Bác này copy paste mà không nói rõ luôn, chỉ số TDS bao nhiêu thì chấp nhận được?
Chỉ số TDS mình không quan trọng lắm nên không đưa thông tin cụ thể, nếu bạn muốn có thông tin cụ thể để đo bằng các máy đo TDS
Theo các quy định hiện hành của WHO, US EPA và cả Việt Nam, TDS không được vượt quá
500mg/l đối với nước ăn uống và không vượt quá
1000mg/l đối với nước sinh hoạt
mg/l (
milli
gram/
liter: đơn vị đo mili gam chất tan trên 1 lít nước) =
ppm (
part
per
million: đơn vị hiển thị trên máy đo 1 phần 1 triệu)
1
mg/l = 1 mg / 1l = 10[SUP]-3 [/SUP]kg / 10[SUP]3 [/SUP]kg = 10[SUP]-6[/SUP] = 1
ppm
Vì sao mình nói: "chỉ số TDS (Total dissolved solids) nói nên độ tinh khiết của nước chứ không phản ánh nước đó có đảm bảo an toàn, có tốt cho sức khỏe hay không"
Ví dụ đơn giản:
- nước cất chỉ số TDS của nó rất thấp nhưng nó lại thiếu hụt nghiệm trong các vi khoáng, vi lượng cần thiết. Thường xuyên sử dụng nước tinh khiết có thể bị nguy hiểm bởi vì sự mất chất điện phân một cách nhanh chóng (natri, kali, clorua) và các chất khoáng như magiê. Sự thiếu hụt các chất đó có thể gây loạn nhịp tim và cao huyết áp. Nấu các thực phẩm với nước cất làm mất các khoáng chất và giá trị dinh dưỡng của chúng.
- nước nhiễm kim loại nặng, mặc dù bạn đạt ngưỡng cho phép dưới 500 mg chất rắn hoàn tan trong 1 lít nước, nhưng nếu trong 500 mg đó có đến 20% là asen thì sao, 20% chỗ đó là 100 mg/l đó hỏi vậy có an toàn hay không
Đây là
QCVN 01:2009/BYT, nó quy định rất nghiêm ngặt hàm lượng cụ thể từng thành phần chất rắn trong mẫu nước, bạn có thể đọc và tham khảo thêm:
http://antoanthucpham.org/wp-content/uploads/2016/07/QCVN-012009BYT.pdf
P/S: định nghĩa, khái niệm, copy paste là chuyện bình thường, mà copy paste cũng cần có kỹ năng đó chứ bộ, đọc nhanh, nắm bắt ý, lọc những thứ mình cần, để giải đáp, có những thứ mình sẽ không nói thẳng tuột ra mà các bạn phải động não tư duy và tìm hiểu, chứ đưa tận tay, chỉ tận chỗ thì mình cũng không biết nói gì hơn