Mặc dù có nhiều tập đoàn và chuyên gia công nghệ hàng đầu thế giới, nhưng sự phát triển của Internet của Ấn Độ lại chậm hơn nhiều quốc gia phát triển. Gần 900 người tại quốc gia Tây Á này vẫn chưa có cơ hội kết nối với Internet.
Theo trung tâm nghiên cứu Pew Research Centre, trong năm 2015 chỉ có 22% dân số trưởng thành tại Ấn Độ có kết nối Internet, thấp hơn nhiều con số 65% của Trung Quốc và 60% của Brazil.
Để tìm hiểu lý do cho sự chậm phát triển này, các nhà nghiên cứu đã thực hiện khảo sát tại thành phố nổi tiếng với sự bành trướng mạnh mẽ của IT và công nghệ thông tin – Pune, nơi cư ngụ của hơn 3 triệu người. Tờ CNN của Mỹ đã liệt kê 4 nguyên nhân chính mà các nhà nghiên cứu tìm ra.
Cơ sở hạ tầng
Hạ tầng viễn thông của Ấn Độ còn kém phát triển. Hệ thống máy chủ, đường truyền, các điểm truy cập Wifi công cộng đều thiếu cả về chất và lượng. Điều này đặc biệt đúng ở những vùng nông thông, miền núi nơi mà trình độ dân trí còn thấp. “3G tại Ấn Độ chỉ có tốc độ như 2G”, các nhà nghiên cứu nhận định.
Tốc độ kết nối Internet tại Ấn Độ rất không đồng đều, kể ở cùng một khu vực. Ví dụ, đường quốc lộ và đường mòn của cùng một khu vực có thể có tốc độ kết nối mạng rất chênh lệch.
Giáo dục giới tính
Trong khi 27% nam giới tại Ấn Độ có kết nối Internet, con số này của nữ giới dừng lại ở mức 17%. Theo các nhà nghiên cứu, lý do của việc này là bởi vì phụ nữ Ấn Độ thường ở nhà làm việc nội trợ và không được quản lý tài chính của gia đình. Khi sử dụng Internet, những người phụ nữ này bị gia đình nhà chồng kiểm soát rất chặt.
Ngoài ra, nhiều bản làng tại quốc gia Tây Á này có quan niệm phụ nữ sử dụng smartphone và Internet là một việc làm “lệch chuẩn đạo đức”. Và chúng ta đều biết những tư tưởng văn hóa vẫn có ảnh hưởng rất mạnh tại Ấn Độ.
Giá cả
Tại Ấn Độ, 75% dân số kiếm ít hơn 74 USD (1,6 triệu đồng) một tháng. Chính vì thế, những gói cước 3G đắt tiền không phải là sự lựa chọn lý tưởng của nhiều người. Một vài trong số họ đã quyết định mua những chiếc điện thoại secondhand (đã qua sử dụng).
Kể cả khi họ có đủ tiền, những hạn chế trong cơ sở hạ tầng như ý đầu tiên sẽ khiến họ không thể xem phim, nghe nhạc trực tuyến với tốc độ cao.
Nhận thức
Theo một khảo sát năm 2015, 1/5 dân số thành thị và 3/4 dân số nông thôn cho hay họ không có những kiến thức cơ bản về Internet. Nhiều người thậm chí còn không biết khái niệm Internet là gì. Chính sự thiếu trầm trọng của giáo dục trong vấn đề Internet đã đóng góp một phần vào con số 900 triệu người không có Internet ở Ấn Độ.
Nguyễn Mai Đức