Men gan cao có nguy hiểm không

Cuộc sống ngày càng hiện đại và rất nhiều người ngày càng tiếp xúc với những yếu tố gây tăng cao men gan. Vậy tăng men gan cao có nguy hiểm gì không cùng tìm hiểu một số bài viết dưới đây nhé

men-gan-cao-co-nguy-hiem-gi-khong.jpg

Hình ảnh gan


Men gan tăng, cảnh báo bệnh gì?

Men gan nằm trong tế bào gan và chúng tham gia vào các quá trình chuyển hoá quan trọng các chất trong cơ thể. Vì vậy, men gan có một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Khi men gan bị rối loạn, nhất là men gan tăng cao, phải hết sức lưu ý tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp xử trí thích hợp.

Nguyên nhân làm tăng men gan
Bất kỳ người bình thường nào cũng có men gan. Men gan có 4 loại, đó là AST (aspartate transaminase) hoặc còn được gọi là SGOT (serum glutamic oxaloacetic transaminase). Loại thứ 2 là ALT (alanin transaminase) hay còn gọi là SGPT (serum glutamic pyruvic transaminase), hai loại này có trong tế bào gan. Khi gan bị viêm hoặc bị tổn thương thì hai loại men gan này bị rò rỉ vào dòng máu làm cho chỉ số men gan tăng. Loại men gan thứ 3 là alkalin phosphatase có trong màng tế bào gan và loại thứ 4 là GGT (gamma glutamyl transpeptidase) có trong thành của tế bào ống mật. Ở người bình thường, hai loại men gan SGPT và SGOT do tế bào gan sản sinh ra và chúng có hàm lượng cố định trong máu khoảng dưới 40U/l huyết thanh. Qua các nghiên cứu, người ta rút ra rằng khi men gan tăng từ 1 – 2 lần là ở mức độ nhẹ, tăng từ trên 2 – 5 lần là mức độ trung bình và tăng trên 5 lần là ở mức độ nặng. Tỷ lệ ALT và AST có thể mang lại thông tin có giá trị về mức độ và nguyên nhân đối với bệnh của gan. Hầu hết bệnh về gan thì ALT (SGPT) cao hơn AST (SGOT) nhưng trong bệnh xơ gan và nghiện rượu thì mức tăng AST cao hơn ALT (thường tỷ lệ này là 2:1). Khi gan bị viêm hoặc chấn thương vì bất kỳ một lý do nào đó hoặc do tổn thương ở đường dẫn mật làm ứ trệ sự lưu thông của dịch mật thì tế bào gan sẽ gia tăng sản sinh và bài tiết men gan. Sự gia tăng men gan nổi trội nhất là viêm gan cấp tính đặc biệt là viêm gan cấp do siêu vi. Trong viêm gan cấp tính do siêu vi, có khi men gan tăng gấp từ 10 - 20 lần. Đối với viêm gan mạn tính thể tiến triển hoặc xơ gan hoặc viêm gan tự miễn thì men gan cũng có thể gia tăng. Đây cũng là một trong các tiêu chuẩn để đánh giá là viêm gan mạn tính tiến triển hay người lành mang virut viêm gan. Các nguyên nhân khác làm tổn thương tế bào gan như rượu (đặc biệt là trong các trường hợp nghiện rượu), sốt rét, ung thư gan, ngộ độc hoá chất cũng làm cho men gan gia tăng một cách đáng kể. Bệnh về đường mật cũng có liên quan mật thiết với gan, nhất là các bệnh do sỏi đường dẫn mật, giun chui ống mật, viêm đường mật. Các nguyên nhân này thường làm cho đường dẫn mật phù nề hoặc tắc nghẽn dịch mật khó lưu thông tác động đến tế bào gan và vì vậy làm cho men gan gia tăng. Ngoài ra người ta cũng nhận thấy có một số nguyên nhân ngoài gan như các bệnh nhiễm khuẩn nặng (bệnh sởi, Rubella, nhiễm khuẩn huyết) hoặc một số thuốc cũng có thể làm gia tăng men gan. Đối với thuốc, có một số có tác động rất lớn đến gan, thậm chí gây độc cho gan, điển hình nhất là một số thuốc chống vi khuẩn lao (INH, rifamixin…), thuốc thuộc nhóm fluoquinolon (ciprofloxacin), acetaminophen (paracetamol, tydol, efferalgan…). Khi ngộ độc do thuốc cũng có thể làm men gan gia tăng. Tuy vậy, trong một số trường hợp, mặc dù men gan tăng nhưng không phải từ gan mà bởi các lý do khác, ví dụ hoạt động thể lực mạnh. Vì vậy trong thực tế, người ta thấy rằng khi xét nghiệm máu thấy men gan tăng, nhất là trường hợp men gan tăng cao là cần phải xem xét, cân nhắc kỹ càng hơn và đặc biệt lưu ý đến gan, mật.


Khi men gan tăng, nên làm gì?
Nếu tình cờ phát hiện men gan trong máu gia tăng, đặc biệt là tăng gấp đôi chỉ số bình thường (trên 40U/l) thì cần đi khám bệnh để bác sĩ xác định nguyên nhân. Hiện nay, khi thấy men gan trong máu tăng thì việc đầu tiên nên nghĩ đến là người đó có bị nhiễm virut viêm gan hay không, vì vậy cần làm xét nghiệm tìm nguyên nhân. Trong các loại viêm gan do siêu vi thì viêm gan B, C có thể dùng phương pháp xét nghiệm nhanh để nhận xét sơ bộ. Riêng viêm gan do virut B, ngoài xét nghiệm xem HBsAg khi có dương tính còn cần làm thêm xét nghiệm HBeAg, HBsAb, antiHBeAg… Nếu có điều kiện thì cần xét nghiệm đánh giá ADN của virut. Khi đã xác định được nguyên nhân thì nên nghe theo tư vấn của bác sĩ khám bệnh cho mình. Nếu men gan tăng do viêm tắc đường dẫn mật thì cần được điều trị triệt để nguyên nhân. Người bị tăng men gan nên đi kiểm tra sức khoẻ định kỳ để được bác sĩ theo dõi và đánh giá sự tiến triển của bệnh. Trong ăn uống hằng ngày, cần kiêng rượu, bia và các loại nước giải khát có cồn, nhất là người đang mắc bệnh về gan (viêm gan cấp, mạn hoặc người lành mang virut viêm gan), mật (sỏi mật, giun chui ống mật, viêm đường dẫn mật) hoặc đã từng mắc bệnh sốt rét. Không nên hút thuốc lá, thuốc lào. Chế độ ăn cũng cần được lưu ý, ví dụ như không ăn mỡ động vật, các loại thức ăn chiên, xào. Khi xét nghiệm máu thấy men gan tăng trong khi đang dùng một loại thuốc nào đó cũng nên cho bác sĩ khám bệnh và theo dõi sức khoẻ cho mình biết để bác sĩ có phương án giải quyết. Ngoài ra cũng nên vận động cơ thể một cách nhẹ nhàng trừ khi đang bị viêm gan cấp tính.

Nguồn: suckhoedoisong.vn
Tác giả bài viết : PGS.TS. Bùi Khắc Hậu
 
  • Chủ đề
    ha men gan men gan men gan cao nguy hiem
  • Forever Alone

    Em là cô gái nông thôn
    Reply: Men gan cao có nguy hiểm không?

    Men gan cao có nguy hiểm?

    Men gan đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi con người, nó nằm trong tế bào gan và tham gia vào quá trình chuyển hóa quan trọng các chất trong cơ thể. Vì vậy, khi men gan tăng cao thì nên gặp BS chuyên khoa để sớm được theo dõi, xét nghiệm và điều trị kịp thời.
    Theo GS.BS Nguyễn Chấn Hùng - Chủ tịch Hội Ung thư TP.HCM thì nếu tình trạng men gan cao kéo dài mà không điều trị sẽ rất dễ xảy ra các biến chứng như xơ gan...

    Dấu hiệu nhận biết men gan cao
    Anh Nguyễn Công Tú (quận 12 - TP.HCM) cho biết: “Tôi vừa đi bệnh viện khám tổng quát, BS thông báo men gan của tôi cao gấp 3 lần cho phép. Tôi rất lo lắng vì không biết nó có nguy hiểm lắm không, cách phòng ngừa và chữa trị như thế nào?”. Vào cuối tháng 7 vừa qua, các BS ở Bệnh viện Đa khoa Sóc Trăng đã cứu sống cháu Lâm T. (3 tuổi, ngụ tại Giồng Chát, Sóc Trăng). Trước đó, cháu T. bị ho, sốt nhưng gia đình cứ nghĩ cháu bị cảm sốt bình thường nên không đưa đi khám. Mấy ngày sau thấy con bị nặng hơn nên gia đình chuyển lên Bệnh viện Đa khoa Sóc Trăng. Tại đây, BS nhanh chóng làm xét nghiệm và xác định cháu bị viêm phổi nặng, đặc biệt là men gan tăng cao bất thường với 18.809 U/L, sức khỏe cháu T. rất nguy kịch bởi người có men gan cao khoảng 8000-9.000U/L đã rất nguy hiểm, còn cháu T. có men gan cao như thế thì khả năng tử vong rất cao, trên 90%. Nhưng nhờ chữa trị kịp thời, cháu T. đã qua khỏi. GS.BS Nguyễn Chấn Hùng cho biết: “Thông thường có 4 loại men gan (enzym) là: AST (Aspart transaminase), ALT (Alanine transaminase), Phosphatase kiềm và GGT (Gama glutamyl transpeptidase). Khi men gan tăng từ 1-2 lần là ở mức độ nhẹ, tăng từ trên 2-5 lần là ở mức độ trung bình và tăng trên 5 lần là ở mức độ nặng. Nếu tình cờ phát hiện men gan trong máu gia tăng, đặc biệt là tăng gấp đôi chỉ số bình thường (trên 40 U/L) thì cần đi BS để xác định nguyên nhân. Nguyên nhân làm nồng độ men gan tăng thường là: Viêm gan cấp làm men gan tăng rất cao, gấp 7-8 lần trở lên; tắc đường mật do giun, sỏi hoặc tắc ruột, viêm dạ dày cấp… cũng làm tăng men gan nhưng mức độ tăng không nhiều như trong viêm gan; các bệnh truyền nhiễm như sốt rét, sởi, sốt xuất huyết, nhiễm trùng máu... trong giai đoạn mới phát cũng làm tăng men gan. Ngoài ra, còn rất nhiều bệnh mạn tính khác hay do điều trị thuốc, chế độ ăn uống không điều độ, uống nhiều bia rượu, hút thuốc lá nhiều cũng làm thay đổi men gan so với bình thường. Khi đã xác định được nguyên nhân thì bệnh nhân nên nghe theo sự tư vấn của BS khám bệnh cho mình”.
    Không nên ăn nhiều dầu mỡ

    Người có men gan tăng không nên chủ quan nhưng cũng không nên quá lo lắng làm ảnh hưởng đến tinh thần, sức khỏe, nhất là còn mắc các bệnh khác về tim mạch hoặc bệnh rối loạn chuyển hóa. Việc khám bệnh định kỳ để theo dõi chỉ số men gan trong máu là việc làm rất cần thiết. Khi được xác định nguyên nhân thì cần phải nghe lời tư vấn của BS. Nên nghỉ ngơi không làm các việc nặng, ăn uống điều độ, dễ tiêu hóa, giàu dinh dưỡng. Dinh dưỡng hợp lý rất có lợi cho tế bào gan phục hồi và tái sinh, tăng cường chức năng miễn dịch, thúc đẩy chức năng gan hồi phục. Đặc biệt, không nên ăn mỡ động vật, các loại thức ăn chiên, xào dễ gây ra mỡ gan và mỡ trong máu cao, từ đó làm cho men gan cao nặng thêm, sẽ chữa mãi không khỏi.

    “Khi xét nghiệm máu thấy men gan tăng trong lúc đang dùng một loại thuốc nào đó thì bệnh nhân cũng nên hỏi ý kiến của BS để có phương án giải quyết. Trong trường hợp phát hiện tình trạng GGT tăng cao thì điều cần thiết là phải ngưng ngay việc uống rượu, bia và các loại nước uống có chất cồn, không hút thuốc lá. Không tự động mua thuốc để điều trị, bất luận là thuốc tây y, thuốc nam hay thuốc đông y mà không có ý kiến của BS” - BS. Nguyễn Chấn Hùng khuyến cáo.
    Phụng Diễm(giaoduc.edu.vn)
     

    Forever Alone

    Em là cô gái nông thôn
    Reply: Men gan cao có nguy hiểm không?

    Làm gì khi men gan tăng?

    TP - Men gan chủ yếu nằm trong tế bào gan và chúng tham gia vào các quá trình chuyển hóa quan trọng các chất trong cơ thể. Vì vậy men gan có một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi người.

    Men gan có bốn loại, đó là AST hoặc còn được gọi là SG0T. Loại thứ hai là ALT hay còn gọi là SGPT. Hai loại men gan này có trong tế bào gan, mỗi khi tế bào gan bị tổn thương thì giải phóng ra.

    Loại thứ ba là alkaline phosphatase có trong màng tế bào gan và loại thứ tư là GGT có chủ yếu trong tế bào gan, ngoài ra còn có trong thận, đường mật, tụy, lách, não, tim.

    Men GGT có vai trò chuyển hóa các amino acides qua màng tế bào và chuyển hóa chất glutamyl trong quá trình trao đổi chất của cơ thể. Khi men gan tăng từ 1 - 2 lần là ở mức độ nhẹ, tăng từ trên 2 - 5 lần là mức độ trung bình và tăng trên 5 lần là ở mức độ nặng.

    Khi gan bị viêm hoặc chấn thương vì bất kỳ một lý do nào đó hoặc do tổn thương ở đường dẫn mật làm ứ trệ sự lưu thông của dịch mật làm ảnh hưởng đến tế bào gan thì tế bào gan sẽ gia tăng sản sinh và bài tiết men gan.

    Sự gia tăng men gan rõ nét nhất là viêm gan cấp tính đặc biệt là viêm gan cấp do virus viêm gan.

    Viêm gan cấp tính do virus có khi men gan tăng gấp từ 10 - 20 lần. Đối với viêm gan virus mạn tính thể tiến triển hoăc xơ gan hoặc viêm gan tự miễn thì men gan cũng có thể gia tăng một cách đáng kể.

    Các nguyên nhân khác làm tổn thương tế bào gan như rượu (đặc biệt là trong các trường hợp nghiện rượu, ngộ độc rượu), sốt rét, ung thư gan, ngộ độc hóa chất cũng làm cho men gan gia tăng.

    Bệnh về đường mật cũng có liên quan mật thiết với tăng men gan như sỏi đường dẫn mật, sỏi túi mật, giun chui ống mật, viêm đường mật.

    Ngoài ra có một số nguyên nhân ngoài gan cũng có thể làm gia tăng men gan như các bệnh nhiễm trùng nặng (bệnh sởi, Rubella, nhiễm khuẩn huyết) hoặc có một số hóa chất hoặc thuốc.

    Nếu tình cờ phát hiện men gan trong máu gia tăng, đặc biệt là tăng gấp đôi chỉ số bình thường thì cần đi khám bệnh để bác sỹ xác định nguyên nhân. Khi xét nghiệm cho thấy men gan tăng cao thì cần nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý. Nếu do rượu thì nên ngừng uống và tốt nhất là bỏ rượu. Nếu do đang dùng một loại thuốc nào đó thì cần hỏi ý kiến bác sỹ đang điều trị bệnh cho mình.

    PGS.TS. Bùi Khắc Hậu
    Đại học Y Hà Nội
     

    Forever Alone

    Em là cô gái nông thôn
    Reply: Men gan cao có nguy hiểm không?

    Cách hạ men gan đơn giản mà vô cùng hiệu quả

    Gan là cơ quan chịu trách nhiệm loại bỏ độc tố và chuyển hóa thức ăn trong cơ thể. Mỗi ngày trôi qua, gan dường như phải chịu thêm nhiều áp lực do sự tích tụ các độc tố tại gan gây nên.


    Điều này khiến gan rất dễ bị tổn thương. Men gan tăng cao là triệu chứng xuất hiện rất sớm, báo hiệu lá gan cần được chăm sóc. Để đưa men gan về ngưỡng an toàn, bạn nên làm theo các bước sau:

    1. Không uống bia rượu
    Hay nói chính xác hơn là không dùng những đồ uống chứa cồn. Thông thường khi vào cơ thể, gan sẽ phải “xử lý” lượng chất cồn và đào thải chúng ra ngoài. Nhưng khi gan yếu hoặc lượng chất cồn quá nhiều thì điều ngược lại sẽ xảy ra, chất cồn sẽ “xử lý” gan, phá hủy tế bào gan. Do đó, trong cuộc sống hàng ngày, bạn nên hạn chế uống bia rượu để bảo vệ lá gan. Đặc biệt khi gan bị viêm, men gan cao, người bệnh cần phải kiêng tuyệt đối bia rượu để giúp gan hồi phục nhanh.
    2. Trao đổi với bác sĩ, dược sĩ về loại thuốc bạn đang sử dụng
    Một số thuốc có thể gây hại cho gan và làm tăng men gan. Có những thuốc có thể gây độc tố ngay ở liều đầu tiên, nhưng cũng có những thuốc do sử dụng trong thời gian kéo dài nên gây tổn thương gan. Do đó, nếu bạn phát hiện men gan cao khi đang dùng một loại thuốc nào đó, bạn nên trao đổi với bác sĩ để tìm ra nguyên nhân chính xác.
    diendanbaclieu-95562-1366766788832.jpg



    3. Hạn chế ăn thực phẩm chế biển sẵn
    Thức ăn nhanh rất tiện dụng và ngày càng phổ biến. Tuy nhiên bạn không nên ăn chúng hàng ngày vì vấn đề sức khỏe. Thông thường trong các thực phẩm chế biến sẵn có chứa thêm chất bảo quản, chất phụ gia tạo màu, mùi vị…để tạo sức hấp dẫn cho khách hàng và bảo quản được lâu. Những chất hóa học tổng hợp này thường khó phân hủy và đào thải ra ngoài, nên tích tụ lại trong cơ thể, đặc biệt tại gan, gây nhiễm độc gan.

    4. Tránh xa các độc tố môi trường (sơn tường, khói thuốc lá…)

    Khói thuốc lá chứa nhiều độc tố không chỉ gây bệnh về phổi, mà còn hấp thu vào máu, chuyển hóa tại gan và gây tổn thương cho gan.
    Trong thành phần của sơn (tường) có chứa nhiều dung môi hòa tan, dễ bay hơi trong không khí và nếu bạn thường xuyên hít phải loại dung môi này, nó có thể hấp thụ vào cơ thể, gây độc hại cho gan. Do đó, bạn nên học cách bảo vệ và tránh xa các độc tố này.
    5. Uống nhiều nước
    Uống nhiều nước rất có lợi cho gan. Uống nước giúp đẩy nhanh quá trình tuần hoàn máu và tăng cường khả năng hoạt động của các tế bào gan, giúp quá trình đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể nhanh hơn. Để đạt được hiệu quả giải độc cho gan, mỗi ngày nên uống 2 lít – 2,5 lít nước, chia thành nhiều lần trong ngày, mỗi lần chỉ nên uống từ 150 -200ml.
    diendanbaclieu-95562-1366766788835.jpg



    6. Giảm cân
    Trong nhiều trường hợp tăng men gan là do lượng mỡ lắng đọng trong gan nhiều hơn bình thường, hay còn gọi là gan nhiễm mỡ. Theo nghiên cứu Dennis Lee, việc giảm 5 – 10 % cân nặng sẽ giúp bạn hạ thấp men gan và cải thiện sức khỏe nói chung. Bạn nên giảm tiêu thụ các thực phẩm giàu chất béo và tăng khẩu phần rau quả chứa nhiều vitamin giúp gan đào thải độc tố tốt hơn.
    7. Tập thể dục hàng ngày
    Luyện tập thể dục hàng ngày không chỉ giúp kiểm soát cân nặng tốt hơn, mà còn giúp bạn cải thiện tuần hoàn máu. Gan cần cung cấp máu và chất dinh dưỡng liên tục để hoạt động tốt hơn.
     
    Top