Làm sáng tỏ ý kiến: Dựng được một tình huống đặc sắc là vấn đề sống còn với người viết truyện ngắn

Đề bài chi tiết: Nguyễn Minh Châu cho rằng: “Dựng được một tình huống đặc sắc là vấn đề sống còn với người viết truyện ngắn”. Anh/ chị có đồng ý với ý kiến trên không? Làm sáng tỏ qua tác phẩm "Vợ nhặt"- Kim Lân

"Tình huống truyện như một lát cắt trên thân cây cổ thụ mà qua từng đường vân thớ gỗ, ta có thể thấy được trăm năm của một đời thảo mộc". Truyện ngắn "Vợ nhặt" của Kim Lân đã nhận được rất nhiều lời ngợi khen về một tình huống truyện xuất sắc. Chúng ta hãy cũng nhau tìm nhau khám phá những nét độc đáo trong tình huống của tác phẩm này nhé.

Kim Lân là nhà văn một lòng đi về với đất với người, với những giá trị thuần hậu nguyên thủy của nông thôn Việt Nam. Lần đầu tiên có một nhà văn xắn quần lội xuống bùn để lắng nghe hơi thở nồng nàn của đất đai của cuộc sống con người để tái hiện mồn một trên mỗi trang viết. Sức hấp dãn của ngòi bút Kim Lân là ở cốt truyện đơn giản, lối kể hấp dẫn và khả năng phân tích tâm lý nhân vật sắc sảo. Truyện ngắn "Vợ nhặt" được in trong tập " Con chó xấu xí" xuất bản năm 1962 là tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Kim Lân. Một trong những yếu tố quan trọng làm nên thành công và sức sống của thiên truyện chính là tình huống truyện vô cùng độc đáo đã được tác giả dày công xây dựng. Qua việc tìm hiểu, phân tích những ý nghĩa sâu sắc của tình huống truyện, chúng ta sẽ dễ dàng khám phá được tính cách của các nhân vật trong truyện, mở được những thông điệp ẩn chứa mà Kim Lân đã gửi gắm, cũng như thấy được tài năng và tấm lòng của người nghệ sĩ. Dưới đây là bài văn bàn luận về ý kiến của Nguyễn Minh Châu cho rằng: “Dựng được một tình huống đặc sắc là vấn đề sống còn với người viết truyện ngắn” thông quá truyện ngắn "Vợ nhặt"- Kim Lân để các bạn có thể tham khảo. Chúc các bạn học tập thật tốt!

vo-nhat-dung-duoc-mot-tinh-huong-dac-sac-la-van-de-song-con-voi-nguoi-viet-truyen-ngan.jpg

BÀI VĂN MẪU LÀM SÁNG TỎ Ý KIẾN CỦA NGUYỄN MINH CHÂU: "DỰNG ĐƯỢC MỘT TÌNH HUỐNG ĐẶC SẮC LÀ VẤN ĐỀ SỐNG CÒN VỚI NGUEOEIF VIETS TRUYỆN NGẮN" QUA TÁC PHẨM "VỢ NHẶT" - KIM LÂN
Nguyễn Minh Châu cho rằng: “Dựng được một tình huống đặc sắc là vấn đề sống còn với người viết truyện ngắn”. Thật vậy, tình huống truyện đối với mỗi tác phẩm truyện ngắn đều là đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc thể hiện tính cách nhân vật, gắn kết những sự việc, và cho thấy được những tư tưởng cũng như tài năng của người nghệ sĩ. Bằng việc phân tích cảm nhận tình huống truyện của Vợ nhặt, chúng ta sẽ có cơ hội hiểu rõ hơn vai trò của tình huống truyện trong truyện ngắn.

Tình huống truyện là sự việc xảy ra trong bối cảnh đặc biệt. Có người cho rằng, tình huống là "thứ nước rửa ảnh diệu kì" mà nhờ đó nhân vật nổi hình, nổi sắc, tư tưởng và tài năng của nhà văn được bộc lộ một cách rõ nét. Xây dựng được một tình huống truyện độc đáo là vấn đề sống còn của truyện ngắn, là chuếc chìa khoá để có thể mở được cánh cửa đi vào khám phá giá trị của một tác phẩm văn chương. Kim Lân đã tái hiện không gian năm đói 1945 làm phông nền cho việc anh cu Tràng nhặt được vợ. Nạn đói ngày ấy đã trở thành nỗi kinh hoàng của lịch sử, là vết thương lòng không bao giờ mờ được trong trái tim mỗi người dân Việt Nam. Hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói là con số mà hàng trăm hàng nghìn năm sau mỗi lần nhắc tới con cháu ta không khỏi rùng mình ghê sợ. "Dưới đất bên những gốc đa gốc gạo xù xì bóng những người đói đi lại dật dờ như những bóng ma. Người Thái Bình, Nam Định đội chiếu lũ lượt bồng bế dắt díu nhau đi trông xanh xám dật dờ như những bóng ma. Không khí vẩn lên mùi ẩm mốc của rác rưởi và mùi gây của xác người, tất cả tạo nên một bầu không khí ảm đạm tang tóc và thê lương". Cái đói, cái chết len lỏi vào ngõ ngách, gõ cửa từng nhà, đụng chạm đến từng người, cõi âm hòa với cõi dương, cuộc sống mấp mét bên bờ vực của cái chết. Giữa bối cảnh tối xầm lại vì đói khát ấy thì một việc hệ trọng nhất của một đời người lại diễn ra một cách nhanh chóng vội vàng - đó là việc anh cu Tràng có vợ. Chính tình huống truyện độc đáo, vừa bất ngờ, vừa éo le đầy nghịch lí đã trở thành một điểm nhấn xuyên suốt tác phẩm.

Trước hết, tình huống truyện "Vợ nhặt" mạng yếu tố bất ngờ với những nghịch lí của đời sống. Tràng có vợ căn bản đã là một truyện lạ bởi hắn vốn là một người xấu xí, ngờ nghệch, "hai con mắt nhỏ tí gà gà đắm vào bóng chiều, hai quai hàm bạnh ra, cái mặt bặm lại lúc nào cũng nhấp nhỉnh những ý nghĩ vừa lý thú vừa dữ tợn. Cái đầu trọc nhẵn chúi về đằng trước, cái lưng dài rộng như là lưng gấu lại thêm tật vừa đi vừa ngẩng mặt lên trời cười hềnh hệch". Một người xấu như Tràng mà có vợ, thậm chí nhặt được vợ đó chẳng phải là một chuyện lạ hay sao. Không chỉ xấu mà Tràng còn rơi vào kiếp nghèo, nghèo đến tận đáy cùng của xã hội. Có thể nói cái nghèo đã kéo ghì cuộc sống của mẹ con Tràng xuống sát đất để rồi cái chết đang rình rập bủa vây. Kim Lân đã chọn những chi tiết rất thật, rất đời thường, lựa chọn những ngôn ngữ mộc mạc giản dị và gần gũi để tái hiện bức tranh hiện thực đời sống xám ngắt trong năm 1945. Đã nghèo, Tràng lại còn mang thân phận của dân ngụ cư nên thật tội nghiệp, bởi coi khinh miệt thị dân ngụ cư đã đi sâu vào tiềm thức đến mức trở thành lời truyền miệng:

Trai làng ở góa còn đông
Cớ sao em lại lấy chồng ngụ cư

Bất ngờ, lạ lùng hơn cả là việc Tràng có vợ chỉ với một câu nói bông đùa trong lần gò lưng kéo xe bò thóc. Xưa nay, chuyện cưới xin báo giờ cũng là sự kiện quan trọng của đời người, phải "dò cho rõ ngọn nguồn lạch sông", ấy thế mà câu chuyện lấy vợ của Tràng lại cứ như một trò đùa. Chưa kể đến, không phải Tràng "lấy" vợ mà là "nhặt" vợ. Một chữ "nhặt" vang lên như gói trọn cả kiếp sống, thân phận khổ đau của con người thời ấy, mạng sống của họ chẳng khác gì cọng rơm, cọng rác nơi đầu đường xó chợ để người ta nhặt nhạnh. Họ chính là kiếp người trôi dạt bị cơn bão táp của đói khát đẩy xô. Trước cảnh đó Tràng cất câu hò cho đỡ nhọc chứ không có ý chòng gẹo cô nào:

Muốn ăn cơm trắng mấy giò này
Lại đây mà đẩy xe bò với anh nì

Câu hò cất lên giữa ngày đói khát sẽ chẳng bao giờ lịm tắt mà luôn để lại dư vang, biết đâu một ngày nào đó nó trở thành chiếc phao cứu sinh cứu vớt người chết đuối vì đói khát. Đôi khi nó là cái cớ là nhịp cầu dẫn con người đến với nhau.Thị thì biết đâu là bến bờ neo đậu:" Tối đâu là nhà, ngã đâu là giường".

Không chỉ lạ lùng, nghịch lí, Tràng có vợ thực là một chuyện éo le đám cưới của Tràng và Thị cứ ngỡ như chỉ có trong chuyện cổ tích, vậy mà nó lại là một đám cưới có thật ở xã hội Việt Nam khi chìm dưới ách thống trị của bọn thực dân phong kiến. Đám cưới gì mà không một lễ nghi dạm hỏi, chẳng một thứ gì làm sính lễ. Đám cưới không một kẻ đón người đưa, thậm chí cuộc đón dâu từ chợ huyện về xóm ngụ cư chỉ có hai người. Cô dâu với chiếc nón rách nghiêng nghiêng che nửa khuôn mặt, quần áo rách như tổ đỉa. Chú rể thị lúc nào cũng ngửa mặt lên trời cười hềnh hệch tự đắc với mình. Đám cưới đi trên nền cảnh của một đám tang chung toàn dân tộc, những tưởng rằng họ đang dắt díu nhau về cõi chết. Tràng thật liều – cái liều của Tràng là ở thời buổi này nuôi than mình còn chưa nổi lại còn đèo bòng. Thị cũng thật liều – Thị liều nhắm mắt đưa chân, theo không một chàng trai xa lạ về làm vợ. Những người dân xóm ngụ cư thấy Tràng đưa một người phụ nữ lạ về cũng đầu bất ngờ, bởi trong cảnh khốn khó ấy, đưa vợ về có khác chỉ đèo bòng, mạng mình còn chưa thể lo nổi. Còn Tràng - ngay cả người trong cuộc - cubgx không khỏi bất ngờ. Nhìn Thị ngồi ngay giữa nhà mà hắn chợt nghĩ hóa ra mình đã có vợ rồi và chàng không hiểu vì sao Thị lại buồn như thế. Người đời thường nói: “Tậu trâu, cưới vợ, làm nhà/ Trong ba việc ấy thật là khó khăn” ấy thế mà việc có vợ đối với Tràng dễ như trở bàn tay, như nhặt rơm nhặt rác ở ngoài đường. Sinh ra cũng là kiếp người mà sao Thị tội nghiệp đến vậy, nhìn Thị mà nỗi buồn thêm nặng trĩu. Tâm trạng của bà cụ Tứ thì chứa đầy những cảm xúc ngổn ngang và mâu thuẫn. Bà cụ vui vì cuối cùng con mình cũng có vợ nhưng lại tủi thân vì sự trớ trêu của số phận, bà mẹ nghèo nặng trĩu những nỗi lo âu cho tương lai của con mình :"liệu chúng nó có nuôi nổi nhau qua cơn đói khát này không". Câu hỏi chất chứa nỗi hoang mang, ám ảnh kiếp bần hàn không lối thoát và cả sự rình rập trước ngõ của cơn ác mộng về cái đói chưa bao giờ dữ dội đến thế". Trong lòng người mẹ già ấy là cả một sự áy náy, tủi hờn vì đám cưới của con, sự kiện quan trọng trong đời mỗi con người như thế lại chẳng lấy gì làm tử tế, tất cả đều sơ sài, đều tạm bợ. Trong lời nghẹn ngào tâm sự của bà còn có cả sự xót xa, một chút ân hận vì đã không làm được đầy đủ bổn phận của một người mẹ đối với con :"Năm nay đói to đấy, chúng mày lấy nhau lúc này u thương quá" . Cái chậc lưỡi mặc kệ số phận của Tràng; hành động “nén một tiếng thở dài” tủi thân của người đàn bà khi liếc nhìn gia cảnh nhà chồng; sự nghẹn ngào, xót xa của bà cụ Tứ trước hạnh phúc của con trai mình… khiến người đọc không biết nên vui hay nên buồn, không cảm nhận được đây là hạnh phúc hay bất hạnh, sự sống hay là cái chết.

Có thể nói, tình huống độc đáo đã góp phần làm nên thành công của thiên truyện. Thành công đó khiến truỵên ngắn của Kim Lân sống được với thời gian. Câu chuỵên “nhặt vợ” của anh Tràng sẽ mãi sống cùng tâm hồn, cùng nỗi đau và niềm tin vào một cuộc sống hạnh phúc của con người.

-M-vfo.vn
 
  • Chủ đề
    kim lân nguyễn minh châu vợ nhặt
  • Top