Lễ hội Nghinh Ông - Là lễ hội văn hóa dân gian đặc sắc của ngư dân miền biển Gành Hào, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu. Lễ hội Nghinh Ông được tổ chức vào 2 ngày 09, 10, tháng 3 ÂL hàng năm. Nghinh Ông là tưởng nhớ công ơn của loài cá voi - được ngư dân miền biển phong là vị thần Đại tướng quân Nam Hải vì theo truyền thuyết đã có công cứu giúp ngư dân đi biển vượt qua sóng to gió lớn mỗi khi gặp bão tố.
Lăng Ông : Nơi thờ Cá Ông - Nam Hải đại tướng quân
Theo lưu truyền trong dân gian, “cá Ông” là một linh vật hết sức linh thiêng, là vị thần hộ mệnh cho thuyền bè đi biển. Khi sóng to gió lớn, tàu bè gặp nạn thì Ngài sẽ hiện lên hộ tống tàu bè đưa vào chỗ cạn, an toàn. Và ngược lại, khi cá Ông gặp nạn hoặc chết, xác trôi dạt vào bờ đều được ngư dân tổ chức an táng và thờ cúng thật trang trọng. Hiện tại, ở Gành Hào và một số địa phương khác trong tỉnh đều lập miếu thờ bộ cốt (xương) cá Ông.
Nghinh Ông là một tập tục lâu đời của ngư dân miền biển Gành Hào – Bạc Liêu, đây là lễ hội dân gian truyền thống được lưu truyền gìn giữ hàng năm, do vậy mà không ai bảo ai, hễ đến ngày lễ (9 đến 10 tháng 03 â.l), có hàng vạn người từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh về tham dự. Lễ được tổ chức dưới hình thức học trò lễ dâng rượu, cúng tế sau đó khách đến ăn uống và xem hát tuồng kéo dài đến khuya.
Trong lễ hội Nghinh Ông, buổi lễ chính quan trọng nhất đó là lễ rước Ông. Lễ được khởi hành tại lăng ông, sau đó diễu hành quanh thị trấn Gành Hào và tiến lên ghe ra biển cúng đồng thời thả tôm giống xuống biển. Đoàn rước Ông gồm đội múa lân đi trước, kế đến là đội kèn Tây, theo sau là học trò lễ, các đoàn binh sĩ, nữ thanh lịch,… Dân chúng đứng hai bên đường, hò reo cổ vũ, tạo nên không khi lễ hội thật náo nhiệt.
Mỗi năm cứ đến ngày lễ Nghinh Ông, từ sáng sớm ngày lễ chính có không dưới 100 tàu thuyền trong huyện và khắp nơi về tham gia lễ hội. Các chủ ghe tàu trang hoàng cờ, phướn, băng rôn, khẩu hiệu, như một thuyền hoa, mọi người vô tư lên tàu ra biển Nghinh Ông. Trong những ghe tàu lớn nhỏ ra biển Nghinh Ông, có một cụm tàu chính gồm 2 chiếc kết lại thành đoàn. Tàu này có nhiệm vụ chở Ban tổ chức, các vị chức sắc, học trò lễ... Đám rước “Sắc phong Thần tức Ông Nam Hải” có một nhóm người mặc trang phục của binh sĩ thời vua Gia Long, nhóm mặc áo dài khăn đóng... Họ đưa Long đình xuống tàu và chạy ra biển tiến hành làm lễ cúng bái, xin keo cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng thuận lợi và tiến hành thả hàng triệu con tôm giống xuống biển nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản, đây là một hoạt động không thể thiếu trong lễ hội Nghinh ông hàng năm của ngư dân Gành Hào - Đông Hải.
Đoàn tàu tiến ra biển làm lễ cúng và thả tôm giống tái tạo nguồn lợi thủy sản
Lễ Nghinh Ông là lễ cầu cho mưa thuận gió hòa, cầu cho quốc thái dân an. Đặc biệt các ngư dân cầu xin được “phù hộ độ trì” trong những chuyến đi biển đánh bắt được nhiều tôm, cá. Diễn ra song song với lễ Nginh ông là các trò chơi dân gian như đua ghe trên cạn, thi kéo co, đi cà kheo, thi đập niêu (nồi), thi thả diều, hội thi giao lưu ẩm thực, hội chợ thương mại, triển lãm trưng bày hình ảnh, sách báo, hiện vật giới thiệu về đời sống vật chất, tinh thần của 3 dân tộc anh em kinh – hoa – khmer cùng chung sống trên địa bàn. Tất cả là niềm tin tích tụ từ bao đời nay và ăn sâu vào tâm trí của từng người dân Gành Hào nói riêng và ngư dân Bạc Liêu nói chung. Đó là cả một nền văn hóa miền biển cần được giữ gìn và phát huy trong quá trình xây dựng đời sống văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc hiện nay.
Lăng Ông : Nơi thờ Cá Ông - Nam Hải đại tướng quân
Theo lưu truyền trong dân gian, “cá Ông” là một linh vật hết sức linh thiêng, là vị thần hộ mệnh cho thuyền bè đi biển. Khi sóng to gió lớn, tàu bè gặp nạn thì Ngài sẽ hiện lên hộ tống tàu bè đưa vào chỗ cạn, an toàn. Và ngược lại, khi cá Ông gặp nạn hoặc chết, xác trôi dạt vào bờ đều được ngư dân tổ chức an táng và thờ cúng thật trang trọng. Hiện tại, ở Gành Hào và một số địa phương khác trong tỉnh đều lập miếu thờ bộ cốt (xương) cá Ông.
Nghinh Ông là một tập tục lâu đời của ngư dân miền biển Gành Hào – Bạc Liêu, đây là lễ hội dân gian truyền thống được lưu truyền gìn giữ hàng năm, do vậy mà không ai bảo ai, hễ đến ngày lễ (9 đến 10 tháng 03 â.l), có hàng vạn người từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh về tham dự. Lễ được tổ chức dưới hình thức học trò lễ dâng rượu, cúng tế sau đó khách đến ăn uống và xem hát tuồng kéo dài đến khuya.
Trong lễ hội Nghinh Ông, buổi lễ chính quan trọng nhất đó là lễ rước Ông. Lễ được khởi hành tại lăng ông, sau đó diễu hành quanh thị trấn Gành Hào và tiến lên ghe ra biển cúng đồng thời thả tôm giống xuống biển. Đoàn rước Ông gồm đội múa lân đi trước, kế đến là đội kèn Tây, theo sau là học trò lễ, các đoàn binh sĩ, nữ thanh lịch,… Dân chúng đứng hai bên đường, hò reo cổ vũ, tạo nên không khi lễ hội thật náo nhiệt.
Mỗi năm cứ đến ngày lễ Nghinh Ông, từ sáng sớm ngày lễ chính có không dưới 100 tàu thuyền trong huyện và khắp nơi về tham gia lễ hội. Các chủ ghe tàu trang hoàng cờ, phướn, băng rôn, khẩu hiệu, như một thuyền hoa, mọi người vô tư lên tàu ra biển Nghinh Ông. Trong những ghe tàu lớn nhỏ ra biển Nghinh Ông, có một cụm tàu chính gồm 2 chiếc kết lại thành đoàn. Tàu này có nhiệm vụ chở Ban tổ chức, các vị chức sắc, học trò lễ... Đám rước “Sắc phong Thần tức Ông Nam Hải” có một nhóm người mặc trang phục của binh sĩ thời vua Gia Long, nhóm mặc áo dài khăn đóng... Họ đưa Long đình xuống tàu và chạy ra biển tiến hành làm lễ cúng bái, xin keo cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng thuận lợi và tiến hành thả hàng triệu con tôm giống xuống biển nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản, đây là một hoạt động không thể thiếu trong lễ hội Nghinh ông hàng năm của ngư dân Gành Hào - Đông Hải.
Đoàn tàu tiến ra biển làm lễ cúng và thả tôm giống tái tạo nguồn lợi thủy sản
Lễ Nghinh Ông là lễ cầu cho mưa thuận gió hòa, cầu cho quốc thái dân an. Đặc biệt các ngư dân cầu xin được “phù hộ độ trì” trong những chuyến đi biển đánh bắt được nhiều tôm, cá. Diễn ra song song với lễ Nginh ông là các trò chơi dân gian như đua ghe trên cạn, thi kéo co, đi cà kheo, thi đập niêu (nồi), thi thả diều, hội thi giao lưu ẩm thực, hội chợ thương mại, triển lãm trưng bày hình ảnh, sách báo, hiện vật giới thiệu về đời sống vật chất, tinh thần của 3 dân tộc anh em kinh – hoa – khmer cùng chung sống trên địa bàn. Tất cả là niềm tin tích tụ từ bao đời nay và ăn sâu vào tâm trí của từng người dân Gành Hào nói riêng và ngư dân Bạc Liêu nói chung. Đó là cả một nền văn hóa miền biển cần được giữ gìn và phát huy trong quá trình xây dựng đời sống văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc hiện nay.
Theo baclieu-tpc.gov.vn