Máy tính tự động tắt và khởi động lại cách khắc phục

Máy tính tự động tắt và khởi động lại cách khắc phục

Máy tính tự tắt và khởi động lại là lỗi xuất hiện phổ biến ở các máy tính laptop, có rất nhiều lý do do cả phần cứng và phần mềm có thể gây nên lỗi này. Nhưng theo kinh nghiệm của mình thì lỗi thường gặp nhất là Ram có vấn đề, hoặc CPU quá nóng... Tuy nhiên có rất nhiều nguyên nhân khác cũng gây nên lỗi này các bạn có thể tham khảo những bài viết dưới đây

may-tinh-tu-tat.jpg

1. Ổ cứng bị lỗi vật lý (bad)
Khi bị lỗi này, có thể chương trình bạn đang chạy một số tập tin nằm trong vùng bị lỗi thì máy sẽ khởi động lại.
+ Cách giải quyết: Vào Windows Explorer, chọn ổ đĩa cài đặt hệ thống, thường là ổ C, phải chuột, chọn Properties, chọn thẻ Tools, sau đó click vào Check Now ở phần Error-checking để kiểm tra lỗi đĩa. Có thể sử dụng các phần mềm cao cấp từ các hãng thứ 3 để việc kiểm tra và xử lý được chuyên nghiệp hơn như RepairDisk Manager của Raxco.

Bạn cần sao lưu lại dữ liệu trong trường hợp này, vì đó cũng là tín hiệu của ổ cứng sắp đến giới hạn “tuổi thọ”.

2. Nhiệt độ trong thùng máy quá nóng
- Có thể do quạt của CPU đã hỏng bạn cần kiểm tra lại, vì đây là nguyên nhân rất nguy hiểm có thể gây hư hỏng hệ thống phần cứng.
- Gắn thêm các quạt trong case hoặc bộ làm mát bằng nước.
- Để máy ở chỗ thoáng mát sẽ làm tăng tuổi thọ các thiết bị trong hệ thống.
- Dùng các chương trình kiểm tra nhiệt độ trong thùng máy.

3. Nguồn điện không ổn định
Có nhiều cách thức để kiểm tra dòng điện mà bộ nguồn cung cấp cho máy tính của bạn. Bộ nguồn tốt phải cung cấp được dòng điện "sạch" cho các linh kiện. Có nhiều người cho rằng các đường điện càng cao sẽ càng tốt nhưng thực tế điều này không đúng. Vấn đề ổn định dòng điện phải được đặt lên hàng đầu.Để theo dõi đường điện của bộ nguồn mới mua, bạn có thể sử dụng một số phần mềm chuyên dụng như Speedfan với chức năng lập biểu đồ theo thời gian.

Tất nhiên, giá trị cụ thể của các dòng điện do chương trình đưa ra chỉ mang tính tham khảo. Để có con số chính xác, bạn nên sử dụng các thiết bị đo chuyên dụng.

Bên cạnh đó, có thể power managerment trong BIOS setup bị sai, bạn nên reset lại BIOS. Quạt CPU chạy yếu cũng có thể gây ra hiện tượng tự khởi động, bạn hãy kiểm tra quạt, nếu thấy quạt chạy yếu hãy thay ngay trước khi nó làm ảnh hưởng tới “sức khoẻ” con Chipset của bạn.

4. Virus
Đây là trường hợp khả thi nhất. Khá nhiều loại virus làm cho hệ thống tự động restart lại liên tục. Bạn cần có 1 chương trình antivirus luôn được thực thi ở chế độ thời gian thực (real-time), cập nhật virus database mới nhất từ hãng sản xuất. Sau đó ngắt mạng (LAN, Internet) và tiến hành quét lại toàn bộ hệ thống (Full scan). Có thể sử dụng các trình antivirus như: Bitdefender Pro 10 Plus, AVG Antivirus, NOD32 Antivirus, Kaspersky Antivirus .

5. Pin CMOS đã hết
Bạn hãy kiểm tra lại pin CMOS bằng cách tháo pin ra khỏi máy, dùng lưỡi liếm nhẹ, nếu thấy hơi tê, đắng là còn điện, còn không bạn phải thay pin mới. Bạn cũng nên tăng độ tiếp xúc của pin với mainboard bằng cách cạo sạch các mảng bám hoặc sét gỉ nơi vị trí tiếp xúc giữa pin CMOS và mainboard.

6. RAM có vấn đề
RAM là một yếu tố rất quan trọng. Nếu RAM lỏng hoặc lỗi sẽ ảnh hưởng không tốt đến máy. Để kiểm tra RAM, bạn tải phần mềm miễn phí Memtest86 tại địa chỉ memtest86.com hoặc phần mềm Gold Memory tại goldmemory.cz . Nếu bạn ngại tải phần mềm, cách nhanh nhất là mượn tạm một thanh RAM đang hoạt động tốt và thay thử, bạn sẽ biết ngay chất lượng của thanh RAM mà bạn đang sử dụng.

7. Thiết lập trên Windows
Việc thiết lập mặc định Windows sẽ khiến máy tự khởi động lại khi có lỗi liên quan đến hệ thống. Bạn có thể tắt tính năng này theo các bước:

+ Click chuột phải vào biểu tượng My Computer, chọn Properties, vào System Properties.
+ Chọn Tab Advanced, trong mục Start and Recovery, chọn Settings.
+ Bỏ dấu tùy chọn mục "Automatically Restart".
8. Các nguyên nhân khác
Ngoài ra, Card màn hình, card mạng, các thiết bị phần cứng khác gắn lỏng lẻo cũng có thể gây ra tình trạng tự động tắt máy, tuy nhiên thường thì chúng sẽ xuất hiện màn hình “xanh” báo lỗi.
Cách khắc phục: Tháo hộp máy rồi tháo hết các thiết bị, vệ sinh và cắm lại thật chặt.

Sưu tầm
 
  • Chủ đề
    khắc phục khỏi động laptop loi may tinh máy tính pc tu tat reset tự tắt
  • Lê Minh

    ✩✩✩✩
    Máy tính tự khởi động lại

    Hiện tượng máy tính tự khởi động lại mà không có thông báo lỗi là vấn đề "đau đầu" của nhiều bạn đọc. Cùng một hiện tượng nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau: có thể do lỗi của Windows, xung đột giữa các phần mềm, trình điều khiển thiết bị phần cứng gây tranh chấp hoặc phần cứng kém chất lượng, không ổn định. Hiện tượng này xảy ra bất kể là máy mới mua, mới ráp hoặc máy cũ, đang sử dụng, chỉ xảy ra thỉnh thoảng hay xảy ra liên tục. Tự khởi động lại khi máy đang shutdown hay bất kể lúc nào. Lúc khởi động hoặc khi chạy những ứng dụng chiếm nhiều tài nguyên hệ thống... Vì chúng xảy ra không theo một quy luật nào cả, để xác định nguyên nhân chính xác đòi hỏi bạn phải có phần cứng thay thế, thời gian và tính kiên nhẫn. Trong trường hợp này, chúng tôi thường sử dụng phép thừ đúng sai để loại suy dần các nguyên nhân có thể gây ra hiện tượng máy tính tự khởi động lại.

    Kiểm tra phần mềm

    Tiến hành kiểm tra phần mềm nếu hiện tượng này xảy ra sau khi bạn chỉnh sửa hệ thống, cài đặt hoặc gỡ bỏ ứng dụng, phần mềm... (Lưu ý những thao tác có ảnh hưởng đến hệ thống). Với Windows 2000/XP, đăng nhập với quyền Administrator, vào Control Pannel\Administrative Tools\Event Viewew để xem thông báo lỗi. Đây là một trong những nơi cần tham khảo, tìm hiểu nguyên nhân để biết cách khắc phục. Trong trường hợp cần thiết, tải về từ website của nhà sản xuất và cập nhật các trình điều khiển thiết bị phần cứng như chipset, card đồ họa, card âm thanh, card mạng... Bạn nên chọn những driver tương thích với phiên bản hệ điều hành đang sử dụng.
    Tham khảo thêm thông tin tại
    msdn.microsoft.com/en-us/windows/hardware/gg463010.aspx

    Thiết lập mặc định Windows NT/2000/XP sẽ tự khởi động lại máy khi gặp lỗi liên quan đến hệ thống (kể cả trong quá trình shutdown). Giải pháp tạm thời là tắt tính năng này, thực hiện như sau: + Nhấn phải chuột trên My Computer, chọn Properties để vào System Properties. + Chọn Tab Advanced, trong mục Start and Recovery, chọn Settings. + Bỏ dấu tùy chọn mục "Automatically Restart". + Nhấn OK để xác nhận thay đổi và khởi động lại. Việc bỏ tùy chọn Automatically Restart sẽ làm hệ thống bị treo hoặc hiển thị "màn hình xanh chết chóc" khi gặp lỗi (hình 1). Điều này sẽ giúp bạn dễ xác định được nguyên nhân gây lỗi hơn. Để khắc phục, hãy cài lại Windows với tùy chọn R (Repair) để Windows tự sửa lỗi. Nếu không thể khắc phục bằng việc cài lại, bạn nên format phân vùng đĩa cứng và cài mới Windows. Tham khảo thêm thông tin về cách cài đặt trong mục Làm mới Windows, bài viết "Trẻ hóa Windows" (ID:A0305_103).

    Kiểm tra phần cứng
    diendanbaclieu-93673-6464-1.jpg

    Chúng ta không thể (hoặc không dám) can thiệp sâu vào phần cứng, chỉnh sửa hoặc thay đổi như phần mềm. Vì vậy, "thay và thừ" là giải pháp chúng tôi áp dụng nhằm xác định nguyên nhân. Trong trường hợp này, RAM và bộ nguồn (Power Supply Unit - PSU) là hai phần cứng bạn cần quan tâm đặc biệt. Kinh nghiệm thực tế cho thấy, với hệ thống P3 (hoặc tương đương), RAM là phần cứng đầu tiên cần kiểm tra nhưng với các hệ thống P4 hiện nay, phần cứng đầu tiên cần kiểm tra là bộ nguồn.


    RAM

    Một số phần mềm (miễn phí hoặc có phí) sẽ giúp bạn kiểm tra RAM như Memtest86 (memtest86.com), Gold Memory (goldmemory.cz). Tuy nhiên, việc sử dụng phần mềm kiểm tra sẽ mất nhiều thời gian với những thanh RAM có dung lượng lớn (512MB hoặc 1GB). Vì vậy, "thay và thừ" sẽ giúp bạn tránh khỏi cảnh "đợi chờ" nếu có sẵn RAM thay thế.

    Bộ nguồn
    diendanbaclieu-93673-6464-2.jpg

    Bộ nguồn là một thiết bị phần cứng quan trọng, cung cấp năng lượng hoạt động cho toàn hệ thống. Tuy nhiên, việc lựa chọn bộ nguồn đã không được người dùng quan tâm trong một thời gian dài. Với hàng loạt công nghệ mới chạy đôi hoặc "2 trong 1" như RAM dual channel, đĩa cứng RAID, đồ họa SLI/CrossFire, dual monitor, CPU dual core... Bộ nguồn càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết bởi nó quyết định sự ổn định của hệ thống, tuổi thọ của các thiết bị phần cứng khác. Gánh nặng này đã vượt quá khả năng "chịu đựng" của những bộ nguồn không tên tuổi trên thị trường, kể cả những bộ nguồn được dán nhãn 600 - 700W. Vì vậy, bạn đừng tiếc tiền khi đầu tư cho bộ nguồn của hệ thống vì chúng tránh cho bạn những sự cố đáng tiếc khi xảy ra quá tải. Tham khảo thêm thông tin liên quan việc lựa chọn bộ nguồn hợp lý trong bài "Giải bài toán nguồn điện (ID: A0505_131)" và bài "Bộ nguồn - Gánh PC tải nặng" (ID: A1205_56). Lưu ý - Trong quá trình kiểm tra, bạn phải lưu ý vấn đề tĩnh điện và tiếp đất của cơ thể để tránh gây hỏng hóc cho các thiết bị, linh kiện. - Sao lưu những dữ liệu quan trọng để tránh mất mát khi kiểm tra. - Việc kiểm tra phần cứng đòi hỏi phải có chuyên môn và kinh nghiệm, nếu có thể, bạn nên nhờ người có kinh nghiệm giúp đỡ. - Điện áp trồi sụt cũng là nguyên nhân làm máy tính không ổn định. Điện áp quá cao hay quá thấp có thể làm hư hỏng thiết bị phần cứng. Nếu có thể, bạn nên trang bị ổn áp hoặc hoặc tốt hơn là UPS cho "cục cưng" của mình.

    XP luôn kiểm tra đĩa cứng

    Thật bực mình khi Windows XP luôn chạy checkdisk (tương tự scandisk của Win98) mỗi khi khởi động dù bạn đã tắt máy đúng cách. Nếu không muốn phiền phức, bạn có thể tắt tính năng này; tuy nhiên, bạn phải chắc rằng hệ thống vẫn hoạt động tốt (trừ việc luôn chạy checkdisk). Trước khi sử dụng giải pháp này, chúng ta thừ thực hiện một số thao tác sau. - Trước hết, bạn hãy kiểm tra các ứng dụng tự động chạy trong Scheduled Tasks. Chọn Start.Programs.Accessories.System Tools.Scheduled Task để xem những chương trình nào đang sử dụng tính năng này. Xóa tất cả những thứ liên quan đến Chkdsk hoặc Autochk. - Thực hiện việc kiểm tra đĩa cứng một lần nữa với tiện ích checkdisk để Windows tự kiểm tra và sửa lỗi. Thực hiện như sau: Trong Windows Explorer, nhấn phải chuột trên phân vùng cần kiểm tra, chọn Properties. Trong tab Tools, chọn Check Now trong mục Error Checking. Đánh dấu các tùy chọn trong Check Disk Options trước khi nhấn Start. Với phân vùng hệ thống (phân vùng cài đặt Windows), checkdisk chỉ kiểm tra trong lần khởi động kế tiếp (hình 2). - Nếu checkdisk không thể hoàn tất quá trình kiểm tra (treo máy) hoặc không khắc phục được lỗi, hãy sử dụng tiện ích checkdisk (chkdsk.exe), fixmbr và fixboot của Recovery Console (bộ tiện ích có trong đĩa cài đặt Windows) để kiểm tra Master Boot Record (MBR) và các tập tin hệ thống. Tham khảo cách sử dụng Recovery Console trong bài "Recovery Console - DOS trong XP" (ID: A0203_71). - Một trường hợp khác là cấu trúc logic của phân vùng đĩa cứng bị lỗi, bạn nên copy tất cả dữ liệu sang phân vùng khác, sau đó format phân vùng bị lỗi rồi chép dữ liệu trở lại. - Kế đến, kiểm tra trường hợp lỗi của các phần mềm. Chọn Start.Run để mở cừa sổ DOS Prompt; gõ vào lệnh "msconfig" và nhấn OK để mở cừa sổ System Configuration Utility. Trong giao diện System Configuration Utility, chọn tab Startup và bỏ tất cả các tùy chọn được liệt kê trong Startup Item (tương ứng với các ứng dụng được nạp trong quá trình khởi động). Nhấn OK và chọn Restart để khởi động lại máy. Khi Windows khởi động lại, cừa sổ System Configuration Utility sẽ xuất hiện. Nếu không có bất kỳ trục trặc nào xảy ra, đánh dấu chọn Dont show this message or launch the System Configuration Utility và nhấn OK. Kiểm tra xem hiện tượng checkdisk còn xuất hiện không. Nếu không, mở cừa sổ System Configuration Utility, lần lượt đánh dấu chọn từng mục trong Startup Item và khởi động lại để kiểm tra cho đến khi phát hiện được phần mềm gây lỗi. Gỡ bỏ chúng và cài đặt phiên bản mới hơn hoặc thay thế bằng phần mềm khác có tính năng tương đương.

    Tắt tính năng SCANDISK/CHECKDISK - Với Windows 98 và 98SE. Chọn Start.Run, gõ lệnh "msconfig" và nhấn OK. Trong cừa sổ System Configuration Utility, chọn mục Advanced trong tab General và đánh dấu chọn Disable ScanDisk after bad shutdown. - Với Windows ME. Chọn Start.Run, gõ lệnh "regedit.exe" và nhấn OK để mở cừa sổ Registry Editor. Tìm đến khóa DisableScandiskOnBoot theo đường dẫn HKEY_LOCAL_MACHINE\System\CurrentControlSet\Control\FileSystem, thay đổi Value data thành 01 (00 nếu muốn kích hoạt lại tính năng này). Khởi động lại máy tính để những thay đổi có hiệu lực. Với Windows 2000/XP. Trong Registry Editor (regedit.exe), tìm đến nhánh HKEY_LOCAL_MACHINE\System\CurrentControlSet\Control\Session Manager\BootExecute, xóa dòng lệnh trong Value data. Khởi động lại máy tính để thay đổi có hiệu lực. Lưu ý: Trước khi tiến hành chỉnh sửa Registry, bạn hãy thực hiện sao lưu Registry (tham khảo bài "Chăm sóc và bảo dưỡng Windows Registry", ID: A0205_90).

    Đông Quân
     

    Lê Minh

    ✩✩✩✩
    Nếu Windows tắt một cách không rõ ràng và máy tính của bạn shuts down, hầu hết trong số các trường hợp như vậy là do quá nhiệt. Máy tính với các bộ kiểm tra nhiệt độ CPU, khi đó bạn sẽ bảo vệ được các thành phần bên trong tránh được tình trạng hỏng hóc do nhiệt độ.
    Cách khác, nếu máy tính của bạn thường xuyên tắt mà không đóng Windows trước, điều này sẽ làm xuất hiện một thông báo lỗi khi bạn khởi động lần kế tiếp, đây cũng có thể là thời điểm cần phải thay thế power supply.
    diendanbaclieu-93677-speedfan.jpg
    Bạn có thể kiểm tra nhiệt độ máy tính của mình bằng SpeedFan, đây là một chương trình miễn phí của Alfredo Milani Comparetti. Mặc dù được dự định để điều chỉnh quạt theo nhiệt độ, tạp âm và sự cân bằng của nguồn, nhưng SpeedFan còn hiển thị cả nhiệt độ CPU trong khay hệ thống.
    Rõ ràng việc biết được nhiệt độ CPU hiện hành không có nhiều ý nghĩa nếu bạn không biết được các tham số an toàn của chip. Nếu bạn không biết nhiều thông tin về bộ vi xử lý của mình, hãy kích Start, kích chuột phải vàoMy Computer (Computer trong Vista), và chọn Properties. Với các thông tin đó, bạn hãy vào CPU World để tìm ra các thông tin về nhiệt độ cho bộ vi xử lý của mình.
    Cần thực hiện những gì để tránh các vấn đề quá nhiệt?
    Nếu bạn có một máy tính desktop:
    • Không được chặn các lỗ thông khí của máy tính
    • Rút điện máy tính và mở case của máy. Sử dụng một bình khí nén để thổi sạch bụi, đặc biệt xung quang các quạt và các lỗ thông khí.
    • Khi máy tính đang mở, bạn cần lưu ý đến vị trí của các cáp bên trong xem liệu có cáp nào ngăn cản các lỗ thông khí hoặc luồng không khí hay không.
    • Cắm điện cho máy tính trong khi vẫn mở case và khởi động nó để bảo đảm rằng tất cả các quạt đều chạy tốt. Nếu một quạt nào đó không quay thì bạn cần tìm ra và sửa chữa ngay tức khắc.
    Nếu bạn sử dụng một laptop:
    • Hãy đảm bảo rằng không có một thành phần nào cản trở các lỗ thông khí ở bất cứ nơi nào bạn sử dụng máy tính. Đặc biệt cẩn thận về việc chạy laptop trên đùi hoặc trên chăn, điều này có thể dễ làm mất tác dụng của các lỗ thông khí.
    • Khi máy tính tắt, sử dụng vòi nhỏ của bình nén để thổi sạch các bụi bẩn nằm trong các lỗ thông khí. Chỉ sử dụng các bình nén khí không có hơi ẩm để lại.
    • Nếu các bước này không giúp gì được bạn, hãy cần đến những người có tay nghề trong lĩnh vực này. Trừ khi bạn biết rõ về những gì đang thực hiện, bằng không, không nên can thiệp sâu vào bên trong laptop. Vì điều này rất rể gây ra những sự cố hỏng hóc đáng tiếc.
    diendanbaclieu-93677-cleanlap.jpg
    Tội phạm cũng có thể là phần mềm? Không chắc, nhưng nếu máy tính của bạn không rơi vào tình trạng quá nhiệt thì một driver tồi cũng có thể gây ra điều này. Hãy nâng cấp các driver âm thanh và đồ họa. Cũng có thể máy tính bị nhiễm mã độc, từ đó gây ra hỏng hóc này. Nếu bị nhiễm mã độc, bạn hãy sử dụng các trình quét malware trực tuyến để tìm ra cách giải quyết vấn đề này.

    Văn Linh (Theo PC World)
     
    1 cách đơn giản không dài dòng nữa :

    - Bước 1: Vào công cụ Search trong Windows > Gõ sysdm. cpl > Chọn chương trình sysdm. cpl > Nhấn vào tab Advanced


    - Bước 2: Nhấn Settings dưới Startup and Recovery > Bỏ dấu chọn mục Automatically restart và mục Write an event to the system log.


    Máy tính sẽ không tự khởi động lại ngay cả khi thiết bị đang bị treo
     
    Top