Nếu tôi yêu cầu bạn đánh giá một người nào đó thông minh như thế nào, bạn sẽ biết bắt đầu ở đâu. Nhưng nếu bạn đánh giá người đó thông thái như thế nào thì bạn sẽ xem xét những phẩm chất gì?
Thông thái là khả năng đưa ra những đánh giá và lựa chọn hợp lý dựa trên kinh nghiệm. Nó là một đức tính tốt theo truyền thống triết học và tôn giáo lớn, từ Aristotle đến Khổng Tử và từ đạo Cơ đốc đến đạo Do thái, đạo Hồi đến đạo Phật, và đạo Lão đến đạo Ấn. Theo cuốn From Smart to Wise, sự thông thái đã phân biệt giữa những nhà lãnh đạo vĩ đại với phần còn lại. Vậy bạn cần làm gì để nuôi dưỡng sự thông thái?
Trong một nghiên cứu do nhà tâm lý Paul Baltes và Ursula Staudinger dẫn đầu, một nhóm các nhà báo có ảnh hưởng đã đề cử những nhân vật của công chúng được xem là thông thái. Các nhà nghiên cứu đã thu hẹp danh sách ban đầu xuống còn một vài người được nhiều người xem là thông thái – một nhóm các nhà lãnh đạo, nhà thần học, nhà khoa học và những thần tượng văn hóa. Họ so sánh những người thông thái đó với một nhóm được kiểm soát gồm các chuyên gia thành công nhưng không được đề cử là người thông thái (bao gồm những luật sư, bác sỹ, giáo viên, nhà khoa học và nhà quản lý).
Cả hai nhóm đều trả lời những câu hỏi cho họ một cơ hội thể hiện sự thông thái của họ. Ví dụ, họ sẽ cho lời khuyên gì với một góa phụ đang đối mặt với một lựa chọn giữa một bên là từ bỏ công việc của cô và một bên là hỗ trợ con trai và cháu cô? Họ sẽ trả lời một cuộc điện thoại từ một người bạn đang bị trầm cảm nặng như thế nào? Một hội đồng chuyên gia đã đánh giá những câu trả lời của họ, và kết quả - cùng với nhiều nghiên cứu theo sau đó – đã tiết lộ sáu sự hiểu biết về sự khác biệt giữa người thông thái với những người còn lại trong chúng ta.
1. Đừng đợi cho đến khi bạn già hơn và thông minh hơn. Người đạt số điểm thông thái cao nhất có thể là 30 tuổi cũng như 60 tuổi. Hóa ra số lượng kinh nghiệm sống ít liên quan đến chất lượng của những kinh nghiệm đó. Theo dữ liệu, độ tuổi giữa 25 đến 75, thì sự tương quan giữa tuổi tác và sự thông thái là 0. Sự thông thái không nảy sinh từ bản thân kinh nghiệm sống, mà đúng hơn là từ sự suy ngẫm sâu sắc về những bài học thu được từ kinh nghiệm sống. Nghiên cứu còn cho thấy trí thông minh chỉ chịu trách nhiệm cho khoảng 2% sự khác nhau trong sự thông thái. Bạn có thể giỏi trong việc xử lý thông tin phức tạp nhưng không đạt được những giải pháp hợp lý cho những vấn đề. Nuôi dưỡng sự thông thái là một sự lựa chọn có suy tính mà con người có thể làm bất kể tuổi tác và trí thông minh của họ. Đây là cách họ làm.
2. Nhìn thế giới trong những sắc thái của màu xám, không phải trắng và đen. Hãy tưởng tượng bạn đang gặp một cô gái 15 tuổi đang lên kế hoạch lấy chồng tuần tới. Bạn sẽ nói gì với cô ấy?
Đây là một câu trả lời đạt điểm thông thái thấp:
“Một bé gái 15 tuổi muốn kết hôn? Không được, kết hôn ở tuổi 15 là sai hoàn toàn. Bạn phải nói với cô gái là hôn nhân không khả thi. Thật vô trách nhiệm khi ủng hộ quan điểm đó. Không, đây chỉ là một quan điểm điên rồ.”
Ngược lại, người thông thái có quan điểm đa chiều. Hãy xem một câu trả lời đạt điểm thông thái cao:
“Nhìn bề ngoài, đây có vẻ là một vấn đề dễ dàng. Theo trung bình thì một cô gái 15 tuổi lấy chồng không phải là điều hay. Nhưng có những hoàn cảnh mà ở đó trường hợp trung bình không phù hợp. Có thể trong trường hợp này có liên quan đến những hoàn cảnh đặc biệt, ví dụ như cô gái đang mắc bệnh giai đoạn cuối. Hoặc cô gái vừa mất bố mẹ. Và cô gái có thể đang sống ở nền văn hóa khác hoặc giai đoạn lịch sử khác. Có thể cô gái được dạy dỗ với một hệ giá trị khác với chúng ta. Thêm nữa, bạn phải nghĩ về cách nói chuyện với cô gái và xem xét trạng thái cảm xúc của cô.”
Chuyên gia Roger Martin xem những người thông thái là giỏi về suy nghĩ hợp nhất – “khả năng có hai quan điểm hoàn toàn đối lập nhau trong đầu họ” – và làm hòa hợp chúng cho tình huống trước mắt. Nói như nhà triết học Bertrand Russell “những người ngu ngốc và cuồng tín lúc nào cũng rất chắc chắn về bản thân họ, nhưng người thông thái hơn thì đầy ắp những sự không chắc.”
3. Cân bằng lợi ích bản thân và lợi ích cộng đồng. Phẩm chất thứ hai định nghĩa sự thông thái là khả năng xem xét vượt ra ngoài những khao khát cá nhân của chúng ta. Như nhà tâm lý Robert Sternberg nói: “sự thông thái và tính vị kỷ không thể hòa hợp được”.
Điều này không có ý nói rằng người thông thái là người hy sinh bản thân. Trong cuốn Give and Take, tôi đã nêu ra bằng chứng về sự thỏa mãn, hạnh phúc và thành công đều bị xâm hại nếu chúng ta quá quan tâm đến người khác hoặc đến bản thân chúng ta. Nó không lành mạnh cũng như không hiệu quả khi bạn là người cực kỳ ích kỷ hoặc cực kỳ tử tế, vị tha. Người không đeo mặt nạ oxy cho bản thân họ trước khi giúp đỡ người khác thì kết cuộc sẽ chết, và người theo đuổi những lợi ích cá nhân bất chấp tổn hại đến người khác kết thúc là hủy hoại mối quan hệ và uy tín của họ. Người thông thái phản đối giả định cho rằng thế giới là một nơi thắng-thua, được-mất. Họ luôn tìm ra cách để làm lợi cho mục tiêu của người khác cũng như cho những mục tiêu của riêng họ.
4. Thách thức tình trạng hiện tại. Người thông thái sẵn sàng hoài nghi những quy tắc. Thay vì chấp nhận sự việc như chúng luôn luôn là, sự thông thái liên quan đến việc đặt câu hỏi rằng có con đường nào khác tốt hơn không. Trong cuốn Practical Wisdom, nhà tâm lý Barry Schwartz và nhà khoa học chính trị Kenneth Sharpe mô tả về một người đàn ông Philadelphia bị buộc tội khống chế một tài xế taxi bằng một khẩu súng. Bản án cho tội này là 2-5 năm tù, nhưng thực tế thì: anh ấy dùng một khẩu súng đồ chơi, đó là lần phạm tội đầu tiên của anh ta, anh ta vừa mất việc và anh trộm 50$ để giúp gia đình. Một thẩm phán thông thái sẽ cho anh một bản án nhẹ hơn và cho phép anh ta có một công việc bên ngoài nhà tù trong những ngày đó để anh có thể giúp gia đình – và buộc anh trả lại 50$.
5. Hướng đến sự hiểu biết hơn là đánh giá. Nhiều người trong chúng ta hành động giống như những bồi thẩm viên, đánh giá hành động của người khác để chúng ta có thể phân loại chúng thành tốt và xấu. Người thông thái chống lại thôi thúc này, họ hành động giống như những thám tử mà mục tiêu của họ là giải thích về hành vi của người khác. Theo thời gian, việc nhấn mạnh vào sự hiểu biết hơn là đánh giá đem lại một lợi thế trong việc dự đoán những hành động của người khác, cho phép người thông thái đưa ra lời khuyên tốt hơn cho người khác và đưa ra những lựa chọn tốt hơn cho bản thân họ.
6. Tập trung vào mục đích sống hơn sự thỏa mãn. Trong một nghiên cứu gây bất ngờ, nhóm của Baltes khám phá ra người thông thái không hạnh phúc hơn những người khác. Họ không trải nghiệm nhiều cảm xúc tích cực hơn, có lẽ vì sự thông thái đòi hỏi sự tự suy ngẫm mang tính phê phán và một quan điểm dài hạn. Tuy nhiên, sự thông thái có một lợi ích tâm lý rõ ràng: một cảm nhận về mục đích sống mạnh mẽ hơn. Đôi khi, sự thông thái có thể bao gồm việc đặt những gì làm chúng ta hạnh phúc sau cuộc tìm kiếm ý nghĩa sống.
Nguồn
How to Think Like a Wise Person
Age and intelligence don't always bring better judgment
Published on August 28, 2013 by Adam Grant, Ph.D. in Give and Take
PsychologyToday
Thông thái là khả năng đưa ra những đánh giá và lựa chọn hợp lý dựa trên kinh nghiệm. Nó là một đức tính tốt theo truyền thống triết học và tôn giáo lớn, từ Aristotle đến Khổng Tử và từ đạo Cơ đốc đến đạo Do thái, đạo Hồi đến đạo Phật, và đạo Lão đến đạo Ấn. Theo cuốn From Smart to Wise, sự thông thái đã phân biệt giữa những nhà lãnh đạo vĩ đại với phần còn lại. Vậy bạn cần làm gì để nuôi dưỡng sự thông thái?
Trong một nghiên cứu do nhà tâm lý Paul Baltes và Ursula Staudinger dẫn đầu, một nhóm các nhà báo có ảnh hưởng đã đề cử những nhân vật của công chúng được xem là thông thái. Các nhà nghiên cứu đã thu hẹp danh sách ban đầu xuống còn một vài người được nhiều người xem là thông thái – một nhóm các nhà lãnh đạo, nhà thần học, nhà khoa học và những thần tượng văn hóa. Họ so sánh những người thông thái đó với một nhóm được kiểm soát gồm các chuyên gia thành công nhưng không được đề cử là người thông thái (bao gồm những luật sư, bác sỹ, giáo viên, nhà khoa học và nhà quản lý).
Cả hai nhóm đều trả lời những câu hỏi cho họ một cơ hội thể hiện sự thông thái của họ. Ví dụ, họ sẽ cho lời khuyên gì với một góa phụ đang đối mặt với một lựa chọn giữa một bên là từ bỏ công việc của cô và một bên là hỗ trợ con trai và cháu cô? Họ sẽ trả lời một cuộc điện thoại từ một người bạn đang bị trầm cảm nặng như thế nào? Một hội đồng chuyên gia đã đánh giá những câu trả lời của họ, và kết quả - cùng với nhiều nghiên cứu theo sau đó – đã tiết lộ sáu sự hiểu biết về sự khác biệt giữa người thông thái với những người còn lại trong chúng ta.
1. Đừng đợi cho đến khi bạn già hơn và thông minh hơn. Người đạt số điểm thông thái cao nhất có thể là 30 tuổi cũng như 60 tuổi. Hóa ra số lượng kinh nghiệm sống ít liên quan đến chất lượng của những kinh nghiệm đó. Theo dữ liệu, độ tuổi giữa 25 đến 75, thì sự tương quan giữa tuổi tác và sự thông thái là 0. Sự thông thái không nảy sinh từ bản thân kinh nghiệm sống, mà đúng hơn là từ sự suy ngẫm sâu sắc về những bài học thu được từ kinh nghiệm sống. Nghiên cứu còn cho thấy trí thông minh chỉ chịu trách nhiệm cho khoảng 2% sự khác nhau trong sự thông thái. Bạn có thể giỏi trong việc xử lý thông tin phức tạp nhưng không đạt được những giải pháp hợp lý cho những vấn đề. Nuôi dưỡng sự thông thái là một sự lựa chọn có suy tính mà con người có thể làm bất kể tuổi tác và trí thông minh của họ. Đây là cách họ làm.
2. Nhìn thế giới trong những sắc thái của màu xám, không phải trắng và đen. Hãy tưởng tượng bạn đang gặp một cô gái 15 tuổi đang lên kế hoạch lấy chồng tuần tới. Bạn sẽ nói gì với cô ấy?
Đây là một câu trả lời đạt điểm thông thái thấp:
“Một bé gái 15 tuổi muốn kết hôn? Không được, kết hôn ở tuổi 15 là sai hoàn toàn. Bạn phải nói với cô gái là hôn nhân không khả thi. Thật vô trách nhiệm khi ủng hộ quan điểm đó. Không, đây chỉ là một quan điểm điên rồ.”
Ngược lại, người thông thái có quan điểm đa chiều. Hãy xem một câu trả lời đạt điểm thông thái cao:
“Nhìn bề ngoài, đây có vẻ là một vấn đề dễ dàng. Theo trung bình thì một cô gái 15 tuổi lấy chồng không phải là điều hay. Nhưng có những hoàn cảnh mà ở đó trường hợp trung bình không phù hợp. Có thể trong trường hợp này có liên quan đến những hoàn cảnh đặc biệt, ví dụ như cô gái đang mắc bệnh giai đoạn cuối. Hoặc cô gái vừa mất bố mẹ. Và cô gái có thể đang sống ở nền văn hóa khác hoặc giai đoạn lịch sử khác. Có thể cô gái được dạy dỗ với một hệ giá trị khác với chúng ta. Thêm nữa, bạn phải nghĩ về cách nói chuyện với cô gái và xem xét trạng thái cảm xúc của cô.”
Chuyên gia Roger Martin xem những người thông thái là giỏi về suy nghĩ hợp nhất – “khả năng có hai quan điểm hoàn toàn đối lập nhau trong đầu họ” – và làm hòa hợp chúng cho tình huống trước mắt. Nói như nhà triết học Bertrand Russell “những người ngu ngốc và cuồng tín lúc nào cũng rất chắc chắn về bản thân họ, nhưng người thông thái hơn thì đầy ắp những sự không chắc.”
3. Cân bằng lợi ích bản thân và lợi ích cộng đồng. Phẩm chất thứ hai định nghĩa sự thông thái là khả năng xem xét vượt ra ngoài những khao khát cá nhân của chúng ta. Như nhà tâm lý Robert Sternberg nói: “sự thông thái và tính vị kỷ không thể hòa hợp được”.
Điều này không có ý nói rằng người thông thái là người hy sinh bản thân. Trong cuốn Give and Take, tôi đã nêu ra bằng chứng về sự thỏa mãn, hạnh phúc và thành công đều bị xâm hại nếu chúng ta quá quan tâm đến người khác hoặc đến bản thân chúng ta. Nó không lành mạnh cũng như không hiệu quả khi bạn là người cực kỳ ích kỷ hoặc cực kỳ tử tế, vị tha. Người không đeo mặt nạ oxy cho bản thân họ trước khi giúp đỡ người khác thì kết cuộc sẽ chết, và người theo đuổi những lợi ích cá nhân bất chấp tổn hại đến người khác kết thúc là hủy hoại mối quan hệ và uy tín của họ. Người thông thái phản đối giả định cho rằng thế giới là một nơi thắng-thua, được-mất. Họ luôn tìm ra cách để làm lợi cho mục tiêu của người khác cũng như cho những mục tiêu của riêng họ.
4. Thách thức tình trạng hiện tại. Người thông thái sẵn sàng hoài nghi những quy tắc. Thay vì chấp nhận sự việc như chúng luôn luôn là, sự thông thái liên quan đến việc đặt câu hỏi rằng có con đường nào khác tốt hơn không. Trong cuốn Practical Wisdom, nhà tâm lý Barry Schwartz và nhà khoa học chính trị Kenneth Sharpe mô tả về một người đàn ông Philadelphia bị buộc tội khống chế một tài xế taxi bằng một khẩu súng. Bản án cho tội này là 2-5 năm tù, nhưng thực tế thì: anh ấy dùng một khẩu súng đồ chơi, đó là lần phạm tội đầu tiên của anh ta, anh ta vừa mất việc và anh trộm 50$ để giúp gia đình. Một thẩm phán thông thái sẽ cho anh một bản án nhẹ hơn và cho phép anh ta có một công việc bên ngoài nhà tù trong những ngày đó để anh có thể giúp gia đình – và buộc anh trả lại 50$.
5. Hướng đến sự hiểu biết hơn là đánh giá. Nhiều người trong chúng ta hành động giống như những bồi thẩm viên, đánh giá hành động của người khác để chúng ta có thể phân loại chúng thành tốt và xấu. Người thông thái chống lại thôi thúc này, họ hành động giống như những thám tử mà mục tiêu của họ là giải thích về hành vi của người khác. Theo thời gian, việc nhấn mạnh vào sự hiểu biết hơn là đánh giá đem lại một lợi thế trong việc dự đoán những hành động của người khác, cho phép người thông thái đưa ra lời khuyên tốt hơn cho người khác và đưa ra những lựa chọn tốt hơn cho bản thân họ.
6. Tập trung vào mục đích sống hơn sự thỏa mãn. Trong một nghiên cứu gây bất ngờ, nhóm của Baltes khám phá ra người thông thái không hạnh phúc hơn những người khác. Họ không trải nghiệm nhiều cảm xúc tích cực hơn, có lẽ vì sự thông thái đòi hỏi sự tự suy ngẫm mang tính phê phán và một quan điểm dài hạn. Tuy nhiên, sự thông thái có một lợi ích tâm lý rõ ràng: một cảm nhận về mục đích sống mạnh mẽ hơn. Đôi khi, sự thông thái có thể bao gồm việc đặt những gì làm chúng ta hạnh phúc sau cuộc tìm kiếm ý nghĩa sống.
Nguồn
How to Think Like a Wise Person
Age and intelligence don't always bring better judgment
Published on August 28, 2013 by Adam Grant, Ph.D. in Give and Take
PsychologyToday