Gần 12 giờ đêm tại bar Carmen - Sài Gòn, sau hơn hai giờ nghe ban nhạc chơi những ca khúc flamenco sôi động, hàng trăm khán giả cả Việt Nam lẫn nước ngoài ở đây vẫn không nguôi phấn khích. Cô ca sỹ người Philippines đột nhiên nhắm mắt lại, ca khúc Someone Like You vang lên cùng tiếng piano chậm rãi. Không gian vụt im lặng, người ta thôi nhảy, thôi hò hét, cụng ly. Dường như có thứ sức mạnh vô hình nào đó cuốn họ vào trong giai điệu bài hát hit của Adele. Khoảnh khắc đó, tôi như chìm hẳn vào lời nhạc quặn thắt "Sometimes it lasts in love, but sometimes it hurts instead..."
Chắc chắn bạn đã từng có lúc nào đó nổi da gà và muốn khóc khi nghe một ca khúc. Âm nhạc của Adele làm được điều đó. Những nỗi bất an, sự cô đơn len lỏi trong những bài hát mà Adele thể hiện, dường như cô thu gom những hạt mầm bất an ngoài đời chuyển thành những giai điệu kết tinh từ nỗi cô đơn của chính mình và đổ tràn ra trong tiếng hát lúc thủ thỉ, lúc uất nghẹn, lúc cao vút. Cô chạm vào sâu trong tiềm thức khán giả, cho họ biết rằng ở một nơi nào đó, ngay lúc này, vẫn luôn còn một ai đó quan tâm đến bạn hoặc cô đơn giống bạn.
Vậy những khán giả lần đầu nghe và không quá giỏi tiếng Anh để hiểu ca khúc có nội dung gì, tại sao họ vẫn rùng mình muốn khóc?
Tôi kể một câu chuyện xảy ra cách đây hai thập niên về nhà tâm lý John Sloboda (Anh) thực hiện một thí nghiệm kỳ lạ. Ông yêu cầu những người yêu nhạc đưa ra những đoạn nhạc khiến họ muốn khóc hay nổi da gà. 20 đoạn nhạc đã được chọn ra và theo phân tích của ông, chúng có điểm chung là đều sử dụng những nốt dựa hay còn gọi là nốt hoa mỹ (những nốt luyến nhanh, thêm màu sắc cho nốt chính nhưng không tính vào khung nhịp khi thể hiện).
Năm 2007, nhà tâm lý học Martin Guhn tại Đại học British Columbia cũng giải thích rằng: “Nốt dựa tạo hiệu ứng rung lệch nhanh với nốt nhạc chính để tạo sự căng thẳng cho người nghe. Khi các nốt nhạc trở về với giai điệu bình ổn, sự căng thẳng biến mất, khiến người nghe có cảm giác dễ chịu”.
Có thể dễ nhận ra trong ca khúc Someone Like You hay Skyfall (nhạc phim 007), các nốt hoa mỹ được tạo ra liên tiếp, tạo ra chu kỳ căng thẳng và giải tỏa liên tục. Đặc biệt ở điệp khúc, Adele luôn dốc kiệt cảm xúc để nhấn mạnh tại những nốt cao hay cuối trường đoạn ngay trước khi chuyển giai điệu mới. Nếu bạn nhắm mắt lại, sẽ có cảm giác bậc thang giai điệu và tâm trí mình như bị lôi đi. Điều này tạo ra cảm xúc mạnh mẽ và khiến người nghe có thể khóc. Bí quyết của những bài hit làm nên hiện tượng Adele là sự tài tình khi tạo ra hiệu ứng căng thẳng – giải tỏa. Nó luôn bắt đầu êm dịu và bùng nổ cảm xúc dữ dội ở cao trào, sau đó lại lâng lâng xoa dịu.
Khi ca khúc đột ngột thay đổi giai điệu và dâng lên như cơn sóng thần, bộ não bị kích thích dẫn đến nhịp tim tăng và bắt đầu ra mồ hôi. Nếu bạn đang buồn bạn sẽ thấy thấm thía, nếu vui bên người tình bạn sẽ có hưng phấn tình dục, đó đều là những cảm xúc tích cực với cơ thể.
Robert Zatorre và các nhà khoa học thần kinh tại Đại học McGill cho rằng các ca khúc tạo nên cảm xúc mạnh mẽ khiến não tiết ra chất dopamine. Chất này là hiệu ứng từ những hành động như: ăn món ngon, quan hệ tình dục hay dùng ma túy. Chất Dopamine xoa dịu người ta và cám dỗ người ta muốn có lại hành vi này - ở đây là nghe lại hoặc mua thêm những đĩa nhạc của Adele.
Vậy Adele là nốt hoa mỹ hay gai của thiên thần?
Với Adele, không có chuyện một bộ phim hết hot thì cô cũng bị lãng quên. Khi bộ phim hạ nhiệt thì ca khúc của Adele vẫn còn ở lại rất lâu trong lòng người hâm mộ. Adele được đoán trước sẽ là Diva thế hệ tiếp theo với tài năng tuyệt vời của mình. Đó là lý do dù còn rất trẻ nhưng Adele đã có những fan trung thành và cả fan lớn tuổi, những thính giả khó tính nhất.
Không chiêu trò, không hừng hực dung nhan với những số đo thiêu đốt đàn ông, cũng không vũ đạo cuồng nhiệt, Adele chỉ có giọng hát tuyệt vời và một tâm hồn bấp bênh cô đơn vì thiếu vắng tình thương của bố từ nhỏ, sự bất ổn tâm lý từ người mẹ. Món quà nghệ thuật mà thượng đế trao tặng cho một số ít ỏi con người thường đi kèm những cái giá khắc nghiệt như vậy.
Tên thật của cô là Adele Laurie Blue Adkins, sinh ngày 5-5-1988 tại Tottenham, London bởi một bà mẹ độc thân vị thành niên. Tuổi thơ thiếu vắng tình thương của bố và những bi kịch tâm lý của mẹ khiến Adele luôn là cô gái ít nói, cô đơn và hơi tách biệt với chúng bạn.
Nguồn cảm hứng đầu tiên của cô chính là nhóm nhạc Spice Girls. Adele đã viết và thu âm ca khúc đầu tiên "Hometown Glory" khi cô 16 tuổi. Adele là niềm tự hào của người Anh vì giống như The Beatles, cô luôn lấy trái tim của những tín đồ khán giả Mỹ và thế giới.
Tại sao Adele được coi là huyền thoại sống?
Album thứ hai – 21 – ghi dấu việc Adele vượt qua Madonna trở thành nữ nghệ sỹ solo đứng đầu Bảng xếp hạng Anh quốc lâu nhất: 10 tuần liên tiếp ở vị trí số 1. Album 21 cũng thống lĩnh 4 tuần ở vị trí cao nhất Bảng xếp hạng Billboard Mỹ và chiếm vị trí số 1 ở 17 nước châu Âu. Sau khi đĩa đơn Someone Like You phát hành, Adele cũng trở thành nghệ sĩ đầu tiên sau ban nhạc The Beatles đứng đầu cả Bảng xếp hạng album và đĩa đơn cùng một lúc.
Ngày 5-5 vừa qua, Adele tròn 25 tuổi. Và theo như cô tiết lộ từ giải Grammy năm ngoái, trong vài tháng tới, chúng ta hoàn toàn có thể trông đợi album 25 của cô.
Cuộc sống nơi thành thị quá nhiều ồn ã, bất an. Tôi luôn cảm thấy được xoa dịu và an ủi khi nghe những ca khúc của Adele. Để biết rằng trong những lúc yếu đuối nhất, tổn thương nhất thì ở nơi nào đấy trên thế giới này vẫn có ai đó cũng đang ôm chặt lấy trái tim yếu đuối và bước tiếp trên con đường đời sóng gió.
Theo Thatmah
Chắc chắn bạn đã từng có lúc nào đó nổi da gà và muốn khóc khi nghe một ca khúc. Âm nhạc của Adele làm được điều đó. Những nỗi bất an, sự cô đơn len lỏi trong những bài hát mà Adele thể hiện, dường như cô thu gom những hạt mầm bất an ngoài đời chuyển thành những giai điệu kết tinh từ nỗi cô đơn của chính mình và đổ tràn ra trong tiếng hát lúc thủ thỉ, lúc uất nghẹn, lúc cao vút. Cô chạm vào sâu trong tiềm thức khán giả, cho họ biết rằng ở một nơi nào đó, ngay lúc này, vẫn luôn còn một ai đó quan tâm đến bạn hoặc cô đơn giống bạn.
Vậy những khán giả lần đầu nghe và không quá giỏi tiếng Anh để hiểu ca khúc có nội dung gì, tại sao họ vẫn rùng mình muốn khóc?
Tôi kể một câu chuyện xảy ra cách đây hai thập niên về nhà tâm lý John Sloboda (Anh) thực hiện một thí nghiệm kỳ lạ. Ông yêu cầu những người yêu nhạc đưa ra những đoạn nhạc khiến họ muốn khóc hay nổi da gà. 20 đoạn nhạc đã được chọn ra và theo phân tích của ông, chúng có điểm chung là đều sử dụng những nốt dựa hay còn gọi là nốt hoa mỹ (những nốt luyến nhanh, thêm màu sắc cho nốt chính nhưng không tính vào khung nhịp khi thể hiện).
Năm 2007, nhà tâm lý học Martin Guhn tại Đại học British Columbia cũng giải thích rằng: “Nốt dựa tạo hiệu ứng rung lệch nhanh với nốt nhạc chính để tạo sự căng thẳng cho người nghe. Khi các nốt nhạc trở về với giai điệu bình ổn, sự căng thẳng biến mất, khiến người nghe có cảm giác dễ chịu”.
Có thể dễ nhận ra trong ca khúc Someone Like You hay Skyfall (nhạc phim 007), các nốt hoa mỹ được tạo ra liên tiếp, tạo ra chu kỳ căng thẳng và giải tỏa liên tục. Đặc biệt ở điệp khúc, Adele luôn dốc kiệt cảm xúc để nhấn mạnh tại những nốt cao hay cuối trường đoạn ngay trước khi chuyển giai điệu mới. Nếu bạn nhắm mắt lại, sẽ có cảm giác bậc thang giai điệu và tâm trí mình như bị lôi đi. Điều này tạo ra cảm xúc mạnh mẽ và khiến người nghe có thể khóc. Bí quyết của những bài hit làm nên hiện tượng Adele là sự tài tình khi tạo ra hiệu ứng căng thẳng – giải tỏa. Nó luôn bắt đầu êm dịu và bùng nổ cảm xúc dữ dội ở cao trào, sau đó lại lâng lâng xoa dịu.
Khi ca khúc đột ngột thay đổi giai điệu và dâng lên như cơn sóng thần, bộ não bị kích thích dẫn đến nhịp tim tăng và bắt đầu ra mồ hôi. Nếu bạn đang buồn bạn sẽ thấy thấm thía, nếu vui bên người tình bạn sẽ có hưng phấn tình dục, đó đều là những cảm xúc tích cực với cơ thể.
Robert Zatorre và các nhà khoa học thần kinh tại Đại học McGill cho rằng các ca khúc tạo nên cảm xúc mạnh mẽ khiến não tiết ra chất dopamine. Chất này là hiệu ứng từ những hành động như: ăn món ngon, quan hệ tình dục hay dùng ma túy. Chất Dopamine xoa dịu người ta và cám dỗ người ta muốn có lại hành vi này - ở đây là nghe lại hoặc mua thêm những đĩa nhạc của Adele.
Vậy Adele là nốt hoa mỹ hay gai của thiên thần?
Với Adele, không có chuyện một bộ phim hết hot thì cô cũng bị lãng quên. Khi bộ phim hạ nhiệt thì ca khúc của Adele vẫn còn ở lại rất lâu trong lòng người hâm mộ. Adele được đoán trước sẽ là Diva thế hệ tiếp theo với tài năng tuyệt vời của mình. Đó là lý do dù còn rất trẻ nhưng Adele đã có những fan trung thành và cả fan lớn tuổi, những thính giả khó tính nhất.
Không chiêu trò, không hừng hực dung nhan với những số đo thiêu đốt đàn ông, cũng không vũ đạo cuồng nhiệt, Adele chỉ có giọng hát tuyệt vời và một tâm hồn bấp bênh cô đơn vì thiếu vắng tình thương của bố từ nhỏ, sự bất ổn tâm lý từ người mẹ. Món quà nghệ thuật mà thượng đế trao tặng cho một số ít ỏi con người thường đi kèm những cái giá khắc nghiệt như vậy.
Tên thật của cô là Adele Laurie Blue Adkins, sinh ngày 5-5-1988 tại Tottenham, London bởi một bà mẹ độc thân vị thành niên. Tuổi thơ thiếu vắng tình thương của bố và những bi kịch tâm lý của mẹ khiến Adele luôn là cô gái ít nói, cô đơn và hơi tách biệt với chúng bạn.
Nguồn cảm hứng đầu tiên của cô chính là nhóm nhạc Spice Girls. Adele đã viết và thu âm ca khúc đầu tiên "Hometown Glory" khi cô 16 tuổi. Adele là niềm tự hào của người Anh vì giống như The Beatles, cô luôn lấy trái tim của những tín đồ khán giả Mỹ và thế giới.
Tại sao Adele được coi là huyền thoại sống?
Album thứ hai – 21 – ghi dấu việc Adele vượt qua Madonna trở thành nữ nghệ sỹ solo đứng đầu Bảng xếp hạng Anh quốc lâu nhất: 10 tuần liên tiếp ở vị trí số 1. Album 21 cũng thống lĩnh 4 tuần ở vị trí cao nhất Bảng xếp hạng Billboard Mỹ và chiếm vị trí số 1 ở 17 nước châu Âu. Sau khi đĩa đơn Someone Like You phát hành, Adele cũng trở thành nghệ sĩ đầu tiên sau ban nhạc The Beatles đứng đầu cả Bảng xếp hạng album và đĩa đơn cùng một lúc.
Ngày 5-5 vừa qua, Adele tròn 25 tuổi. Và theo như cô tiết lộ từ giải Grammy năm ngoái, trong vài tháng tới, chúng ta hoàn toàn có thể trông đợi album 25 của cô.
Cuộc sống nơi thành thị quá nhiều ồn ã, bất an. Tôi luôn cảm thấy được xoa dịu và an ủi khi nghe những ca khúc của Adele. Để biết rằng trong những lúc yếu đuối nhất, tổn thương nhất thì ở nơi nào đấy trên thế giới này vẫn có ai đó cũng đang ôm chặt lấy trái tim yếu đuối và bước tiếp trên con đường đời sóng gió.
Theo Thatmah