hôm nay nhỏ bịnh nhưng ở ko ko làm gì nhỏ lại thấy chán, thế là nằm nghỉ chút nhỏ lại lẹt đẹt trèo lên máy tính - đó giờ cái máy là "người tình" của nhỏ - chưa xa nhỏ ngày nào, ngày nào dù bận mấy thì nhỏ cũng tranh thủ mọi cách, mọi lúc có thể để bên nó - máy tính - vài phút.nhỏ hỏi Sama:- anh kể chuyện em nghe đi
- trời nóng quá không suy nghĩ được gì nên ko có cảm hứng kể chuyện em nghe
- anh đố em gì đó đi cho em có việc để làm
- đố em câu đơn giản nhất nè: làm sao để nhìn thấy được mặt trời mọc ở hướng tây?
uhm......
- nhìn về hướng tây thấy mặt trời di chuyển từ dưới chân trời di chuyển dần lên là mặt trời mọc từ hướng tây lên
ẹc...
- mặt trời mọc từ hướng đông lên
oh
- mặt trời mọc từ hướng đông vậy sao thấy dc mặt trời mọc từ hướng tây anh
vậy mới đố chứ
- em vẽ mặt trời mọc lên giấy rồi viết chứ hướng tây lên nhìn vào là thấy mặt trời mọc từ hướng tây
ọc ọc
- ko nhìn thấy kìa
suy nghĩ đi anh đi ngủ , lát a thức dậy trả lời anh?
suy nghĩ...nhỏ ăn gian
result:
"Mặt trời mọc ở phía Tây
Hồi ấy, tôi dạy mỹ thuật tại một trường tiểu học ở dưới huyện. Lớp tôi có một em học sinh 9 tuổi tên là Âu Điển Điển. Bố cô bé là họa sĩ. Thừa hưởng gen của bố nên Âu Điển Điển cũng rất thích vẽ tranh.
Tháng trước, thành phố tổ chức cuộc thi vẽ tranh cho lứa tuổi thiếu nhi. Tôi liền động viên Âu Điển Điển tham gia. Sắp đến hạn nộp. Điển Điển đưa tôi một bức tranh có nhan đề “Mong đợi”. Trong tranh vẽ một bé gái ngồi trên thảm cỏ và đang ngước nhìn về phía mặt trời. Bố cục và màu sắc của tranh đều rất hài hòa. Bằng giác quan của mình, tôi cảm giác rằng bức tranh này chắc chắn sẽ đoạt giải.
Bức tranh của Âu Điển Điển vượt qua vòng sơ tuyển ở huyện một cách dễ dàng và nhanh chóng được chuyển lên thành phố.
Âu Điển Điển chờ đợi, ngay cả tôi cũng nóng lòng chờ đợi. Tôi mong rằng bức tranh của Âu Điển Điển sẽ giành được giải cao nhất. Không ngờ, một hôm anh bạn học của tôi trên thành phố gọi điện đến, anh ấy là thành viên ban giám khảo của cuộc thi, và thông báo với tôi rằng: Bức tranh của Âu Điển Điển đã bị loại, nguyên nhân không phải vì tranh vẽ không đẹp mà Âu Điển Điển đã phạm một lỗi trong khoa học thường thức đó là bé đã vẽ mặt trời mọc ở hướng Tây thay vì mặt trời mọc ở hướng Đông như thường lệ. Một bức tranh xuất sắc như vậy mà bị loại chỉ vì mắc phải lỗi khoa học thường thức thì quả là đáng tiếc.
Một đứa trẻ mới 9 tuổi mà mắc sai lầm thì hoàn toàn có thể được tha thứ nhưng người không được tha thứ có lẽ phải là tôi. Một giáo viên mỹ thuật như tôi lại không để ý khiến học sinh mắc phải lỗi như vậy. Nhưng tôi vẫn còn chút hy vọng và muốn hỏi rõ Âu Điển Điển xem thực tế em đã vẽ mặt trời mọc hướng Đông hay hướng Tây.
Chuông báo tan học vừa reo lên, tôi liền gọi Âu Điển Điển về văn phòng của mình.
Âu Điển Điển rụt rè bước vào, cô bé này thật kỳ lạ, dạo này trong cô có vẻ trầm ngâm, không có hay cười như trước đây. Tôi gọi bé đến bên cạnh và nói “Âu Điển Điển, mặt trời trong tranh em vẽ mọc ở phía Đông hay phía Tây vậy?”
Âu Điển Điển nói giọng quả quyết “Phía Tây ạ”.
“Sao? Đúng là ở phía Tây? Em có nhớ nhầm không?”
“Thưa cô, đúng là ở phía Tây ạ, em không nhớ nhầm đâu, em còn vẽ mũi tên chỉ phương hướng ở góc dưới bức tranh mà”.
Tôi tức giận hét lên: “Âu Điển Điển, em đã nhìn thấy mặt trời mọc ở phía Tây từ lúc nào thế? Em vẽ tranh xong cũng phải đưa bố em xem qua một chút chứ?”.
Âu Điển Điển òa lên khóc tấm tức. Em vừa lấy tay chùi nước mắt vừa nói: “Bố và mẹ em cãi nhau, bố bỏ mẹ con em lên thành phố rồi. Trước khi đi bố còn nói rằng chỉ khi mặt trời mọc ở phía Tây thì bố mới trở về cái nhà này Em mong mãi, mong rằng mặt trời sẽ mọc ở phía Tây để bố trở về với mẹ con em… ”.
Hóa ra là như vậy, tôi cảm thấy ngực mình nhói đau rồi không kìm được nữa cũng òa lên khóc. Tôi ôm Âu Điển Điển vào lòng và nói: “Bé con, cô nhất định sẽ giúp bố em nhìn thấy bức tranh này, nhất định… ”.
Tôi lập tức gọi điện cho anh bạn kể lại toàn bộ câu chuyện của Âu Điển Điển. Hôm sau, bạn tôi gọi lại và nói rằng sau khi nghe xong câu chuyện tất cả các thành viên trong ban giám khảo đều rơi nước mắt
Quan Ngọc Bình (Trung Quốc)*
Xin kể chuyện văn chương cho các nhà phê bình văn học phán xét, tôi cứ nghĩ mãi “Giá em bé không nói lòng mình ra, liệu tôi nhất là một thầy giáo Vật lý, có thể tha thứ cho một lỗi lầm lớn về phương mọc của mặt trời như thế không, mặc dù bức tranh có thể tưởng tượng là rất đẹp?” Các thành viên trong ban giám khảo, cô giáo và cả tôi nữa chỉ có thể hiểu được em bé khi nhìn bức tranh từ một góc độ khác: góc độ của lòng người – mà đó không phải là góc nhìn sáng tạo hay sao? Thật đáng buồn khi chúng ta có thể sáng tạo để làm ra tàu vũ trụ, tạo nên những công trình khoa học hiển hách mà không tìm được một góc nhìn để hiểu tâm tư, nỗi niềm của một người bên cạnh. Tôi lại chợt vô cùng sợ hãi vì có thể đã nhiều lần mắng oan đứa cháu bé bỏng của tôi do không tìm ra được một góc nhìn để thấu hiểu nó.
Một góc nhìn sáng tạo! Không phải chỉ để từ đó tìm ra những phát minh vĩ đại mà còn từ đó tìm ra sự vui thú và nhân hậu trong đời thường. Cái trước chủ yếu cần cái trí, cái sau chủ yếu cần cái tâm nhưng cả hai đều cần từ bỏ những định kiến tức phải có óc sáng tạo.
phungcam_ceo