Làm thế nào để trở thành một người hoàn thành mục tiêu xuất sắc.

Tham khảo:
How to Become A Great Finisher
Do you focus on the challenges overcome, or the ones that lie ahead?
Published on June 22, 2011 by Heidi Grant Halvorson, Ph.D. in The Science of Success

Hãy xem những người bạn làm việc cùng, và bạn sẽ phát hiện thấy nhiều người là những người bắt đầu giỏi (*Good Starters ) - những cá nhân muốn thành công và có những ý tưởng đầy hứa hẹn làm thế nào để điều đó xảy ra. Họ bắt đầu mỗi công việc mình theo đuổi với đam mê, hoặc ít nhất là với một sự cam kết hoàn thành công việc.

Và sau đó một số chuyện xảy ra. Trên đường đi, họ sa lầy vào những dự án khác. Họ bắt đầu trì hoãn và bỏ lỡ những thời hạn. Những dự án của họ không bao giờ hoàn thành.

Tất cả những điều này nghe quen thuộc phải không ? Nếu bạn cảm thấy có lỗi vì là người giỏi bắt đầu nhưng lại là người hoàn thành mục tiêu tệ - trong công việc hoặc trong đời sống cá nhân - bạn đã có một vấn đề rất phổ biến.

Trở thành một người hoàn thành mục tiêu xuất sắc có nghĩa là duy trì được động lực hành động từ khi bắt đầu một dự án cho đến khi kết thúc. Nghiên cứu gần đây đã khám phá ra lý do tại sao điều đó có thể rất khó khăn, và một chiến lược đơn giản và hiệu quả bạn có thể dùng để giữ động lực hành động cao.
*
Trong những nghiên cứu của*Minjung Koo và Ayelet Fishbach ( trường đại học*Chicago ), kiểm tra xem mọi người theo đuổi những mục tiêu của họ bị ảnh hưởng như thế nào bởi việc tập trung vào 'những gì họ đã làm được' hoặc 'những gì còn lại phải hoàn thành'.

Mọi người thưởng sử dụng 2 kiểu suy nghĩ trên để thúc đẩy bản thân. Một vận động viên chạy*marathon có thể chọn cách suy nghĩ về những dặm anh ấy đã chạy được hoặc những dặm còn phải chạy phía trước. Một người ăn kiêng muốn giảm 5 kg có thể cố gắng chống lại cám dỗ bằng cách nhắc nhở bản thân về 3 kg đã giảm được, hoặc còn phải giảm thêm 2 kg nữa.

Bằng trực giác, cả hai cách tiếp cận trên đều có sức hấp dẫn. Nhưng tập trung quá nhiều vào những gì bạn đã đạt được sẽ làm suy yếu động lực hoàn thành mục tiêu của bạn hơn là duy trì nó.

Nghiên cứu của*Koo và Fishbach cho thấy khi chúng ta theo đuổi một mục tiêu và xem xét việc mình đã đi được bao xa, chúng ta có một cảm giác sớm hoàn thành và bắt đầu buông lơi. Trong 1 nghiên cứu, những sinh viên đại học đang học tập chuẩn bị cho một kỳ thi của một khoá học quan trọng có nhiều động lực để học hơn sau khi được nói rằng họ chỉ còn khoảng 52% tài liệu phải học, so với những sinh viên được nói là họ đã hoàn thành 48% tài liệu học.

Khi chúng ta tập trung vào sự tiến bộ đã đạt được, chúng ta cũng có khả năng cố gắng đạt được một cảm giác 'cân bằng' bằng cách tạo ra sự tiến bộ trong những mục tiêu quan trọng khác.

Thay vào đó, nếu chúng ta tập trung vào những điều còn lại cần phải hoàn thành, động lực hành động không chỉ được duy trì mà còn nâng cao. Về cơ bản, điều này có liên quan đến cách thức bộ não chúng ta hoạt động. Khi bộ não của bạn phát hiện một sự không phù hợp giữa nơi chúng ta đang ở và nơi chúng ta muốn đến, nó sẽ phản ứng lại bằng cách ném vào những nguồn lực như : sự chú ý, nỗ lực, quá trình xử lý thông tin sâu hơn và sức mạnh ý chí.

Trong thực tế, chính sự không phù hợp đó báo hiệu một hành động cần được tiến hành,nhưng khi bạn tập trung vào những gì đã đạt được thì lối suy nghĩ này đã che dấu tín hiệu đó.*

Những người hoàn thành mục tiêu xuất sắc buộc bản thân họ phải tập trung chú ý vào mục tiêu và không bao giờ chúc mừng bản thân vì một công việc được hoàn thành một nửa. Những nhà quản lý giỏi tạo ra những người hoàn thành mục tiêu xuất sắc bằng cách nhắc nhở nhân viên tập trung vào phần thưởng. Sự khuyến khích là quan trọng, nhưng để giữ cho nhóm của bạn có động lực hành động, hãy tiết kiệm phần thưởng cho một công việc được hoàn thành tốt và trọn vẹn.
 
Ðề: Làm thế nào để trở thành một người hoàn thành mục tiêu xuất sắc.

Sự bền bỉ, kiên định sẽ quyết định việc bạn có đạt được mục tiêu của mình hay không. Người xưa có câu: có chí làm quan có gan làm giàu. Ngày nay, muốn thành công thì phải vừa có chí, vừa có gan.
 
Top