Tham khảo
How to Commit to a Goal
Những thực nghiệm tâm lý học cho thấy sức mạnh của 1 kỹ thuật đơn giản để cam kết với những mục tiêu
Sau đây là 1 câu chuyện ngắn về lý do tại sao tất cả chúng ta đôi lúc bị xao lãng khỏi những mục tiêu quan trọng nhất trong cuộc sống của mình.*
Bạn đang suy nghĩ đến việc thay đổi công việc vì sếp của bạn là 1 cơn ác mộng và bạn đang trì trệ. Khi vài tuần trôi qua, bạn nghĩ mình sẽ cảm thấy vui vẻ như thế nào khi được làm việc cho 1 tổ chức thực sự đánh giá cao bạn. Bạn nghĩ đây có thể là 1 mục tiêu tốt để cam kết nhưng...
Thời điểm này công việc của bạn đang bận rộn, tiền bạc thì OK. Và thậm chí đừng đề cập đến nền kinh tế. Khi nào bạn có thời gian để cập nhật sơ yếu lý lịch và bắt đầu khám phá những lựa chọn?
Ngoài ra, bạn cũng đang nghĩ đến việc học 1 nhạc cụ. Với những bài học và số giờ luyện tập, bạn không còn thời gian cho những buổi phỏng vấn.
Một vài tháng trôi qua. Bạn quên mất việc thay đổi công việc và bắt đầu tưởng tượng đến việc học chơi piano. Thật là tuyệt vời sau 1 ngày làm việc vất vả, bạn được đắm mình trong âm nhạc.
Thật không may, cuộc sống hằng ngày lại can thiệp và bạn không làm gì khác hơn ngoài việc tìm hiểu giá tiền của những cây đàn piano trên mạng. Sau đó bạn tự hỏi điều gì xảy ra nếu những nhu cầu cuộc sống của bạn là... Và tiếp tục.
Sau 6 tháng, bạn quay lại với vấn đề thay đổi công việc, vẫn không thực hiện 1 sự khởi đầu đối với bất kỳ mục tiêu nào.
Một lý do chính chúng ta không đạt được những mục tiêu của cuộc sống chúng ta là do thiếu sự cam kết. Bài viết này mô tả những thực nghiệm tâm lý học cho thấy làm thế nào chúng ta có thể khuyến khích bản thân cam kết với những mục tiêu có lợi có thể làm thay đổi cuộc sống chúng ta.
Trong bài viết trước, chúng ta đã nhìn thấy những nguy hiểm của việc mơ tưởng về tương lai. Ở đây, trong 1 loạt thực nghiệm của Gabriele Oettingen và cộng sự, sự mơ tưởng lại có liên quan, nhưng lần này nó được kết hợp với thực tế (Oettingen et al., 2001).
Các nhà nghiên cứu chia 136 người tham gia thành 3 nhóm và giao cho họ 1 cách suy nghĩ khác nhau về làm thế nào họ muốn giải quyết 1 vấn đề, trong trường hợp này đó là 1 vấn đề liên nhân cách.
Nuông chiều: tưởng tượng 1 viễn cảnh tích cực khi vấn đề được giải quyết.
Chìm đắm: nghĩ về những khía cạnh tiêu cực của tình huống hiện tại.
Sự tương phản: đầu tiên tưởng tượng về 1 viễn cảnh tích cực khi vấn đề được giải quyết, sau đó nghĩ về những khía cạnh tiêu cực của thực tế. Sau đó, những người tham gia được yêu cầu so sánh tưởng tượng của họ với thực tế.
Điều quan trọng là những người tham gia cũng được hỏi về những kỳ vọng về sự thành công trong việc đạt được mục tiêu của họ.
Các nhà nghiên cứu phát hiện thấy, kỹ thuật tương phản là hiệu quả nhất trong việc khuyến khích mọi người lập những kế hoạch hành động và chịu trách nhiệm (nhưng chỉ khi những kỳ vọng về sự thành công là cao). Khi những kỳ vọng về giải quyết vấn đề liên nhân cách là thấp, những người ở nhóm kỹ thuật tương phản ít lập kế hoạch hơn và ít chịu trách nhiệm.
Kỹ thuật tương phản có vẻ như buộc mọi người quyết định liệu mục tiêu của họ có thực sự đạt được hay không. Sau đó, nếu họ kỳ vọng thành công, họ cam kết với mục tiêu; nếu không, họ bỏ qua.
Sử dụng kỹ thuật này, điều tương tự cũng xảy đến với những cảm xúc cũng như những suy nghĩ. Trong thực nghiệm thứ hai, kỹ thuật tương phản có hiệu quả về mặt cảm xúc đối với người cam kết thực hiện mục tiêu nếu họ nghĩ rằng họ có thể thành công, hoặc bỏ qua mục tiêu nếu họ nghĩ không thành công. Cả 2 nhóm kia (nuông chiều và chìm đắm) khong có sự đầu tư về mặt cảm xúc như vậy.
Thực nghiệm thứ ba phát hiện thấy những người theo kỹ thuật tương phản hoạt động mạnh mẽ hơn và thực hiện hành động sớm hơn những người chỉ tiêu khiển bằng những tưởng tượng tích cực hoặc tiêu cực. Một lần nữa, mọi người không cam kết với bản thân để thực hiện mục tiêu khi họ không kỳ vọng đạt được nó.
Tại sao kỹ thuật tương phản lại khó?
Để thực hiện kỹ thuật này thì : sự tưởng tượng tích cực về tương lai phải xuất hiện trước, theo sau nó là những khía cạnh tiêu cực của thực tế. Chúng ta phải suy nghĩ về sự khác nhau giữa tưởng tượng và thực tế. Nghiên cứu đã chỉ ra là nếu con người không có sự tương phản giữa tượng tượng và thực tế thì kỹ thuật này không hiệu quả (Oettingen & Gollwitzer, 2001).
Bản tính tự nhiên của con người là né tránh việc gắn liền những tưởng tượng của họ với thực tế, bởi vì nó gây ra sự không thoải mái. Chúng ta nhận ra mình có thể phải làm rất nhiều việc. Tệ hơn, chúng ta có thể đối mặt với thực tế là mục tiêu của chúng ta không thể thực hiện được. Con người không thích chuyển từ những ý nghĩ hạnh phúc sang những ý nghĩ tuyệt vọng. Chúng ta luôn muốn giữ mãi ý nghĩ về những điều hạnh phúc. Hoặc nếu chúng ta có những suy nghĩ tiêu cực thì chúng ta cảm thấy khó mà thay đổi nó thành tích cực.
Khi thực hiện đúng, sức mạnh của kỹ thuật này là nó buộc chúng ta phải quyết định. Mọi người có 1 xu hướng tự nhiên là né tránh những quyết định, thích sống trong 1 miền đất tưởng tượng mà ở đó khả năng thất bại bằng 0.
Kỹ thuật tương phản buộc chúng ta phải tự hỏi bản thân mình liệu đây có thực sự là mục tiêu chúng ta muốn theo đuổi. Nếu không thì chúng ta nên quên nó đi và tiếp tục theo đuổi những thứ khác. Nếu chúng ta kỳ vọng thành công thì kỹ thuật này buộc ta phải cam kết , hành động ngay bây giờ với sự tập trung và năng lượng cao độ.
1 mục tiêu mơ hồ bạn không quan tâm là 1 mục tiêu mà bạn không cam kết. Quyết định làm việc này thay vì việc kia luôn luôn là 1 loại rủi ro, cả về nhận thức và cảm xúc. Thời gian chúng ta tiêu tốn để theo đuổi 1 mục tiêu là thời gian chúng ta không thể dành cho việc theo đuổi những mục tiêu khác.
Ngược lại, nếu chúng ta không bao giờ cam kết trọn vẹn thì rất khó để đạt được bất kỳ điều gì. Kỹ thuật tương phản buộc bạn lựa chọn. Đưa ra 1 lựa chọn cam kết là bước đầu tiên trên lộ trình thực hiện những mục tiêu của bạn.
Nguồn: spring.org.uk
How to Commit to a Goal
Những thực nghiệm tâm lý học cho thấy sức mạnh của 1 kỹ thuật đơn giản để cam kết với những mục tiêu
Sau đây là 1 câu chuyện ngắn về lý do tại sao tất cả chúng ta đôi lúc bị xao lãng khỏi những mục tiêu quan trọng nhất trong cuộc sống của mình.*
Bạn đang suy nghĩ đến việc thay đổi công việc vì sếp của bạn là 1 cơn ác mộng và bạn đang trì trệ. Khi vài tuần trôi qua, bạn nghĩ mình sẽ cảm thấy vui vẻ như thế nào khi được làm việc cho 1 tổ chức thực sự đánh giá cao bạn. Bạn nghĩ đây có thể là 1 mục tiêu tốt để cam kết nhưng...
Thời điểm này công việc của bạn đang bận rộn, tiền bạc thì OK. Và thậm chí đừng đề cập đến nền kinh tế. Khi nào bạn có thời gian để cập nhật sơ yếu lý lịch và bắt đầu khám phá những lựa chọn?
Ngoài ra, bạn cũng đang nghĩ đến việc học 1 nhạc cụ. Với những bài học và số giờ luyện tập, bạn không còn thời gian cho những buổi phỏng vấn.
Một vài tháng trôi qua. Bạn quên mất việc thay đổi công việc và bắt đầu tưởng tượng đến việc học chơi piano. Thật là tuyệt vời sau 1 ngày làm việc vất vả, bạn được đắm mình trong âm nhạc.
Thật không may, cuộc sống hằng ngày lại can thiệp và bạn không làm gì khác hơn ngoài việc tìm hiểu giá tiền của những cây đàn piano trên mạng. Sau đó bạn tự hỏi điều gì xảy ra nếu những nhu cầu cuộc sống của bạn là... Và tiếp tục.
Sau 6 tháng, bạn quay lại với vấn đề thay đổi công việc, vẫn không thực hiện 1 sự khởi đầu đối với bất kỳ mục tiêu nào.
Một lý do chính chúng ta không đạt được những mục tiêu của cuộc sống chúng ta là do thiếu sự cam kết. Bài viết này mô tả những thực nghiệm tâm lý học cho thấy làm thế nào chúng ta có thể khuyến khích bản thân cam kết với những mục tiêu có lợi có thể làm thay đổi cuộc sống chúng ta.
Trong bài viết trước, chúng ta đã nhìn thấy những nguy hiểm của việc mơ tưởng về tương lai. Ở đây, trong 1 loạt thực nghiệm của Gabriele Oettingen và cộng sự, sự mơ tưởng lại có liên quan, nhưng lần này nó được kết hợp với thực tế (Oettingen et al., 2001).
Các nhà nghiên cứu chia 136 người tham gia thành 3 nhóm và giao cho họ 1 cách suy nghĩ khác nhau về làm thế nào họ muốn giải quyết 1 vấn đề, trong trường hợp này đó là 1 vấn đề liên nhân cách.
Nuông chiều: tưởng tượng 1 viễn cảnh tích cực khi vấn đề được giải quyết.
Chìm đắm: nghĩ về những khía cạnh tiêu cực của tình huống hiện tại.
Sự tương phản: đầu tiên tưởng tượng về 1 viễn cảnh tích cực khi vấn đề được giải quyết, sau đó nghĩ về những khía cạnh tiêu cực của thực tế. Sau đó, những người tham gia được yêu cầu so sánh tưởng tượng của họ với thực tế.
Điều quan trọng là những người tham gia cũng được hỏi về những kỳ vọng về sự thành công trong việc đạt được mục tiêu của họ.
Các nhà nghiên cứu phát hiện thấy, kỹ thuật tương phản là hiệu quả nhất trong việc khuyến khích mọi người lập những kế hoạch hành động và chịu trách nhiệm (nhưng chỉ khi những kỳ vọng về sự thành công là cao). Khi những kỳ vọng về giải quyết vấn đề liên nhân cách là thấp, những người ở nhóm kỹ thuật tương phản ít lập kế hoạch hơn và ít chịu trách nhiệm.
Kỹ thuật tương phản có vẻ như buộc mọi người quyết định liệu mục tiêu của họ có thực sự đạt được hay không. Sau đó, nếu họ kỳ vọng thành công, họ cam kết với mục tiêu; nếu không, họ bỏ qua.
Sử dụng kỹ thuật này, điều tương tự cũng xảy đến với những cảm xúc cũng như những suy nghĩ. Trong thực nghiệm thứ hai, kỹ thuật tương phản có hiệu quả về mặt cảm xúc đối với người cam kết thực hiện mục tiêu nếu họ nghĩ rằng họ có thể thành công, hoặc bỏ qua mục tiêu nếu họ nghĩ không thành công. Cả 2 nhóm kia (nuông chiều và chìm đắm) khong có sự đầu tư về mặt cảm xúc như vậy.
Thực nghiệm thứ ba phát hiện thấy những người theo kỹ thuật tương phản hoạt động mạnh mẽ hơn và thực hiện hành động sớm hơn những người chỉ tiêu khiển bằng những tưởng tượng tích cực hoặc tiêu cực. Một lần nữa, mọi người không cam kết với bản thân để thực hiện mục tiêu khi họ không kỳ vọng đạt được nó.
Tại sao kỹ thuật tương phản lại khó?
Để thực hiện kỹ thuật này thì : sự tưởng tượng tích cực về tương lai phải xuất hiện trước, theo sau nó là những khía cạnh tiêu cực của thực tế. Chúng ta phải suy nghĩ về sự khác nhau giữa tưởng tượng và thực tế. Nghiên cứu đã chỉ ra là nếu con người không có sự tương phản giữa tượng tượng và thực tế thì kỹ thuật này không hiệu quả (Oettingen & Gollwitzer, 2001).
Bản tính tự nhiên của con người là né tránh việc gắn liền những tưởng tượng của họ với thực tế, bởi vì nó gây ra sự không thoải mái. Chúng ta nhận ra mình có thể phải làm rất nhiều việc. Tệ hơn, chúng ta có thể đối mặt với thực tế là mục tiêu của chúng ta không thể thực hiện được. Con người không thích chuyển từ những ý nghĩ hạnh phúc sang những ý nghĩ tuyệt vọng. Chúng ta luôn muốn giữ mãi ý nghĩ về những điều hạnh phúc. Hoặc nếu chúng ta có những suy nghĩ tiêu cực thì chúng ta cảm thấy khó mà thay đổi nó thành tích cực.
Khi thực hiện đúng, sức mạnh của kỹ thuật này là nó buộc chúng ta phải quyết định. Mọi người có 1 xu hướng tự nhiên là né tránh những quyết định, thích sống trong 1 miền đất tưởng tượng mà ở đó khả năng thất bại bằng 0.
Kỹ thuật tương phản buộc chúng ta phải tự hỏi bản thân mình liệu đây có thực sự là mục tiêu chúng ta muốn theo đuổi. Nếu không thì chúng ta nên quên nó đi và tiếp tục theo đuổi những thứ khác. Nếu chúng ta kỳ vọng thành công thì kỹ thuật này buộc ta phải cam kết , hành động ngay bây giờ với sự tập trung và năng lượng cao độ.
1 mục tiêu mơ hồ bạn không quan tâm là 1 mục tiêu mà bạn không cam kết. Quyết định làm việc này thay vì việc kia luôn luôn là 1 loại rủi ro, cả về nhận thức và cảm xúc. Thời gian chúng ta tiêu tốn để theo đuổi 1 mục tiêu là thời gian chúng ta không thể dành cho việc theo đuổi những mục tiêu khác.
Ngược lại, nếu chúng ta không bao giờ cam kết trọn vẹn thì rất khó để đạt được bất kỳ điều gì. Kỹ thuật tương phản buộc bạn lựa chọn. Đưa ra 1 lựa chọn cam kết là bước đầu tiên trên lộ trình thực hiện những mục tiêu của bạn.
Nguồn: spring.org.uk