Làm thế nào để giữ cho hạnh phúc không tàn phai.

Tham khảo :How To Keep Happiness From Fading
Two tools you can use to make happiness last
Published on August 15, 2012 by Heidi Grant Halvorson, Ph.D. in The Science of Success

Bất kể bây giờ bạn đang cảm thấy đau khổ như thế nào, thì nếu bạn nhìn lại quá khứ, chắc chắn có những sự kiện trong đời làm bạn hạnh phúc. Khi những điều tốt đẹp xảy đến, chúng ta cảm nhận những cảm xúc tích cực - như phấn khích, giải tỏa, tự hào và tất nhiên là hạnh phúc. Những cảm xúc đó là quan trọng đối với hạnh phúc của chúng ta.

Nhưng vấn đề là hạnh phúc thường không kéo dài. Sự phấn khích của lần đầu tiên mua chiếc xe mới sẽ phai tàn, sự hồi hộp của việc được thăng chức sẽ nhường chỗ cho sự lo lắng của việc xử lý những trách nhiệm đi cùng với nó.

Các nhà tâm lý học gọi hiện tượng này là sự thích nghi với niềm khoái lạc ( hedonic adaptation ) - quan điểm ở đây là bất kể một điều gì đó làm chúng ta cảm thấy tốt như thế nào thì phần lớn thời gian chúng ta hướng về lại nơi chúng ta đã bắt đầu. Một nghiên cứu nổi tiếng ( thường được trích dẫn ) cho thấy , mặc cho những hưng phấn ban đầu, những người trúng số không hạnh phúc hơn những người không trúng số sau 18 tháng. Khuynh hướng tương tự như vậy cũng xuất hiện sau hôn nhân, sau những lần tự nguyện thay đổi công việc, sau khi được thăng chức - những kiểu sự việc mà chúng ta thường mong đợi, kỳ vọng rằng chúng sẽ thay đổi hạnh phúc của chúng ta trở nên tốt hơn theo một cách lâu dài, vĩnh viễn.

Tại sao chúng ta không thể làm cho hạnh phúc kéo dài ? Nhà tâm lý học Kennon Sheldon và Sonja Lyubomirsky bàn luận trong một bài báo gần đây rằng sự thích nghi với niềm khoái lạc của chúng ta xuất hiện vì 2 nguyên nhân.

Khi một sự thay đổi tích cực lần đầu tiên xuất hiện ( ví dụ, bạn chuyển đến một ngôi nhà mới tuyệt đẹp ), thì thường có rất nhiều sự kiện tích cực xảy đến như là một hệ quả. Bạn có thể tắm thật lâu trong bồn tắm, gara để xe rộng rãi... Nhưng theo thời gian, bạn sẽ có ít những sự kiện tích cực hơn để trải nghiệm, bởi vì bạn đã quen với tất cả những tính năng của ngôi nhà, và sau một thời gian bạn sẽ không để ý đến chúng nữa. Với ít sự kiện tích cực hơn, và do đó sẽ có ít cảm xúc tích cực hơn ( phấn khích, tự hào, hạnh phúc ) , niềm hạnh phúc mới phát hiện của bạn không thể duy trì.
*
Nguyên nhân thứ hai khiến hạnh phúc phai tàn là , ngay cả khi những sự kiện tích cực tiếp tục diễn ra - ví dụ, nếu sự khỏe mạnh và thói quen ăn uống lành mạnh của bạn khiến cơ thể bạn trông thật tuyệt , và kết quả là có nhiều cơ hội mới trong chuyện tình cảm - thù sự thay đổi bắt đầu được xem xét là " sự bình thường mới " ( the “new normal"). Mức độ khao khát của bạn thay đổi - bạn muốn trông *xinh đẹp hơn. Nhà tâm lý học từng đạt giải Nobel - Daniel Kahneman - nói về quá trình này như là một kiểu *“satisfaction treadmill ".Bởi vì chúng ta liên tục thay đổi những tiêu chuẩn của mình đi lên một khi chúng ta đã đạt được chúng, nên chúng ta phải tiếp tục chạy để cảm thấy thỏa mãn một lần nữa.

Nhưng đừng tuyệt vọng, chúng ta có khả năng kéo dài hạnh phúc bằng cách làm chậm quá trình thích nghi. Trong một nghiên cứu gần đây, Sheldon và Lyubomirsky phát hiện thấy 2 công cụ giúp bạn chống lại sự thích nghi , hiệu quả trong việc duy trì hạnh phúc đạt được theo thời gian : sự đa dạng ( variety ) và sự cảm kích, sự thưởng thức ( appreciation ).

Công cụ 1: Sự đa dạng là gia vị của cuộc sống. Nó cũng là một vũ khí tiềm năng chống lại sự thích nghi, bởi vì chúng ta không " quen với " những sự kiện tích cực khi những trải nghiệm của chúng ta là mới lạ hoặc bất ngờ. Ngược lại với điều đó là khi một trải nghiệm tích cực lặp đi lặp lại, khi bạn biết chính xác điều gì để mong đợi.

Những sự thay đổi tích cực được trải nghiệm theo những cách thức đa dạng thì càng có khả năng kéo dài hạnh phúc. Vì vậy, bạn sẽ hạnh phúc hơn với người bạn tình nếu hai bạn dành thời gian cùng làm những điều mới lạ hơn là mắc kẹt trong một lề thói nhàm chán. Bạn sẽ hạnh phúc hơn trong công việc nếu bạn có khả năng xử lý những nhiệm vụ và những thách thức mới - nếu có một số sự khác biệt trong những gì bạn làm.

Niềm hạnh phúc bạn nhận được khi làm bất cứ điều gì sẽ phai tàn nếu bạn làm nó theo cùng một cách mỗi ngày, do đó hãy kết hợp mọi việc với nhau. Nghĩ về điều này trước khi thực hiện một sự thay đổi vì bạn tin là nó sẽ làm bạn hạnh phúc hơn - bạn có thể trải nghiệm bất cứ điều gì theo những cách khác nhau chứ ? Nếu câu trả lời là không thì đừng mong đợi hạnh phúc sẽ kéo dài.

Công cụ 2: Sự cảm kích, thưởng thức.

Khi bạn trải nghiệm về lòng biết ơn, sẽ xuất hiện một cảm giác may mắn với hoàn cảnh hiện tại của bạn so với người khác, hoặc so với quá khứ của bạn.*

Khi chúng ta thưởng thức những kinh nghiệm tích cực, khi chúng ta hướng tâm trí mình đến chúng một lần nữa trong niềm vui thì chúng ta không chỉ làm cho hạnh phúc của mình kéo dài mà còn khiến nó thú vị hơn.

Con người dành rất nhiều thời gian để cố gắng xác định điều gì sẽ làm họ hạnh phúc, nhưng gần như không có đủ thời gian để cố gắng dừng lại với niềm hạnh phúc mà họ đã có. Điều này giống như tập trung tất cả năng lượng của bạn vào việc kiếm nhiều tiền mà không nghĩ đến bạn sẽ làm gì với số tiền bạn đã kiếm được. Chìa khoá của sự giàu có cũng như của hạnh phúc là không chỉ tìm kiếm những cơ hội mới mà còn phải biết tận hưởng tối đa những gì bạn có.
 
Top