Tham khảo
7 Tips to Know If You're Boring Someone
Don’t get me started on happiness...
Published on October 6, 2011 by Gretchen Rubin in The Happiness Project
Giống như hầu hết mọi người, tôi có rất nhiều chủ đề mà tôi thích nói về - những chủ đề đôi lúc gây hứng thú cho người khác và đôi lúc không.
Tôi đã lập 1 danh sách những dấu hiệu cho thấy tôi có thể đang gây nhàm chán cho 1 ai đó. 1 người không bỏ đi hoặc thay đổi chủ đề không có nghĩa là người đó thực sự bị thu hút trong 1 buổi nói chuyện. 1 thách thức đó là 1 người càng khéo trong giao tiếp, anh/ cô ấy càng giỏi trong việc che giấu sự nhàm chán.
Sau đây là những yếu tố mà tôi đã quan sát khi cố gắng xác định liệu tôi có đang kết nối với người khác. Chúng hoàn toàn không có tính khoa học mà chỉ là những quan sát của tôi (chủ yếu từ sự để ý bản thân tôi hành xử như thế nào khi tôi thấy buồn chán và cố che giấu nó):
1. Những phản ứng chiếu lệ, lặp đi lặp lại. 1 người nói rằng: "Ồ vậy sao? Ồ vậy sao? Cái đó thật hấp dẫn. Ồ vậy sao?" cho thấy có lẽ họ không hứng thú. Hoặc 1 người cứ liên tục nói, "Vui thật."
2. Những câu hỏi đơn giản. Người đang cảm thấy buồn chán hỏi những câu đơn giản. Người cảm thấy hứng thú hỏi những câu phức tạp hơn cho thấy sự tò mò, không chỉ là lịch sự.
3. Ngắt lời. Dù nó nghe có vẻ thô lỗ, ngắt lời thực sự là 1 dấu hiệu tốt. Nó có nghĩa là 1 người ngắt lời để nói điều gì khác.
4. Yêu cầu làm sáng tỏ. 1 người thực sự hứng thú với những điều bạn đang nói sẽ cần bạn nói thêm chi tiết hoặc giải thích. Nó cho thấy họ đang cố gắng theo sát những điều bạn đang nói.
5. Mất cân bằng về thời gian nói. Nhiều người có giả định ngớ ngẩn rằng họ luôn luôn nói 80% trong 1 cuộc nói chuyện vì mọi người thấy họ nói thú vị. Đôi lúc, điều đó đúng, 1 cuộc thảo luận bao gồm 1 lượng thông tin lớn được người nghe khao khát; đó là 1 cuộc nói chuyện rất thoả mãn. Nhưng nhìn chung, những người hứng thú với 1 chủ đề thì họ có những điều của họ để nói; họ muốn bổ sung thêm những ý kiến, thông tin và kinh nghiệm của họ. Nếu họ không làm điều đó, họ có lẽ chỉ muốn cuộc nói chuyện kết thúc nhanh hơn.
6. Vị trí cơ thể. Nếu họ hứng thú với chủ đề bạn nói, họ tập trung chú ý vào bạn, thay vì nhìn chỗ khác hoặc xem điện thoại.
7. Tư thế của người nghe. Năm 1885, Sir Francis Galton đã viết 1 bài báo được gọi là 'Đo lường sự cựa quậy' (The Measurement of Fidget). Ông đã xác định được rằng con người ngồi thườn thượt và ngả người khi họ buồn chán, do đó 1 người diễn thuyết có thể đo lường sự buồn chán của 1 thính giả bằng cách xem tư thế ngồi của họ. 1 người chú tâm thì ít cựa quậy; người đang buồn chán thì cựa quậy nhiều hơn. 1 thính giả ngồi thẳng lưng và ngồi yên cho thấy họ đang hứng thú, trong khi 1 thính giả ngồi không yên cho thấy họ đang buồn chán.
Nguồn: PsychologyToday
7 Tips to Know If You're Boring Someone
Don’t get me started on happiness...
Published on October 6, 2011 by Gretchen Rubin in The Happiness Project
Giống như hầu hết mọi người, tôi có rất nhiều chủ đề mà tôi thích nói về - những chủ đề đôi lúc gây hứng thú cho người khác và đôi lúc không.
Tôi đã lập 1 danh sách những dấu hiệu cho thấy tôi có thể đang gây nhàm chán cho 1 ai đó. 1 người không bỏ đi hoặc thay đổi chủ đề không có nghĩa là người đó thực sự bị thu hút trong 1 buổi nói chuyện. 1 thách thức đó là 1 người càng khéo trong giao tiếp, anh/ cô ấy càng giỏi trong việc che giấu sự nhàm chán.
Sau đây là những yếu tố mà tôi đã quan sát khi cố gắng xác định liệu tôi có đang kết nối với người khác. Chúng hoàn toàn không có tính khoa học mà chỉ là những quan sát của tôi (chủ yếu từ sự để ý bản thân tôi hành xử như thế nào khi tôi thấy buồn chán và cố che giấu nó):
1. Những phản ứng chiếu lệ, lặp đi lặp lại. 1 người nói rằng: "Ồ vậy sao? Ồ vậy sao? Cái đó thật hấp dẫn. Ồ vậy sao?" cho thấy có lẽ họ không hứng thú. Hoặc 1 người cứ liên tục nói, "Vui thật."
2. Những câu hỏi đơn giản. Người đang cảm thấy buồn chán hỏi những câu đơn giản. Người cảm thấy hứng thú hỏi những câu phức tạp hơn cho thấy sự tò mò, không chỉ là lịch sự.
3. Ngắt lời. Dù nó nghe có vẻ thô lỗ, ngắt lời thực sự là 1 dấu hiệu tốt. Nó có nghĩa là 1 người ngắt lời để nói điều gì khác.
4. Yêu cầu làm sáng tỏ. 1 người thực sự hứng thú với những điều bạn đang nói sẽ cần bạn nói thêm chi tiết hoặc giải thích. Nó cho thấy họ đang cố gắng theo sát những điều bạn đang nói.
5. Mất cân bằng về thời gian nói. Nhiều người có giả định ngớ ngẩn rằng họ luôn luôn nói 80% trong 1 cuộc nói chuyện vì mọi người thấy họ nói thú vị. Đôi lúc, điều đó đúng, 1 cuộc thảo luận bao gồm 1 lượng thông tin lớn được người nghe khao khát; đó là 1 cuộc nói chuyện rất thoả mãn. Nhưng nhìn chung, những người hứng thú với 1 chủ đề thì họ có những điều của họ để nói; họ muốn bổ sung thêm những ý kiến, thông tin và kinh nghiệm của họ. Nếu họ không làm điều đó, họ có lẽ chỉ muốn cuộc nói chuyện kết thúc nhanh hơn.
6. Vị trí cơ thể. Nếu họ hứng thú với chủ đề bạn nói, họ tập trung chú ý vào bạn, thay vì nhìn chỗ khác hoặc xem điện thoại.
7. Tư thế của người nghe. Năm 1885, Sir Francis Galton đã viết 1 bài báo được gọi là 'Đo lường sự cựa quậy' (The Measurement of Fidget). Ông đã xác định được rằng con người ngồi thườn thượt và ngả người khi họ buồn chán, do đó 1 người diễn thuyết có thể đo lường sự buồn chán của 1 thính giả bằng cách xem tư thế ngồi của họ. 1 người chú tâm thì ít cựa quậy; người đang buồn chán thì cựa quậy nhiều hơn. 1 thính giả ngồi thẳng lưng và ngồi yên cho thấy họ đang hứng thú, trong khi 1 thính giả ngồi không yên cho thấy họ đang buồn chán.
Nguồn: PsychologyToday