Mạng 5G và những viễn cảnh

25011-540.jpg

Cuộc cách mạng của ngành viễn thông đã thay đổi mạnh mẽ cuộc sống của hàng tỷ người trên thế giới này. Với chỉ một chiếc điện thoại thông minh là có thể tiếp cận với những thông tin giải trí và trò chơi điện tử, rất nhiều người trong chúng ta thậm chí không nhớ nổi cái thời kỳ mà con người vẫn chưa phụ thuộc vào các thiết bị di động để sống qua ngày.

Thực tế là những dòng máy tính bảng và smartphone mới nhất hiện nay còn cho phép bạn đọc bài viết này trong khi tải dữ liệu về máy, chat với đồng nghiệp trên Skype, kiểm tra email hay đặt bàn ăn cho bữa tối, và thậm chí là tìm đường để đến nhà hàng đó.

Nhưng tất cả các thiết bị thông minh sẽ trở nên vô dụng nếu thiếu đi một bộ não thực sự , một cỗ máy vận hành của các nhà mạng. Hệ thống mạng viễn thông và cơ sở dữ liệu chính là bộ não đó, là chiếc chìa khóa cho mọi sự phát triển hiện đại ngày nay của ngành viễn thông.

Không lâu trước đây, phần lớn các nhà mạng chỉ có đủ khả năng để cung cấp dịch vụ gọi điện và nhắn tin sử dụng mạng 2G. Nhưng giờ đây, điều đó đã thay đổi: Chúng ta đã có khả năng kết nối mọi lúc, mọi nơi và với gần như với tất cả mọi người trên hành tinh này.

Thời gian qua đi, chúng ta đã chứng kiến sự phát triển từ mạng 2G sang 3G, rồi 4G, và sắp tới là 5G. Mạng 3G và 4G đã cho phép chúng ta, những người sống chung trong một xã hội, hòa nhập với một thế giới thông tin và giải trí điện tử mới theo cách riêng của chúng ta.

Giờ đây với sự xuất hiện của mạng 5G, chúng ta có thể bắt đầu việc thay đổi hoàn toàn các ngành công nghiệp, thay đổi cách thức vận hành các siêu đô thị và quản lý cơ sở hạ tầng. Quyền năng mà 5G đem lại sẽ vượt xa những người anh em của nó: Mạng 5G sẽ có tốc độ lên tới 10 gigabyte một giây, tức là nhanh hơn 40 lần tốc độ tối đa hiện tại của mạng 4G.

Điều này quả thật nghe như câu chuyện của một bộ phim khoa học viễn tưởng. Nhưng thực tế là một vài công ty và tổ chức đã cho chúng ta xem trước điều gì sẽ xảy ra.

Ví dụ, hãy thử tưởng tượng bạn cần đi du lịch từ điểm A đến điểm B. Bạn sử dụng điện thoại thông minh để kiểm tra lịch bay, tải về thẻ lên tàu bay và đặt lịch khách sạn.

Khi hạ cánh, bạn sử dụng điện thoại để kiểm tra email, gửi tin nhắn về nhà để mọi người biết rằng bạn đã có một chuyến bay an toàn, sau đó tìm chiếc ô tô mà bạn đã thuê online để đưa bạn về khách sạn.

5G sẽ chuyển cách thức tương tác truyền thống mà chúng ta vẫn sử dụng này thành một cái gì đó mới lạ. Đó là một viễn cảnh mà máy móc sẽ tự giác giao tiếp với nhau mà không cần sự can thiệp của con người, chúng sẽ làm việc trên danh nghĩa của con người, vì lợi ích của con người mà không cần mệnh lệnh từ chúng ta.

Kết quả là, cuộc sống của chúng ta sẽ thay đổi nhiều hơn những gì chúng ta đang chứng kiến, chúng ta sẽ có một phong cách sống hiện đại và tiện nghi hơn, nhờ vào công nghệ giao tiếp M2M (machine-to-machine) và IoT (Internet of Things) mà mạng 5G đem lại.

maths-for-long-journeys-1000x730.jpg

Các bạn chắc hẳn đã đọc nhiều bài báo về những dự án phát triển xe hơi lái tự động. Lời hứa ở đây đó là, trong vòng 15 đến 20 năm tới, các bạn có thể đọc một tờ báo trên chiếc xe ô tô của mình một cách thoải mái và an toàn khi bạn đang đi xa. Ô tô của chúng ta sẽ có nhiệm vụ tự động tải về các thông tin giao thông, sử dụng các thông tin này để tránh tai nạn và tắc đường, đồng thời đưa chúng ta đến điểm đến một cách an toàn.

Những lợi ích của mạng 5G sẽ vượt xa việc giảm tắc đường và có một chuyến đi êm đẹp. Việc hạn chế, và thậm chí là loại bỏ hẳn vấn đề tai nạn giao thông sẽ cứu hơn 1 triệu mạng người mỗi năm chỉ tính ở Mỹ. Điều đó có nghĩa tiết kiệm cho nền kinh tế 300 tỷ đô la Mỹ do thiệt hại mà tai nạn giao thông đem lại, và giảm 300 triệu tấn khí thải CO2 hàng năm tại Mỹ.

Mạng viễn thông nói chung và mạng 5G nói riêng sẽ ảnh hưởng đến mọi ngành nghề kinh doanh. Với việc sử dụng nó một cách thông minh, chúng ta sẽ có thể giải quyết nhiều vấn đề phức tạp. Một ví dụ đó là bảo tồn nguồn nước. Khi mà nhiều nơi trên thế giới như California đang phải hứng chịu một trong những đợt hạn hán trầm trọng nhất trong lịch sử, vấn đề sử dụng nước hợp lý đang thu hút sự quan tâm toàn cầu.

19040212-this-complex-pipes-valves-system-is-located-on-the-roof-of-an-office-building-and-is-part-of-the-wat-stock-photo.jpg

Thống kê đã chỉ ra rằng 20% nguồn cung cấp nước của chúng ta bị mất đi mỗi ngày vì những lỗ rò rỉ trong đường ống mà tạo nên cơ sở hạ tầng hiện nay. Số lượng này ngang bằng 71 tỷ ga-lông (xấp xỉ 270 tỷ lít) nước bị mất đi mỗi ngày, tương đương lượng nước sử dụng hàng ngày ở California, Texas và Ohio cộng lại.

Quản lý những đường ống nước sẽ cần một khả năng tập hợp và phân tích một lượng thông tin vô cùng lớn ở một tốc độ mà hiện nay công nghệ chưa vươn tới được. Mạng 5G sẽ cho phép các nhà cung cấp nước tạo ra một hệ thống mà có thể cảm nhận, xử lý và truyền tải vị trí chính xác và độ nghiêm trọng của mỗi lỗ rò rỉ, từ đó đưa ra những cảnh báo phù hợp mà không cần con người phải can thiệp để phân tích dữ liệu.

Mạng 5G còn có thể ảnh hưởng đến đời sống của từng cá nhân trong cộng đồng của chúng ta. Chúng ta có thể, với sự giúp đỡ của 5G, hỗ trợ những người có hoàn cảnh khó khăn trên thế giới. Dự án The Daniel Project là một ví dụ điển hình. Được sáng lập bởi Not Impossible, một công ty truyền thông và công nghệ có trụ sở ở California, dự án này sử dụng công nghệ in 3D để tạo ra cánh tay giả cho người tàn tật ở vùng chiến sự Nam Su-Đăng.

140318170748-daniel-eating-project-daniel-horizontal-gallery.jpg

Vào tháng 11 năm 2013, nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của Not Impossible, Mick Ebeling, công bố phòng thí nghiệm và đào tạo công nghệ in 3D đầu tiên trên thế giới, chuyên sâu trong lĩnh vực cấy ghép cơ quan giả. Một vài tuần sau đó, phòng thí nghiệm đã sáng chế ra một bàn tay giả cho phép một cậu thiếu niên tự ăn, một việc tưởng chừng như đã không thể với cậu thiếu niên này trong hai năm trước.

Công ty của Mike không thể liên tục gửi nhân viên đến Nam Su-Đăng, vì thế họ đào tạo người dân bản địa về việc làm thế nào để sử dụng công nghệ in 3D. Gần đây, nhờ việc chia sẻ dữ liệu với các cộng sự ở Mỹ, người dân bản địa đã có thể tạo ra 5 đến 6 cánh tay trong một tháng. Một hệ thống mạng 5G thậm chí có thể giúp việc chia sẻ thông tin trở nên nhanh chóng hơn và nâng con số 5 đến 6 cao hơn nữa.

Nếu 5G có những lợi ích không thể chối cãi như vậy, thì đâu là những bước tiếp theo trong quá trình hiện thực hóa mạng 5G, và liệu rằng có những trở ngại gì trong quá trình này không?

Câu trả lời là có. Trở ngại lớn nhất đó là các ngành công nghiệp và chính phủ cần phối hợp với nhau để tạo nên một tiêu chuẩn cho mạng 5G. Một tiêu chuẩn sẽ cho phép nhiều thiết bị, nhiều nhà mạng và nhiều người dùng khác nhau (con người, máy móc, máy bay không người lái, điện thoại, thiết bị đeo tay) sử dụng mạng 5G và những dịch vụ của nó một cách thống nhất mà không cần sự can thiệp của con người. Ngoài ra, việc xây dựng thêm những trạm phát sóng là cần thiết cho việc đáp ứng nhu cầu đang ngày càng tăng về cơ sở dữ liệu và dịch vụ thông tin.

Việc phát triển mạng 5G cũng đi kèm với nó những vấn đề an ninh mà các chuyên gia công nghệ cần giải quyết. Cách mà máy móc chia sẻ dữ liệu rất khác với cách mà chúng giao tiếp với con người, và ngược lại.

Những giải pháp an ninh truyền thống mà bảo vệ máy tính và điện thoại của chúng ta khỏi những đợt tấn công mạng sẽ không thể hoạt động trên những chiếc xe hơi hay hệ thống cơ sở hạ tầng thông minh trong tương lai. Những nhà sản xuất thiết bị đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối 5G bằng việc thiết kế các giải pháp an ninh vào trong những sản phẩm của mình trong quá trình sản xuất.

Đến năm 2030, 5G sẽ thay đổi và có nhiều chức năng mà bây giờ chúng ta chưa hình dung ra được. Chúng ta sẽ sống trong một thế giới mà số lượng thiết bị kết nối Internet sẽ vượt xa dân số loài người từ 10 đến 100 lần. Hàng trăm tỷ thiết bị sẽ cảm nhận, xử lý và truyền tải thông tin mà không cần sự quản lý và vận hành trực tiếp của con người.

Những lợi ích mà mạng 5G đem lại sẽ trải rộng từ tốc độ, đường truyền siêu tốc, chi phí thấp hơn đến tiết kiệm thời gian cho người sử dụng. 5G sẽ có rất nhiều chức năng và nó sẽ là mạng viễn thông đầu tiên được thiết kế để giải quyết tất cả các vấn đề về đường truyền và an ninh mạng trong một hệ thống.
Nguyễn Mai Đức (theo TechCrunch)​
 
  • Chủ đề
    cuộc sống thông minh lợi ích của mạng 5g mạng 5g phát triển viễn thông thay đổi tương lai
  • VSupport

    Ngây thơ trong tối
    Công nghệ phát triển nhiều cái tích cực mà cũng rất nhiều hệ lụy. Nhớ tuổi thơ quá :tuithan:
     

    Thống kê

    Chủ đề
    101,748
    Bài viết
    469,063
    Thành viên
    340,213
    Thành viên mới nhất
    bconshomesvn
    Top