( theo Carl Beuke, Ph.D in You’re hired )
Tham vọng, nỗ lực thành công, chấp nhận mạo hiểm là những giá trị được xã hội chúng ta đề cao. Nhưng chúng cũng có mặt trái của nó. Những người thành công thường tin vào việc đặt ra cho bản thân những mục tiêu đầy tham vọng và nỗ lực đạt được chúng. Nhưng làm thế nào bạn biết rằng mình đã đẩy mọi việc đi quá xa ? Có 2 cách mà sự tham vọng quá mức có thể gây nguy hại cho bạn.
1. Bỏ qua giai đoạn. Tập trung vào những bước cơ bản đầu tiên là một trong những chìa khóa dẫn đến thành công ( focusing on the basics first is one of the keys to success).
2. Một kiểu tham vọng quá mức thứ hai đó là bạn đặt ra cho mình những mục tiêu không thể đạt được hoặc không chắc sẽ thực hiện được. Trong khi việc “ bỏ qua giai đoạn “ thường ẩn chứa nhiều rủi ro, thì vấn đề phổ biến nhất với việc đặt ra cho mình những mục tiêu không thể đạt được đó là chi phí cơ hội ( opportunity cost ). Đó là , trong khi bạn đang nỗ lực thực hiện mục tiêu mà bạn sẽ không bao giờ đạt được, bạn đang bỏ lỡ những cơ hội khác, làm những việc khác mà bạn có thể sẽ thành công hơn hoặc hứng thú hơn.
Sau đây là những câu hỏi quan trọng tự hỏi bản thân để biết bạn có đặt ra 1 mục tiêu thực tế không ( a realistic goal )
1. Tại sao bạn lại muốn thực hiện mục tiêu này ? Những lý do mà bạn muốn đạt được mục tiêu là những cái sẽ giúp bạn vượt qua những khoảng thời gian gặp khó khăn. Bạn cũng cần tự hỏi mình là liệu có những con đường khác, những phương pháp khác mà nó có thể giúp bạn thỏa mãn những động cơ nằm dưới mục tiêu của bạn không ? Ví dụ như : bạn muốn học ngành y để “ giúp mọi người sống khỏe mạnh “ nhưng mức độ kiến thức và năng lực học tập trong quá khứ của bạn nói rằng đây có thể là mục tiêu không thực tế. Bạn nên xem xét đặt ra 1 mục tiêu có thể chấp nhận được, giúp bạn thỏa mãn mong muốn “ giúp mọi người sống khỏe mạnh” bằng cách theo học những khóa học chăm sóc sức khỏe chuyên nghiệp ( trị liệu lời nói speech therapy ) chẳng hạn. Đây là cách giúp bạn vẫn đạt đưcọ mục đích cuối cùng nhưng bằng con đường khác.
Nếu lý do bạn muốn đạp xe vòng quanh thế giới là để được nổi tiếng, bạn có thể xem xét cách khác như thực hiện 1 đoạn video vui nhộn và gửi lên youtube. Như vậy nó sẽ giúp bạn giảm nguy cơ bị chết khi thực hiện hành động mạo hiểm kia.
2. Tỷ lệ thành công khi thực hiện mục tiêu
Có bao nhiêu % những người theo đuổi mục tiêu như bạn mà họ đã thành công ? Bạn có thể tính tỷ lệ thành công này bằng cách lấy số người thành công trong việc đạt mục tiêu chia cho số người đã thử thực hiện mục tiêu. Ví dụ như tỷ lệ thành công của việc giảm cân trong 1 thời gian dài là 20%. Đây là 1 tỷ lệ hơi khó khăn nhưng nó cũng có thể thực hiện được.
Ở mỹ, nhiều thanh niên trẻ mơ ước có thể kiếm tiền bằng việc trở thành vận động viên thể thao chuyên nghiệp. Nhưng đây thường là mục tiêu không thực tế. Số liệu chỉ ra rằng trong số những người chơi bóng rổ ở các trường trung học Mỹ thì chỉ có 1 trong 3400 người tiếp tục chơi bóng rổ chuyên nghiệp.
Có lẽ bạn đang cố gắng đạt được 1 điều gì đó mà chưa có ai trước bạn thành công. Bạn cần tìm hiểu có bao nhiêu người đã nỗ lực trước bạn và lý do họ thất bại.
3. Những yếu tố nào làm tăng khả năng thành công ? Trong đó, những yếu tố nào mà bạn có thể kiểm soát được ? Mọi người thường có khuynh hướng phớt lờ tỷ lệ thành công ( ở trên ) và chỉ tập trung vào những yếu tố làm tăng khả năng thành công.
4. Những tổn thất/ chi phí cho việc thực hiện mục tiêu ? Hãy so sánh cái giá phải trả ( the costs) cho việc đạt được mục tiêu với những lý do mà bạn muốn đạt được mục tiêu. Yếu tố nào quan trọng hơn ? Hãy nhớ rằng chúng ta rất dễ đánh giá thấp nhưng chi phí, tổn thất để đạt mục tiêu. ( ví dụ : phần lớn mọi người thường đánh giá thấp yếu tố thời gian để hoàn thành 1 nhiệm vụ nào đó là hơn 50%).
5. Cái giá của thất bại là gì ? Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn không đjat được mục tiêu ?
Khi bạn đã hiểu được (1) Tại sao bạn muốn đạt được mục tiêu , (2) Tỷ lệ thành công , (3) Những yếu tố làm tăng khả năng thành công , (4) cái giá phải trả để thực hiện mục tiêu, (5) Cái giá của thất bại, thì bạn sẽ quyết định được 1 mục tiêu nào đó là có thực tế với mình không.
Bạn đã đặt ra những mục tiêu nào mà mình hối tiếc sau này hoặc nhận ra là nó không thực tế không ?
Tham vọng, nỗ lực thành công, chấp nhận mạo hiểm là những giá trị được xã hội chúng ta đề cao. Nhưng chúng cũng có mặt trái của nó. Những người thành công thường tin vào việc đặt ra cho bản thân những mục tiêu đầy tham vọng và nỗ lực đạt được chúng. Nhưng làm thế nào bạn biết rằng mình đã đẩy mọi việc đi quá xa ? Có 2 cách mà sự tham vọng quá mức có thể gây nguy hại cho bạn.
1. Bỏ qua giai đoạn. Tập trung vào những bước cơ bản đầu tiên là một trong những chìa khóa dẫn đến thành công ( focusing on the basics first is one of the keys to success).
2. Một kiểu tham vọng quá mức thứ hai đó là bạn đặt ra cho mình những mục tiêu không thể đạt được hoặc không chắc sẽ thực hiện được. Trong khi việc “ bỏ qua giai đoạn “ thường ẩn chứa nhiều rủi ro, thì vấn đề phổ biến nhất với việc đặt ra cho mình những mục tiêu không thể đạt được đó là chi phí cơ hội ( opportunity cost ). Đó là , trong khi bạn đang nỗ lực thực hiện mục tiêu mà bạn sẽ không bao giờ đạt được, bạn đang bỏ lỡ những cơ hội khác, làm những việc khác mà bạn có thể sẽ thành công hơn hoặc hứng thú hơn.
Sau đây là những câu hỏi quan trọng tự hỏi bản thân để biết bạn có đặt ra 1 mục tiêu thực tế không ( a realistic goal )
1. Tại sao bạn lại muốn thực hiện mục tiêu này ? Những lý do mà bạn muốn đạt được mục tiêu là những cái sẽ giúp bạn vượt qua những khoảng thời gian gặp khó khăn. Bạn cũng cần tự hỏi mình là liệu có những con đường khác, những phương pháp khác mà nó có thể giúp bạn thỏa mãn những động cơ nằm dưới mục tiêu của bạn không ? Ví dụ như : bạn muốn học ngành y để “ giúp mọi người sống khỏe mạnh “ nhưng mức độ kiến thức và năng lực học tập trong quá khứ của bạn nói rằng đây có thể là mục tiêu không thực tế. Bạn nên xem xét đặt ra 1 mục tiêu có thể chấp nhận được, giúp bạn thỏa mãn mong muốn “ giúp mọi người sống khỏe mạnh” bằng cách theo học những khóa học chăm sóc sức khỏe chuyên nghiệp ( trị liệu lời nói speech therapy ) chẳng hạn. Đây là cách giúp bạn vẫn đạt đưcọ mục đích cuối cùng nhưng bằng con đường khác.
Nếu lý do bạn muốn đạp xe vòng quanh thế giới là để được nổi tiếng, bạn có thể xem xét cách khác như thực hiện 1 đoạn video vui nhộn và gửi lên youtube. Như vậy nó sẽ giúp bạn giảm nguy cơ bị chết khi thực hiện hành động mạo hiểm kia.
2. Tỷ lệ thành công khi thực hiện mục tiêu
Có bao nhiêu % những người theo đuổi mục tiêu như bạn mà họ đã thành công ? Bạn có thể tính tỷ lệ thành công này bằng cách lấy số người thành công trong việc đạt mục tiêu chia cho số người đã thử thực hiện mục tiêu. Ví dụ như tỷ lệ thành công của việc giảm cân trong 1 thời gian dài là 20%. Đây là 1 tỷ lệ hơi khó khăn nhưng nó cũng có thể thực hiện được.
Ở mỹ, nhiều thanh niên trẻ mơ ước có thể kiếm tiền bằng việc trở thành vận động viên thể thao chuyên nghiệp. Nhưng đây thường là mục tiêu không thực tế. Số liệu chỉ ra rằng trong số những người chơi bóng rổ ở các trường trung học Mỹ thì chỉ có 1 trong 3400 người tiếp tục chơi bóng rổ chuyên nghiệp.
Có lẽ bạn đang cố gắng đạt được 1 điều gì đó mà chưa có ai trước bạn thành công. Bạn cần tìm hiểu có bao nhiêu người đã nỗ lực trước bạn và lý do họ thất bại.
3. Những yếu tố nào làm tăng khả năng thành công ? Trong đó, những yếu tố nào mà bạn có thể kiểm soát được ? Mọi người thường có khuynh hướng phớt lờ tỷ lệ thành công ( ở trên ) và chỉ tập trung vào những yếu tố làm tăng khả năng thành công.
4. Những tổn thất/ chi phí cho việc thực hiện mục tiêu ? Hãy so sánh cái giá phải trả ( the costs) cho việc đạt được mục tiêu với những lý do mà bạn muốn đạt được mục tiêu. Yếu tố nào quan trọng hơn ? Hãy nhớ rằng chúng ta rất dễ đánh giá thấp nhưng chi phí, tổn thất để đạt mục tiêu. ( ví dụ : phần lớn mọi người thường đánh giá thấp yếu tố thời gian để hoàn thành 1 nhiệm vụ nào đó là hơn 50%).
5. Cái giá của thất bại là gì ? Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn không đjat được mục tiêu ?
Khi bạn đã hiểu được (1) Tại sao bạn muốn đạt được mục tiêu , (2) Tỷ lệ thành công , (3) Những yếu tố làm tăng khả năng thành công , (4) cái giá phải trả để thực hiện mục tiêu, (5) Cái giá của thất bại, thì bạn sẽ quyết định được 1 mục tiêu nào đó là có thực tế với mình không.
Bạn đã đặt ra những mục tiêu nào mà mình hối tiếc sau này hoặc nhận ra là nó không thực tế không ?