TTCN - Huyện Vĩnh Châu là địa phương có bệnh nhân mù chiếm tỉ lệ cao nhất ở Sóc Trăng với hàng trăm người bị hỏng từ một đến hai mắt. Ở vùng nguyên liệu hành tím duy nhất ở đồng bằng sông Cửu Long này, riêng ấp Đại Bái và Đại Bái A của xã Lạc Hòa đã có gần 100 người bị mù, chiếm khoảng 80% bệnh nhân mù trong xã.
Đáng thương nhất ở làng hành Đại Bái là hai chị em của Lâm Thị Kéo (11 tuổi) và Lâm Thị Cải (8 tuổi), con gái của vợ chồng anh Lâm Sươl và chị Trần Kim Ly. Dù đang trong tuổi đến trường nhưng hai chị em Kéo - Cải chưa bao giờ được đến lớp dù chỉ một ngày vì hơn sáu năm nay Kéo - Cải không thấy được ánh mặt trời.
Theo lời chị Kim Ly, lúc các cháu lên 2 tuổi đã có những triệu chứng của bệnh mù mắt nhưng do không có tiền điều trị nên hai đứa phải chấp nhận sống trong bóng tối. Xung quanh nhà toàn là những rẫy hành và những hộ trồng hành nên nhiều người cho rằng chính phấn hành đã làm cho chị em Kéo - Cải mù mắt. Hai năm trước những tổ chức từ thiện đưa hai đứa trẻ đáng thương này lên TP.HCM điều trị nhưng không hiệu quả do mắt của hai em bị sẹo giác mạc.
Theo Sở Y tế tỉnh Sóc Trăng, 64,9% người mù là do đục thủy tinh thể ở người già, 8,1% đục thủy tinh thể do các nguyên nhân khác và 27% bệnh nhân còn lại là do sẹo giác mạc, loét giác mạc, quặm mi, teo nhãn cầu... Số người mù ở xã Đại Bái nhiều nhất và đây cũng là vùng có diện tích hành tím cao nhất.
Benh mu o Vinh Chau
Hành tím cho cuộc sống ấm no nhưng người trồng hành vẫn nơm nớp nỗi lo mù mắt
Hiện nay gần 100 người mù ở Đại Bái đều có chung một nguồn gốc là do phấn hành bám vào mắt nhưng không điều trị đúng phương pháp, đặc biệt là dùng lá cây đắp vào cho “mát” đã dẫn đến nhiễm trùng, viêm loét và mù vĩnh viễn. Tránh được phấn hành là tránh được căn bệnh quái ác đối với những người quanh năm bám víu với nghề trồng hành và làm hành.
Cuối năm 2003 Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội tỉnh Sóc Trăng đã tiến hành một dự án nhằm can thiệp phòng chống mù lòa tại ba xã Lạc Hòa, Vĩnh Hải và Vĩnh Châu. Mục đích của dự án là nhằm giúp y, bác sĩ của các cơ sở y tế nơi đây biết cách điều trị ban đầu cho những bệnh nhân bị bệnh về mắt, đồng thời nâng cao ý thức tự bảo vệ mắt đối với người lao động như mang kính bảo vệ khi làm hành, khi bị bụi hoặc phấn hành bám vào phải đến cơ sở y tế khám...
Bác sĩ Bùi Sỹ Thủy - trưởng khoa mắt trung tâm này, cho biết: “Đúng là nghề trồng hành và làm hành có liên quan đến bệnh mù mắt ở Vĩnh Châu. Dự án của chúng tôi nhằm tấn công vào bệnh viêm loét giác mạc, giúp bà con biết đến cơ sở y tế điều trị để giác mạc không bị viêm loét một cách oan uổng”. Một kết quả rất khả quan là dự án này đã giảm phân nửa số bệnh nhân bị viêm loét giác mạc ở Lạc Hòa, Vĩnh Hải, Vĩnh Châu. Tuy nhiên, do kinh phí hạn chế nên dự án chỉ thực hiện được ở 3/10 xã của huyện. Những xã còn lại phải chờ đến khi kết thúc dự án ở ba xã Lạc Hòa, Vĩnh Hải, Vĩnh Châu để đánh giá, rút kinh nghiệm rồi mới quyết định có thực hiện tiếp ở bảy xã còn lại hay không. Một dự án giúp người dân làng hành thoát được “bóng đêm” cần sớm được triển khai ở các xã còn lại trước khi quá muộn.
Bài, ảnh: DUY KHANG
Đáng thương nhất ở làng hành Đại Bái là hai chị em của Lâm Thị Kéo (11 tuổi) và Lâm Thị Cải (8 tuổi), con gái của vợ chồng anh Lâm Sươl và chị Trần Kim Ly. Dù đang trong tuổi đến trường nhưng hai chị em Kéo - Cải chưa bao giờ được đến lớp dù chỉ một ngày vì hơn sáu năm nay Kéo - Cải không thấy được ánh mặt trời.
Theo lời chị Kim Ly, lúc các cháu lên 2 tuổi đã có những triệu chứng của bệnh mù mắt nhưng do không có tiền điều trị nên hai đứa phải chấp nhận sống trong bóng tối. Xung quanh nhà toàn là những rẫy hành và những hộ trồng hành nên nhiều người cho rằng chính phấn hành đã làm cho chị em Kéo - Cải mù mắt. Hai năm trước những tổ chức từ thiện đưa hai đứa trẻ đáng thương này lên TP.HCM điều trị nhưng không hiệu quả do mắt của hai em bị sẹo giác mạc.
Theo Sở Y tế tỉnh Sóc Trăng, 64,9% người mù là do đục thủy tinh thể ở người già, 8,1% đục thủy tinh thể do các nguyên nhân khác và 27% bệnh nhân còn lại là do sẹo giác mạc, loét giác mạc, quặm mi, teo nhãn cầu... Số người mù ở xã Đại Bái nhiều nhất và đây cũng là vùng có diện tích hành tím cao nhất.
Benh mu o Vinh Chau
Hành tím cho cuộc sống ấm no nhưng người trồng hành vẫn nơm nớp nỗi lo mù mắt
Hiện nay gần 100 người mù ở Đại Bái đều có chung một nguồn gốc là do phấn hành bám vào mắt nhưng không điều trị đúng phương pháp, đặc biệt là dùng lá cây đắp vào cho “mát” đã dẫn đến nhiễm trùng, viêm loét và mù vĩnh viễn. Tránh được phấn hành là tránh được căn bệnh quái ác đối với những người quanh năm bám víu với nghề trồng hành và làm hành.
Cuối năm 2003 Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội tỉnh Sóc Trăng đã tiến hành một dự án nhằm can thiệp phòng chống mù lòa tại ba xã Lạc Hòa, Vĩnh Hải và Vĩnh Châu. Mục đích của dự án là nhằm giúp y, bác sĩ của các cơ sở y tế nơi đây biết cách điều trị ban đầu cho những bệnh nhân bị bệnh về mắt, đồng thời nâng cao ý thức tự bảo vệ mắt đối với người lao động như mang kính bảo vệ khi làm hành, khi bị bụi hoặc phấn hành bám vào phải đến cơ sở y tế khám...
Bác sĩ Bùi Sỹ Thủy - trưởng khoa mắt trung tâm này, cho biết: “Đúng là nghề trồng hành và làm hành có liên quan đến bệnh mù mắt ở Vĩnh Châu. Dự án của chúng tôi nhằm tấn công vào bệnh viêm loét giác mạc, giúp bà con biết đến cơ sở y tế điều trị để giác mạc không bị viêm loét một cách oan uổng”. Một kết quả rất khả quan là dự án này đã giảm phân nửa số bệnh nhân bị viêm loét giác mạc ở Lạc Hòa, Vĩnh Hải, Vĩnh Châu. Tuy nhiên, do kinh phí hạn chế nên dự án chỉ thực hiện được ở 3/10 xã của huyện. Những xã còn lại phải chờ đến khi kết thúc dự án ở ba xã Lạc Hòa, Vĩnh Hải, Vĩnh Châu để đánh giá, rút kinh nghiệm rồi mới quyết định có thực hiện tiếp ở bảy xã còn lại hay không. Một dự án giúp người dân làng hành thoát được “bóng đêm” cần sớm được triển khai ở các xã còn lại trước khi quá muộn.
Bài, ảnh: DUY KHANG