Khi một ai đó nói với tôi “Tôi không quan tâm liệu mọi người có thích tôi,” họ đang cho tôi thấy bức tường cảm xúc họ dùng để ngăn chặn sự tổn thương khi bị từ chối.
Tất cả chúng ta đều quan tâm đến việc người khác có thích chúng ta. Con người là động vật xã hội. Theo nhà tâm lý Abraham Maslow, cảm thấy được yêu thương và thuộc về là cần thiết trước khi chúng ta có thể chạm đến mức độ cao nhất của ý thức và thông thái.
Chúng ta cần người khác để tồn tại, từ lúc sơ sinh đến khi đi học và đi làm. Nhiều nghiên cứu cho thấy những mối quan hệ xã hội giúp người già sống lâu hơn và hạnh phúc hơn. Hình thức trừng phạt lớn nhất là sự cô lập.
Nghĩ rằng bạn có thể nhận ra tiềm năng của bạn mà không có sự giúp đỡ của người khác là một ảo tưởng. Trong khi cố gắng điểu khiển cuộc sống gia đình và công việc của bạn, bạn cần người để nói chuyện, để lắng nghe bạn, và hy vọng là có một ai đó sẽ thách thức một số ý nghĩ huyên thuyên của bạn.
Dựa vào nhu cầu kết nối xã hội này, những phản ứng của bạn trước sự từ chối, lời đánh giá tiêu cực và chế nhạo có thể được sắp xếp từ tổn thương nhỏ đến nỗi đau khổ. Khả năng chấp nhận việc người khác không thích bạn mà không ghét họ là một kỹ năng học được. Bạn cần cân bằng giữa nhu cầu được yêu thích với sự hiểu biết về tình huống hiện tại.
1. Phát hiện thấy bản thân phản ứng phòng vệ hoặc thu mình. Bước đầu tiên để xử lý một tình huống tiêu cực là nhận ra phản ứng của bạn. Thay vì đánh lừa cảm xúc của bạn, bạn cần dừng lại 3 hoặc 4 lần một ngày và hỏi bản thân “Tôi đang có những cảm giác gì?” Bạn có cảm thấy nỗi sợ ở trong ngực của bạn, sự phản bội nằm trong tim bạn, cơn giận nằm trong đôi vai, ruột hoặc đầu hoặc sự bẽ mặt nằm trong dạ dày? Cần có sự tập luyện để nhận ra những cảm giác của bạn, nhưng bước đầu tiên là nhận ra cảm xúc gì được bộc lộ trong cơ thể bạn để bạn có thể chọn làm gì tiếp theo.
2. Hỏi bản thân điều gì là đúng về tình huống. Khi bạn thấy bản thân thu mình hoặc phòng vệ, hãy hỏi bản thân: Có phải họ muốn xúc phạm bạn, phản bội bạn, không tôn trọng bạn hoặc đùa cợt với bạn? Bộ não rất nỗ lực để giữ cho bạn an toàn, do đó nó sẽ đánh giá một tình huống như mối đe dọa nếu có bất kỳ khả năng của sự hãm hại xã hội nào. Đây không phải là một quá trình logic. Khi bạn phản ứng trước những lời nói của một người, hãy hỏi bản thân “Ý định của lời nói đó là gì? Có đúng là chúng có ý hãm hại?” Thường thì người khác không nhận ra tác động những lời nói của họ. Bạn sẽ cảm thấy tốt hơn nếu bạn khám phá ra họ không có ý làm hại bạn.
3. Nếu bạn chắc chắn là người đó ác ý, xác định xem đối tượng của họ là cá nhân bạn hay là những quan điểm của bạn. Khi bộ não bạn cảm nhận được một mối đe dọa có thể xảy ra, chúng ta phản ứng lại như thể chúng ta đang bị tấn công với tư cách cá nhân. Hãy hít một hơi thật sâu để giải tỏa căng thẳng và hỏi “Liệu người đó bình luận về quan điểm của tôi hay bình luận về tôi như một con người?” Nếu bạn không chắc chắn, hãy hít hơi thở khác. Điều này sẽ giúp bạn có mặt trong hiện tại và không để tâm trí suy nghĩ lan man. Nếu bạn có thể, hãy nhìn vào mắt người đó. Sau đó hỏi bản thân những câu hỏi ở mục 2 để biết lời bình luận của họ có phải là một sự tấn công cá nhân cần được làm rõ hay chỉ là một sự bất đồng về quan điểm mà bạn có thể chung sống.
4. Cuối cùng, nếu bạn tin là người đó không thích bạn, hỏi bạn thân điều này có thành vấn đề. Một số người sẽ thích bạn. Những người khác sẽ không thích bạn. Lời đánh giá của người khác sẽ tác động đến cuộc sống hoặc công việc của bạn? Nếu không, bạn có thể làm gì để thoát khỏi nhu cầu được người khác yêu thích của bạn hoặc thậm chí được tôn trọng bởi người này? Và, bạn có thể làm gì để giữ sự trung lập và không chuyển thành ghét họ? Bạn càng có thể đi đến chấp nhận những người khác như con người họ là, chống lại việc chỉnh sửa họ hoặc thay đổi những quan điểm của họ, và lắng nghe với sự kiên nhẫn và từ bi, bạn càng có thể đi tiếp với những mục tiêu của bạn bất kể việc một ai đó có thích bạn hay không. Theo tiến sỹ Charlotte Kasl, tác giả của cuốn If the Buddha Dated, khi bạn lột bỏ sự kiểm duyệt cá nhân của bạn thì bạn có thể đạt được tiềm năng cao nhất của bạn. Thoát khỏi mối bất hòa bằng cách tha thứ cho người không hiểu rõ những cống hiến của bạn và tha thứ cho bản thân bạn vì phản ứng lại với sự sợ hãi hoặc tức giận.
Nếu bạn đang làm tốt nhất những gì bạn có thể, thì lo lắng liệu mọi người có thích bạn hay không là một sự lãng phí nguồn lực quý giá nhất của bạn: năng lượng của bạn.
------------
Trích từ cuốn Outsmart Your Brain: How to Make Success Feel Easy by Marcia Reynolds
Nguồn
What To Do When Someone Doesn’t Like You
Questions to Ask Yourself When You Feel Hurt
Published on September 7, 2012 by Marcia Reynolds, Psy.D. in Wander Woman
PsychologyToday
Tất cả chúng ta đều quan tâm đến việc người khác có thích chúng ta. Con người là động vật xã hội. Theo nhà tâm lý Abraham Maslow, cảm thấy được yêu thương và thuộc về là cần thiết trước khi chúng ta có thể chạm đến mức độ cao nhất của ý thức và thông thái.
Chúng ta cần người khác để tồn tại, từ lúc sơ sinh đến khi đi học và đi làm. Nhiều nghiên cứu cho thấy những mối quan hệ xã hội giúp người già sống lâu hơn và hạnh phúc hơn. Hình thức trừng phạt lớn nhất là sự cô lập.
Nghĩ rằng bạn có thể nhận ra tiềm năng của bạn mà không có sự giúp đỡ của người khác là một ảo tưởng. Trong khi cố gắng điểu khiển cuộc sống gia đình và công việc của bạn, bạn cần người để nói chuyện, để lắng nghe bạn, và hy vọng là có một ai đó sẽ thách thức một số ý nghĩ huyên thuyên của bạn.
Dựa vào nhu cầu kết nối xã hội này, những phản ứng của bạn trước sự từ chối, lời đánh giá tiêu cực và chế nhạo có thể được sắp xếp từ tổn thương nhỏ đến nỗi đau khổ. Khả năng chấp nhận việc người khác không thích bạn mà không ghét họ là một kỹ năng học được. Bạn cần cân bằng giữa nhu cầu được yêu thích với sự hiểu biết về tình huống hiện tại.
1. Phát hiện thấy bản thân phản ứng phòng vệ hoặc thu mình. Bước đầu tiên để xử lý một tình huống tiêu cực là nhận ra phản ứng của bạn. Thay vì đánh lừa cảm xúc của bạn, bạn cần dừng lại 3 hoặc 4 lần một ngày và hỏi bản thân “Tôi đang có những cảm giác gì?” Bạn có cảm thấy nỗi sợ ở trong ngực của bạn, sự phản bội nằm trong tim bạn, cơn giận nằm trong đôi vai, ruột hoặc đầu hoặc sự bẽ mặt nằm trong dạ dày? Cần có sự tập luyện để nhận ra những cảm giác của bạn, nhưng bước đầu tiên là nhận ra cảm xúc gì được bộc lộ trong cơ thể bạn để bạn có thể chọn làm gì tiếp theo.
2. Hỏi bản thân điều gì là đúng về tình huống. Khi bạn thấy bản thân thu mình hoặc phòng vệ, hãy hỏi bản thân: Có phải họ muốn xúc phạm bạn, phản bội bạn, không tôn trọng bạn hoặc đùa cợt với bạn? Bộ não rất nỗ lực để giữ cho bạn an toàn, do đó nó sẽ đánh giá một tình huống như mối đe dọa nếu có bất kỳ khả năng của sự hãm hại xã hội nào. Đây không phải là một quá trình logic. Khi bạn phản ứng trước những lời nói của một người, hãy hỏi bản thân “Ý định của lời nói đó là gì? Có đúng là chúng có ý hãm hại?” Thường thì người khác không nhận ra tác động những lời nói của họ. Bạn sẽ cảm thấy tốt hơn nếu bạn khám phá ra họ không có ý làm hại bạn.
3. Nếu bạn chắc chắn là người đó ác ý, xác định xem đối tượng của họ là cá nhân bạn hay là những quan điểm của bạn. Khi bộ não bạn cảm nhận được một mối đe dọa có thể xảy ra, chúng ta phản ứng lại như thể chúng ta đang bị tấn công với tư cách cá nhân. Hãy hít một hơi thật sâu để giải tỏa căng thẳng và hỏi “Liệu người đó bình luận về quan điểm của tôi hay bình luận về tôi như một con người?” Nếu bạn không chắc chắn, hãy hít hơi thở khác. Điều này sẽ giúp bạn có mặt trong hiện tại và không để tâm trí suy nghĩ lan man. Nếu bạn có thể, hãy nhìn vào mắt người đó. Sau đó hỏi bản thân những câu hỏi ở mục 2 để biết lời bình luận của họ có phải là một sự tấn công cá nhân cần được làm rõ hay chỉ là một sự bất đồng về quan điểm mà bạn có thể chung sống.
4. Cuối cùng, nếu bạn tin là người đó không thích bạn, hỏi bạn thân điều này có thành vấn đề. Một số người sẽ thích bạn. Những người khác sẽ không thích bạn. Lời đánh giá của người khác sẽ tác động đến cuộc sống hoặc công việc của bạn? Nếu không, bạn có thể làm gì để thoát khỏi nhu cầu được người khác yêu thích của bạn hoặc thậm chí được tôn trọng bởi người này? Và, bạn có thể làm gì để giữ sự trung lập và không chuyển thành ghét họ? Bạn càng có thể đi đến chấp nhận những người khác như con người họ là, chống lại việc chỉnh sửa họ hoặc thay đổi những quan điểm của họ, và lắng nghe với sự kiên nhẫn và từ bi, bạn càng có thể đi tiếp với những mục tiêu của bạn bất kể việc một ai đó có thích bạn hay không. Theo tiến sỹ Charlotte Kasl, tác giả của cuốn If the Buddha Dated, khi bạn lột bỏ sự kiểm duyệt cá nhân của bạn thì bạn có thể đạt được tiềm năng cao nhất của bạn. Thoát khỏi mối bất hòa bằng cách tha thứ cho người không hiểu rõ những cống hiến của bạn và tha thứ cho bản thân bạn vì phản ứng lại với sự sợ hãi hoặc tức giận.
Nếu bạn đang làm tốt nhất những gì bạn có thể, thì lo lắng liệu mọi người có thích bạn hay không là một sự lãng phí nguồn lực quý giá nhất của bạn: năng lượng của bạn.
------------
Trích từ cuốn Outsmart Your Brain: How to Make Success Feel Easy by Marcia Reynolds
Nguồn
What To Do When Someone Doesn’t Like You
Questions to Ask Yourself When You Feel Hurt
Published on September 7, 2012 by Marcia Reynolds, Psy.D. in Wander Woman
PsychologyToday