Làng cổ Đường Lâm vươn tới Di sản văn hóa thế giới

Trong danh sách di sản văn hóa thế giới sắp tới có thể sẽ có thêm một địa danh nữa của Việt Nam. Với nỗ lực để điều này trở thành hiện thực, cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JK) phối hợp với ban quản lý di tích Làng cổ Đường Lâm tổ chức hội thảo về những giá trị của làng cổ đường lâm trước khi đề suất với Unesco công nhận Làng cổ Đường Lâm là di sản văn hóa thế giới.

Bảo tàng sống chứa đựng giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể

Làng cô Đường Lâm ở một vị trí rất gần với Thủ đô nhưng vẫn lưu giữ trong mình kho tàng những giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật, khoa học quý báu; những nét sinh hoạt truyền thống của một làng nông vùng đồng bằng bắc bộ. Đến với Làng cổ Đường Lâm là đến với một “Bảo tàng sống” đặc trưng, điển hình về lối sống nông nghiệp – nông thôn Việt Nam. Ở đây những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể hòa quyện, đan xen và tạo thành một thể thống nhất, từ các loại hình di tích, các lễ hội truyền thống, nhà cổ đến các mối quan hệ dòng họ, nét sinh hoạt của gia đình. Nơi đây cũng là vùng đất thiêng, đã sản sinh ra các vị anh hùng, danh nhân làm rạng danh non sông đất nước như: Bà Man Thiện – thân mẫu sinh ra Hai Bà Trưng (Thế kỷ I), bố cái Đại Vương Phùng Hưng (thế kỷ 8), Ngô Quyền (thế kỷ 10). Thám Hoa. Giang Văn Minh (thế kỷ 17),…

Nói đến quần thể di tích làng cổ ở Đường Lâm là nói đến kiến trúc độc đáo của những ngôi nhà cổ. Theo thống kê, trong làm cổ hiện có 350 ngôi nhà còn bảo tồn được nguyên vẹn và một phần kiến trúc cổ, hàng ngàn ngôi nhà truyền thống, trong đó có 30 ngôi nhà cổ xây dựng bằng gạch đá ong còn nguyên vẹn, tập trung ở các thôn, trong đó nhiều nhất là thôn Mông Phụ.

Quần thể di tích làng cổ ở Đường Lâm là một bức tranh sinh động, đặc sắc đa màu với không gian cảnh quan môi trường phong phú gồm gò đồi, ao hồ, chuôm vũng, đồi bãi mấp mô, những bức tường được xây bằng gạch, đất nện đá ong xù xì, mộc mạc những ngõ xóm lát gạch đỏ nghiêng, chiếc cổng làng cổ…, tất cả hội tụ những tinh túy, cốt cách, cái hồn của làng quê Việt Nam.

Bên cạnh những giá trị vật thể, làng cổ Đường Lâm chứa đựng những giá trị văn hóa phi vật thể với nhiều lễ hồi truyền thống gần với các di tích. Các lễ hội diễn ra hàng năm với sác màu và nội dung đa dạng, phong phú như phần lễ hội, các trò chơi văn hóa văn nghệ dân gian đặc sắc của vùng.

Về văn hóa ẩm thực, các món ăn đặc sắc truyền thống của người dân từ nhiều thể kỷ nay vẫn đang được bảo tòn, gìn giữ và phát triển tại Làng cổ Đường Lâm, ngày nay đang trở thành những sản phẩm quý, rất hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước như: kẹo lạc, chè kho, chè lam, nước vối, chè tươi, gà Mía… Đây chính là thế mạnh cần phát huy khi bảo tòn về sinh hoạt ẩm thực truyền thống ven Hà Nội.

Những giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể hội tụ, tồn tại hàng chục thế kỷ qua ở đất cổ Đường Lâm đã góp phần khẳng định và minh chứng Sơn Tây là cái nôi của vùng văn hóa xứ Đoài rộng lớn. Những giá trị văn hóa quý báu đó là sản phẩm kết tinh trí tuệ, của quá trình lao động, sáng tạo không mệt mỏi và sự khéo léo của bao thế hệ người nông dân vùng đất cổ đá ong này. Việc gìn giữ, bảo tồn sản phẩm đồ sộ ấy là trách nhiệm, nghĩa vụ, niềm tự hào của mỗi người dân và lãnh đạo các cấp chính quyền hôm nay.

Bảo tồn gắn với phát triển du lịch

Trong những năm qua, song song với nhiệm vụ bảo tồn, giữ gìn và quản lý, tuyên truyền, vận động cộng đồng dân cư nâng cao ý thức bảo vệ di tích, Lãnh đạo chính quyền quyền thị xã Sơn Tây và Ban quản lý di tích Làng cổ Đường Lâm đã quan tâm, chú ý đến công tác phát triển du lịch tại di tích làng cổ, xác định làng cổ là một điểm đến quan trọng cho du khách trong và ngoài nước khi đến thăm thị xã. Đến với Đường Lâm, du khách có thể lựa chọn những loại hình di tích, giá trị văn hóa khác nhau để tham gia như: kiến trúc, lịch sử, mỹ thuật, lễ hội, ẩm thực, đời sống… Theo thống kê, lượng khách mỗi năm một tăng, năm 2008 là 3 vạn lượt khách, 2009 là 5 vạn lượt khách, 2010 là 7 vạn lượt khách, 2011 Đường Lâm phấn đấu đạt 8 vạn lượt khách.

Công tác đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực những năm qua đã được chú trọng, trong đó có đội ngũ thuyết minh viên tại di tích và chủ nhân của ngôi nhà cổ. Lãnh đạo địa phương đã triển khai một số dự án dạy nghề cho người dân như: bảo tồn giồng Gà Mía, hướng dẫn làm và đổi mới, nâng cao chất lượng một số sản phẩm của vùng.

Từ năm 2008 đến nay, hằng năm, các chuyên gia Nhật Bản thuộc lĩnh vực JICA và Trường Đại Học nữ Chiêu Hòa(Nhật Bản) thường tổ chức một số hoạt động phát triển du lịch tại làng cổ như : hội thảo, ngày hội di tích làng cổ, du lịch gắn với các hoạt động sản xuất nông nghiệp; tăng cường công tác quảng bá các giá trị, hình ảnh của di tích trong và ngoài nước. Hàng chục hộ dân trong khu vực di tích đã chủ động tiếp thu sự tư vấn, giúp đỡ của một số trangantour.com - công ty du lịch và tự đầu tư nguồn vốn tích lũy của gia đình để sửa sang cơ sở hạ tầng đón tiếp khách du lịch.

Tuy nhiên, quá trình phát triển du lịch tại di tích làng cổ vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: dịch vụ, sản phầm phục vụ du khách chưa đa dạng, đội ngũ nhân lực của các trangantour.com - công ty du lịch mới ở dạng bán chuyên nghiệp, khách du lịch còn đi thăm tự phát, hướng dẫn viên biết ngoại ngữ thiếu, công tác bảo đảm vệ sinh môi trường nhiều bất cập… Để thúc đẩy du lịch Đường Lâm ngày một phát triển bền vững, cần quan tâm hơn nữa tới vấn đề đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ có chất lượng chuyên môn cao; duy trì, bảo tồn các nghề truyền thống, đa dạng hóa chất lượng, mẫu mã các sản phẩm phục vụ khách du lịch; quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường, xử lý nước thải, đầu tư một số gia đình là nhà cổ và nhà truyền thống làm điểm để thu hút, phục vụ khách tham quan; xúc tiến quảng bá, giới thiệu hình ảnh, các giá trị của di tích làng cổ qua các kênh thông tin, phương tiện truyền thông trong và ngoài nước.

Vươn tới di sản văn hóa thế giới

Việc tổ chức hội thảo quốc tế đánh giá những giá trị của di tích làng cổ Đường Lâm là bước khởi động cho chiến dịch xúc tiến đề cử di sản văn hóa làng cổ Đường Lâm trở thành di sản văn hóa thế giới. Song song công tác bảo tồn, giữ gìn, tu bổ các di tích và hạng mục công trình, tuyên truyền, vận động, nâng cao ý thức của cộng đồng dân cư và phát triển du lịch cũng được đẩy mạnh thường xuyên.

Theo Phó vụ trưởng Vụ Văn Hóa UNESCO Việt Nam- Dương Quốc Thanh, cần chuẩn bị công phu, phối hợp chặt chẽ giữa Hội Đồng Di sản Quốc gia, Ủy ban Quốc gia UNESCO, Cục Di Sản Văn Hóa, các nhà khoa học và chính quyền địa phương để sớm hoàn chỉnh bộ hồ sơ khoa học chỉnh sửa để đệ trình UNESCO xem xét đề cử làng cổ Đường Lâm vào danh sách di sản văn hóa thế giới. Tuy nhiên, việc Làng cổ Đường Lâm có được công nhận là Di sản Văn hóa thế giới hay không cũng không phải là điều hết sức quan trọng, mà quan trọng hơn là tạo nên được một mô hình làng cổ, một bảo tàng sống gìn giữ các nếp cổ, thu hút khách du lịch và tạo ra nguồn thu nhập cho địa phương.
 
  • Chủ đề
    công ty du lịch du lịch
  • Top