Cán, đập phá nhà cửa, giết Hoàng Đình Bảo cùng thân thuộc phe cánh. Họ đón Trịnh Tông lên ngôi vương, phong là Nguyên soái Đoan Nam vương. Phe cánh Đặng Thị Huệ bị truy lùng và trả thù. Bà Tuyên phi bị truất xuống thứ nhân. Trịnh Cán bị giáng xuống làm Cung quốc công, rồi hơn tháng sau thì phát bệnh chết.
Theo Bách khoa toàn thư mở, Trịnh Tông lên ngôi, Dương Ngọc Hoan được phong Thái phi, liền sai người bắt Đặng Thị Huệ hỏi tội, buộc bà Tuyên phi phải lạy tạ. Tuyên phi không chịu lạy, Thái phi bèn sai hai thị nữ đứng kèm hai bên, níu tóc Tuyên phi rập đầu xuống đất, nhưng Huệ vẫn nhất định không chịu lạy, mà cũng không nói nửa lời. Thái phi giận quá, đánh đập một hồi, nhổ nước bọt vào đầu vào mặt, rồi đem giam vào nhà Hộ Tăng ở vườn sau. Tại đây, Đặng Thị Huệ bị làm tình làm tội cực kỳ khổ sở.
Một bữa, Đặng Thị Huệ trốn ra khỏi cửa Tuyên Vũ, chạy đến bến đò phố Khách thì bị quân lính đuổi kịp. Khi giáp mặt với Thái phi, bà Huệ nói: “Sao bà không nghĩ lại thân phận mình khi bị Chúa bỏ rơi. Rồi chuyện xảy ra năm Canh Tý (1780, tức việc phe cánh Trịnh Tông định đoạt ngôi chúa bị bại lộ), lúc đó, nếu tôi cũng ra tay thì bà sẽ ra sao?”. Bấy giờ, bà Ngọc Hoan mới thôi.
Sử sách chép, Đặng Thị Huệ được cho vào Thanh Hóa hầu hạ lăng tẩm chúa Trịnh Sâm. Ở đây, bà ngày đêm gào khóc xin được chết theo chồng. Đến ngày giỗ của chúa Trịnh Sâm, Tuyên phi uống thuộc độc tự tử, được táng cách Vọng lăng (lăng Trịnh Sâm) một dặm