Mẹo tránh lãng phí thức ăn

Đi chợ mỗi ngày được xem là phương thức lý tưởng nhất vì thời gian mua sắm sẽ rút ngắn lại và cũng sẽ ít lãng phí hơn vì bạn chỉ cần mua thức ăn đủ dùng trong ngày.
Số lượng thức ăn bị vứt bỏ luôn nhiều hơn chúng ta nghĩ. Chống lãng phí thức ăn đơn giản chỉ là việc bạn thay đổi một số thói quen không tốt trong mua sắm, dự trữ hay nấu nướng. Sau đây là những gợi ý giúp bạn hạn chế việc lãng phí thức ăn.
1. Kiểm tra tủ lạnh
t12.jpg

Cần xem qua tủ lạnh và kiểm tra mọi thứ trước khi bạn lên kế hoạch đi mua sắm thực phẩm. Điều này giúp bạn kiểm soát được số lượng và chủng loại thực phẩm còn lại trong tủ, tránh việc mua thêm quá nhiều, dẫn tới việc không thể tiêu thụ hết.

Hãy sắp xếp những thức ăn thừa hoặc thực phẩm cũ nằm ở phía ngoài, gần cửa tủ lạnh. Chỉ cần mở cửa tủ là bạn đã thấy và dễ dàng chọn dùng ngay.
Bạn cũng không nên “vứt thẳng tay” một thứ gì đó chỉ vì thấy hạn sử dụng của chúng chỉ còn vài ngày. Nếu sử dụng vào ngay ngày hôm sau thì chúng không thể bị hỏng được, đúng không nào?
2. Biết lập kế hoạch
t22.jpg

Việc lập kế hoạch cho các bữa ăn chính là cách giúp bạn hiểu rõ mình sẽ cần mua những thứ gì để chuẩn bị cho việc nấu nướng. Mua những gì đang cần sẽ tốt hơn nhiều so với việc chọn ngay những những thứ nằm trong tầm mắt và hy vọng về những bữa ăn mà bạn có thể dùng chúng (mặc dù chưa biết đến khi nào).

Kế hoạch cho các bữa ăn không cần quá phức tạp. Đó đơn giản chỉ là những chi tiết đủ để bạn tận dụng được hết những thực phẩm sẵn có và chỉ tập trung mua thêm những gì đang thật sự cần thiết.

3. Không mua theo lố

t32.jpg

Đi chợ mỗi ngày được xem là phương thức lý tưởng nhất vì thời gian mua sắm sẽ rút ngắn lại và cũng sẽ ít lãng phí hơn vì bạn chỉ cần mua thức ăn đủ dùng trong ngày.

Các bà nội trợ thường có thói quen mua hàng theo lố với số lượng lớn vì nghĩ rằng chúng tiết kiệm hơn so với bình thường. Thật ra không phải vậy, nếu chỉ có thể đi mua sắm mỗi tuần một lần thì cần loại bỏ thói quen mua hàng theo lố này. Mua sỉ hay mua số lượng lớn sẽ gây lãng phí nhiều hơn vì bạn sẽ sử dụng thoải mái hơn hoặc không thể dùng hết theo đúng hạn sử dụng… Do đó, thói quen này chỉ giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức, chứ hiếm khi giúp bạn tiết kiệm được tiền.

4. Chế biến các món súp
t42.jpg

Một trong những bí quyết nấu ăn gia truyền mà chúng ta vẫn được tiếp nhận đó chính là làm nhiều món súp, hầm, cà ry hay món thịt hầm. Đây chính là phương pháp “hoàn hảo” để bạn thanh toán hết những thực phẩm không còn tươi ngon trong bếp.

Việc chế biến các món súp lại khá đơn giản, không cần phải tuân thủ theo những công thức riêng biệt nào mà chỉ cần tận dụng tất tần tật những gì đang có trong tủ lạnh và thoải mái sáng tạo ra những món mới. Súp chính là món ăn 3 dễ: dễ làm, dễ bảo quản và dễ ăn.

5. Tận dụng thức ăn thừa

t5.jpg


Thức ăn thừa của bữa tối có thể bảo quản lạnh và tận dụng vào việc chế biến các món cho bữa trưa hôm sau. Ngoài ra, bạn cũng có thể nấu nhiều hơn nhu cầu sử dụng và để dành riêng phần thức ăn dư này. Những lần sau chỉ cần lấy ra hâm nóng là có thể dùng được ngay. Điều này không chỉ giúp bạn tiết kiệm được thức ăn mà còn dư dả thêm chút ít thời gian cho những bữa ăn “không cần phải nấu nướng” sau đó.

Theo Phụ nữ TPHCM
 
  • Chủ đề
    cách nhất phương pháp tốt
  • Bài viết mới nhất

    Thống kê

    Chủ đề
    102,108
    Bài viết
    469,672
    Thành viên
    340,371
    Thành viên mới nhất
    Nguyễn Kim Ba
    Top