(Vforum) Ngày 27/07/2020, Lenovo chính thức công bố toàn bộ dòng máy trạm ThinkPad và ThinkStation được Red Hat Enterprise Linux và Ubuntu LTS chứng nhận tương thích với hệ điều hành Linux, mang lại khả năng dễ triển khai phần cứng ở cấp độ doanh nghiệp trong hệ sinh thái phần mềm Linux.
Ông Nguyễn Văn Giáp, Giám đốc Lenovo Việt Nam, chia sẻ: “Các nền tảng nguồn mở đã hiện hữu trong doanh nghiệp nhiều năm qua nhưng đòi hỏi kỹ năng quản trị và kiến thức chuyên môn rất cao. Với các dịch vụ toàn diện của Lenovo được tích hợp với các hỗ trợ chuyên môn từ Red Hat và Ubuntu, dòng máy trạm Lenovo ThinkPad và ThinkStation được chứng nhận Linux của chúng tôi có khả năng tùy biến và tự động hóa cao, giúp phòng ban CNTT dễ dàng triển khai công việc và giảm gánh nặng quản trị, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp”.
Toàn bộ dòng máy trạm Lenovo ThinkStation và ThinkPad P Series được Red Hat Enterprise Linux và Ubuntu LTS chứng nhận là những thiết bị đạt cấp độ ổn định doanh nghiệp và lâu dài của bản phân phối Ubuntu Linux phổ biến hiện nay. Toàn bộ chứng nhận này cho thấy máy trạm của người dùng đã được kiểm thử, đánh giá và thẩm định chính thức.
Để đảm bảo trải nghiệm Linux toàn diện, các máy trạm Lenovo hoạt động trơn tru với hệ điều hành chính Linux, cung cấp đầy đủ hỗ trợ toàn diện từ vá lỗ hổng tới cập nhật bản nâng cấp giúp hệ thống an toàn hơn, kiểm tra driver phần cứng, đồng thời tối ưu BIOS và phần mềm cơ sở (firmware).
Lenovo sẽ trực tiếp đưa driver thiết bị vào nhân (kernel) Linux, giúp duy trì độ ổn định, tăng khả năng tương thích trong suốt vòng đời máy trạm. Điều này giúp người dùng có thể tiếp cận một phần tập hợp rộng nhất của phần mềm, bộ khung AI và các công cụ nâng cao luồng làm việc (workflow), qua đó tăng khả năng vận hành linh hoạt.
Với bản cài sẵn OEM của Ubuntu LTS, Lenovo cung cấp cho người dùng phiên bản bảo mật, ổn định cao của bản phân phối Ubuntu được sử dụng rộng rãi. Ubuntu LTS hưởng lợi từ chính sách hỗ trợ mở rộng 5 năm, tăng sự tự tin cho người dùng và ổn định hệ thống trong suốt vòng đời triển khai. Canonical - công ty đứng sau Ubuntu, cung cấp chứng nhận và kiểm thử hồi quy cho các hệ thống này trên cơ sở đảm bảo độ ổn định cao nhất có thể cho người dùng cuối.
Ngoài Ubuntu LTS, các chứng nhận Red Hat Enterprise Linux mở rộng của Lenovo cũng bao phủ toàn bộ danh mục máy trạm, cung cấp hệ điều hành mạnh mẽ, tin cậy và thân thiện với người dùng trên nhiều nền tảng nhất từ trước tới nay. Được hiệu chỉnh cho hiệu năng cao về đồ họa, hình ảnh động và luồng làm việc khoa học, Red Hat Enterprise Linux cung cấp hỗ trợ ở mức doanh nghiệp với độ ổn định cao.
Trong hệ sinh thái Red Hat, Lenovo còn hợp tác với dự án Fedora cung cấp chương trình thử nghiệm với hệ điều hành Feroda tải sẵn trên ThinkPad P53 và P1 Gen 2, mang tới nền tảng nguồn mở thuần khiết mới nhất cho bản phân phối dựa trên cộng đồng này.
Red Hat Enterprise Linux và Ubuntu LTS hứa hẹn mang lại lợi ích cho người dùng cũng như các phòng ban CNTT. Nếu không có kiến thức chuyên biệt về Linux và các kỹ năng liên quan, các phòng ban CNTT không thể gỡ rối khi vấn đề phát sinh, tạo gánh nặng cho người dùng, khiến việc quản lý thiết bị trở nên phức tạp.
Cùng với sự hỗ trợ đồng thời đến từ Lenovo, Red Hat và Ubuntu, các máy trạm cài sẵn Linux (preload) của hãng giúp giảm độ phức tạp cho người dùng cuối, mang tới cho các nhà quản lý CNTT tầm bao quát và khả năng tự động hóa tốt hơn đối với các thiết bị trong hệ thống mạng của họ. Nền tảng hợp nhất này giúp các phòng ban CNTT dễ triển khai công việc, đồng thời có hiểu biết chuyên sâu về phiên bản hệ điều hành mà nhân viên đang sử dụng cũng như làm thế nào để hỗ trợ tốt cho thiết bị, qua đó đơn giản hóa công tác quản lý trong tổ chức doanh nghiệp.
Danh mục máy trạm được chứng nhận Linux sẽ có thể được tùy biến và cấu hình theo yêu cầu cầu từ tháng này và được triển khai đầu tiên với dòng máy trạm di động ThinkPad P Series, đi kèm với đó là hỗ trợ qua mạng, các diễn đàn chuyên về Linux, hướng dẫn cấu hình và nhiều hỗ trợ khác.
Ông Nguyễn Văn Giáp, Giám đốc Lenovo Việt Nam, chia sẻ: “Các nền tảng nguồn mở đã hiện hữu trong doanh nghiệp nhiều năm qua nhưng đòi hỏi kỹ năng quản trị và kiến thức chuyên môn rất cao. Với các dịch vụ toàn diện của Lenovo được tích hợp với các hỗ trợ chuyên môn từ Red Hat và Ubuntu, dòng máy trạm Lenovo ThinkPad và ThinkStation được chứng nhận Linux của chúng tôi có khả năng tùy biến và tự động hóa cao, giúp phòng ban CNTT dễ dàng triển khai công việc và giảm gánh nặng quản trị, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp”.
Toàn bộ dòng máy trạm Lenovo ThinkStation và ThinkPad P Series được Red Hat Enterprise Linux và Ubuntu LTS chứng nhận là những thiết bị đạt cấp độ ổn định doanh nghiệp và lâu dài của bản phân phối Ubuntu Linux phổ biến hiện nay. Toàn bộ chứng nhận này cho thấy máy trạm của người dùng đã được kiểm thử, đánh giá và thẩm định chính thức.
Để đảm bảo trải nghiệm Linux toàn diện, các máy trạm Lenovo hoạt động trơn tru với hệ điều hành chính Linux, cung cấp đầy đủ hỗ trợ toàn diện từ vá lỗ hổng tới cập nhật bản nâng cấp giúp hệ thống an toàn hơn, kiểm tra driver phần cứng, đồng thời tối ưu BIOS và phần mềm cơ sở (firmware).
Lenovo sẽ trực tiếp đưa driver thiết bị vào nhân (kernel) Linux, giúp duy trì độ ổn định, tăng khả năng tương thích trong suốt vòng đời máy trạm. Điều này giúp người dùng có thể tiếp cận một phần tập hợp rộng nhất của phần mềm, bộ khung AI và các công cụ nâng cao luồng làm việc (workflow), qua đó tăng khả năng vận hành linh hoạt.
Với bản cài sẵn OEM của Ubuntu LTS, Lenovo cung cấp cho người dùng phiên bản bảo mật, ổn định cao của bản phân phối Ubuntu được sử dụng rộng rãi. Ubuntu LTS hưởng lợi từ chính sách hỗ trợ mở rộng 5 năm, tăng sự tự tin cho người dùng và ổn định hệ thống trong suốt vòng đời triển khai. Canonical - công ty đứng sau Ubuntu, cung cấp chứng nhận và kiểm thử hồi quy cho các hệ thống này trên cơ sở đảm bảo độ ổn định cao nhất có thể cho người dùng cuối.
Ngoài Ubuntu LTS, các chứng nhận Red Hat Enterprise Linux mở rộng của Lenovo cũng bao phủ toàn bộ danh mục máy trạm, cung cấp hệ điều hành mạnh mẽ, tin cậy và thân thiện với người dùng trên nhiều nền tảng nhất từ trước tới nay. Được hiệu chỉnh cho hiệu năng cao về đồ họa, hình ảnh động và luồng làm việc khoa học, Red Hat Enterprise Linux cung cấp hỗ trợ ở mức doanh nghiệp với độ ổn định cao.
Trong hệ sinh thái Red Hat, Lenovo còn hợp tác với dự án Fedora cung cấp chương trình thử nghiệm với hệ điều hành Feroda tải sẵn trên ThinkPad P53 và P1 Gen 2, mang tới nền tảng nguồn mở thuần khiết mới nhất cho bản phân phối dựa trên cộng đồng này.
Red Hat Enterprise Linux và Ubuntu LTS hứa hẹn mang lại lợi ích cho người dùng cũng như các phòng ban CNTT. Nếu không có kiến thức chuyên biệt về Linux và các kỹ năng liên quan, các phòng ban CNTT không thể gỡ rối khi vấn đề phát sinh, tạo gánh nặng cho người dùng, khiến việc quản lý thiết bị trở nên phức tạp.
Cùng với sự hỗ trợ đồng thời đến từ Lenovo, Red Hat và Ubuntu, các máy trạm cài sẵn Linux (preload) của hãng giúp giảm độ phức tạp cho người dùng cuối, mang tới cho các nhà quản lý CNTT tầm bao quát và khả năng tự động hóa tốt hơn đối với các thiết bị trong hệ thống mạng của họ. Nền tảng hợp nhất này giúp các phòng ban CNTT dễ triển khai công việc, đồng thời có hiểu biết chuyên sâu về phiên bản hệ điều hành mà nhân viên đang sử dụng cũng như làm thế nào để hỗ trợ tốt cho thiết bị, qua đó đơn giản hóa công tác quản lý trong tổ chức doanh nghiệp.
Danh mục máy trạm được chứng nhận Linux sẽ có thể được tùy biến và cấu hình theo yêu cầu cầu từ tháng này và được triển khai đầu tiên với dòng máy trạm di động ThinkPad P Series, đi kèm với đó là hỗ trợ qua mạng, các diễn đàn chuyên về Linux, hướng dẫn cấu hình và nhiều hỗ trợ khác.
Nguồn: Lenovo