Khi chúng ta nhìn những người đang đứng đầu ở lĩnh vực của họ, chúng ta tự hỏi làm sao họ đạt được vị trí đó?
Chúng ta từng quen với lối nghĩ rằng con người thành công do gen di truyền – những tài năng bẩm sinh và đam mê bẩm sinh của họ. Chúng ta gọi những người đó là “thiên tài” và giả định rằng thành công của họ đến từ những tài năng được Chúa ban hơn là do những nỗ lực của họ.
Niềm tin cho rằng thành công đến từ tài năng của Chúa ban không chỉ làm bạn nhụt chí mà còn sai hết sức. Vì các nhà nghiên cứu thích nghiên cứu về những người siêu thành đạt nên chúng ta biết rằng hầu hết những người đạt được thành tựu lớn không xuất phát từ tài năng bẩm sinh nhiều bằng nỗ lực và đam mê.
Nhà tâm lý Angela Duckworth, người đầu tiên định nghĩa về “sự quyết tâm” như là sự kiên trì và đam mê với những mục tiêu dài hạn, có một lý thuyết về thành công. Thay vì xem thành công như một sản phẩm của trí thông minh hay IQ hay tài năng bẩm sinh, Duckworth xem thành công như sản phẩm của kỹ năng và nỗ lực (Thành tích = Kỹ năng x Nỗ lực), giống như cách chúng ta hiểu rằng Khoảng cách = Vận tốc x Thời gian. Bà giải thích:
Khoảng cách là một phép ẩn dụ thích hợp cho thành công. Thành công là gì, sau tất cả, là một sự tiến bộ từ một điểm bắt đầu đến một mục tiêu? Mục tiêu càng xa so với điểm bắt đầu, thành công càng lớn hơn. Một khoảng cách là sản phẩm phức tạp của vận tốc và thời gian, nên nó dường như hợp lý khi xem thành công là sản phẩm phức tạp của kỹ năng và nỗ lực…
Sự nỗ lực to lớn có thể bù đắp cho kỹ năng khiêm tốn, cũng như kỹ năng to lớn có thể bù đắp cho nỗ lực khiêm tốn, nhưng không có yếu tố nào là bằng 0. Các nhà nghiên cứu qua nhiều lĩnh vực khác nhau đã đưa ra những phát hiện rõ ràng, nhất quán ủng hộ lý thuyết của Duckworth. Họ phát hiện thấy khả năng bẩm sinh ít liên quan đến lý do tại sao con người từ chỗ chỉ giỏi về một việc gì đó đến thật sự vĩ đại.
Điều này thật khó tin cho hầu hết chúng ta, nhưng nhà tâm lý K. Anders Ericsson, đồng thời là tác giả của nhiều nghiên cứu về đề tài này, đã chỉ ra rằng ngay cả những lợi thế tốt nhất về cơ thể (như những vận động viên có những quả tim to hơn hoặc những cơ bắp tốt cho những sự vận động nhanh- điều đó có vẻ là lợi thế về di truyền không thể phủ nhận), trong thực tế là kết quả của những kiểu nỗ lực nào đó. Ngay cả những siêu kỹ năng, như “độ cao hoàn hảo của giọng” ở những nhạc sỹ nổi tiếng , từng cho thấy bắt nguồn từ việc luyện tập hơn là tài năng bẩm sinh. Thật khó tin, nhưng nó hoàn toàn đúng.
Nhưng không phải chỉ cần bỏ ra nỗ lực thì sẽ tạo được những kỹ năng đúng và đem đến thành tích đỉnh cao. Những người đạt đến sự vĩ đại có xu hướng giống nhau ở 3 điểm sau: 1) Họ đều luyện tập và nghỉ ngơi một cách có suy tính theo thời gian; 2) Việc tập luyện của họ được truyền năng lượng bởi sự đam mê và hứng thú bên trong; và 3) Họ chống lại nghịch cảnh để thành công. Ba điều đó là bản chất của “sự quyết tâm”. Trong phần còn lại của bài này, tôi sẽ nói về tầm quan trọng của việc luyện tập kiên trì và có suy tính; hai bài tiếp theo của tôi sẽ nói về những mặt khác của sự quyết tâm.
Luyện tập có suy tính
Những người đạt được thành tựu đỉnh cao luyện tập rất nhiều, theo một cách đặc trưng. Người thành công dành nhiều giờ cho “luyện tập có suy tính.” Họ không phải ngồi bên cây đàn piano vì nó vui; mà đó là sự luyện tập kiên định để đạt được mục tiêu cụ thể - ví dụ, có thể chơi được một bản nhạc mới nằm ngoài tầm với của họ. Lúc bắt đầu, họ có thể luyện tập một tiết nhạc mới, lặp lại và lặp lại và lặp lại.
Không may là, việc luyện tập có suy tính không phải lúc nào cũng thú vị. Trong thực tế, sự sẵn sàng dấn thân của người đạt được thành tựu đỉnh cao vào việc luyện tập khó khăn, và thường là rất buồn chán, đã phân biệt giữa người giỏi ở hoạt động nào đó với những người rất giỏi ở hoạt động đó.
Ví dụ, có một vài cách để học cách đánh vần các từ cho một cuộc thi đánh vần (Spelling Bee). Cách thứ nhất là chú ý đến các từ khi bạn đọc chúng vì thấy thú vị. Cách khác là nhờ bạn bè kiểm tra vấn đáp bạn. Nhưng việc học danh sách dài các từ một mình thì nó phải thú vị thế nào?
Và hóa ra cách hiệu quả nhất để trở thành nhà vô địch cuộc thi đánh vấn cấp quốc gia là sự lựa chọn thứ ba, học một mình. Người chiến thắng trong cuộc thi dành phần lớn thời gian cho kiểu luyện tập có suy tính này- đó là kiểu luyện tập hiệu quả nhất, nhưng có lẽ là ít vui nhất, để học đánh vần các từ ít người biết.
Sự kiên trì và đam mê của các nhà vô địch đối với những mục tiêu dài hạn của họ đã cho phép cho kiên trì với một kỹ thuật chuẩn bị (học một mình), kỹ thuật đó đem lại ít phần thưởng bên trong (niềm vui) nhưng lại hiệu quả hơn nhiều so với những kỹ thuật khác. Sự kiên trì đem lại cho chúng ta khả năng luyện tập điều đúng, hơn là chỉ luyện tập những thứ vui vẻ.
Kiên trì theo thời gian
Những người đạt được thành tựu đỉnh cao cũng luyện tập một cách nhất quán qua một khoảng thời gian khá dài. Ericsson nói rằng “những người đạt được thành tựu đỉnh cao trong nhiều lĩnh vực khác nhau được phát hiện thấy là về trung bình, họ luyện tập trong một khoảng thời gian khá giống nhau mỗi ngày, kể cả những ngày cuối tuần.” Dành nửa giờ chạy bộ ngày cuối tuần sẽ không làm bạn trở thành một người chạy bộ vĩ đại, nhưng luyện tập hằng ngày thì có thể. Thỉnh thoảng tập vẽ sẽ không làm bạn trở thành một họa sỹ vĩ đại, nhưng tập vẽ hằng ngày trong vòng 10 năm thì có thể.
Và thêm nữa: Những người đứng đầu trong những lĩnh vực của họ không chỉ luyện tập có suy tính và kiên trì mà họ còn biết nghỉ ngơi có chiến lược. Đây là một yếu tố quan trọng của thành công, và đó là yếu tố chúng ta thường xem nhẹ trong nền văn hóa 24/7 của chúng ta.
Hãy chờ bài viết về khoa học nghỉ ngơi và nó góp phần vào thành công như thế nào!
Nguồn
A New Theory of Elite Performance
As the kids head back to school, I'm thinking about what really leads to success
Published on August 28, 2013 by Christine L. Carter, Ph.D. in Raising Happiness
PsychologyToday
Chúng ta từng quen với lối nghĩ rằng con người thành công do gen di truyền – những tài năng bẩm sinh và đam mê bẩm sinh của họ. Chúng ta gọi những người đó là “thiên tài” và giả định rằng thành công của họ đến từ những tài năng được Chúa ban hơn là do những nỗ lực của họ.
Niềm tin cho rằng thành công đến từ tài năng của Chúa ban không chỉ làm bạn nhụt chí mà còn sai hết sức. Vì các nhà nghiên cứu thích nghiên cứu về những người siêu thành đạt nên chúng ta biết rằng hầu hết những người đạt được thành tựu lớn không xuất phát từ tài năng bẩm sinh nhiều bằng nỗ lực và đam mê.
Nhà tâm lý Angela Duckworth, người đầu tiên định nghĩa về “sự quyết tâm” như là sự kiên trì và đam mê với những mục tiêu dài hạn, có một lý thuyết về thành công. Thay vì xem thành công như một sản phẩm của trí thông minh hay IQ hay tài năng bẩm sinh, Duckworth xem thành công như sản phẩm của kỹ năng và nỗ lực (Thành tích = Kỹ năng x Nỗ lực), giống như cách chúng ta hiểu rằng Khoảng cách = Vận tốc x Thời gian. Bà giải thích:
Khoảng cách là một phép ẩn dụ thích hợp cho thành công. Thành công là gì, sau tất cả, là một sự tiến bộ từ một điểm bắt đầu đến một mục tiêu? Mục tiêu càng xa so với điểm bắt đầu, thành công càng lớn hơn. Một khoảng cách là sản phẩm phức tạp của vận tốc và thời gian, nên nó dường như hợp lý khi xem thành công là sản phẩm phức tạp của kỹ năng và nỗ lực…
Sự nỗ lực to lớn có thể bù đắp cho kỹ năng khiêm tốn, cũng như kỹ năng to lớn có thể bù đắp cho nỗ lực khiêm tốn, nhưng không có yếu tố nào là bằng 0. Các nhà nghiên cứu qua nhiều lĩnh vực khác nhau đã đưa ra những phát hiện rõ ràng, nhất quán ủng hộ lý thuyết của Duckworth. Họ phát hiện thấy khả năng bẩm sinh ít liên quan đến lý do tại sao con người từ chỗ chỉ giỏi về một việc gì đó đến thật sự vĩ đại.
Điều này thật khó tin cho hầu hết chúng ta, nhưng nhà tâm lý K. Anders Ericsson, đồng thời là tác giả của nhiều nghiên cứu về đề tài này, đã chỉ ra rằng ngay cả những lợi thế tốt nhất về cơ thể (như những vận động viên có những quả tim to hơn hoặc những cơ bắp tốt cho những sự vận động nhanh- điều đó có vẻ là lợi thế về di truyền không thể phủ nhận), trong thực tế là kết quả của những kiểu nỗ lực nào đó. Ngay cả những siêu kỹ năng, như “độ cao hoàn hảo của giọng” ở những nhạc sỹ nổi tiếng , từng cho thấy bắt nguồn từ việc luyện tập hơn là tài năng bẩm sinh. Thật khó tin, nhưng nó hoàn toàn đúng.
Nhưng không phải chỉ cần bỏ ra nỗ lực thì sẽ tạo được những kỹ năng đúng và đem đến thành tích đỉnh cao. Những người đạt đến sự vĩ đại có xu hướng giống nhau ở 3 điểm sau: 1) Họ đều luyện tập và nghỉ ngơi một cách có suy tính theo thời gian; 2) Việc tập luyện của họ được truyền năng lượng bởi sự đam mê và hứng thú bên trong; và 3) Họ chống lại nghịch cảnh để thành công. Ba điều đó là bản chất của “sự quyết tâm”. Trong phần còn lại của bài này, tôi sẽ nói về tầm quan trọng của việc luyện tập kiên trì và có suy tính; hai bài tiếp theo của tôi sẽ nói về những mặt khác của sự quyết tâm.
Luyện tập có suy tính
Những người đạt được thành tựu đỉnh cao luyện tập rất nhiều, theo một cách đặc trưng. Người thành công dành nhiều giờ cho “luyện tập có suy tính.” Họ không phải ngồi bên cây đàn piano vì nó vui; mà đó là sự luyện tập kiên định để đạt được mục tiêu cụ thể - ví dụ, có thể chơi được một bản nhạc mới nằm ngoài tầm với của họ. Lúc bắt đầu, họ có thể luyện tập một tiết nhạc mới, lặp lại và lặp lại và lặp lại.
Không may là, việc luyện tập có suy tính không phải lúc nào cũng thú vị. Trong thực tế, sự sẵn sàng dấn thân của người đạt được thành tựu đỉnh cao vào việc luyện tập khó khăn, và thường là rất buồn chán, đã phân biệt giữa người giỏi ở hoạt động nào đó với những người rất giỏi ở hoạt động đó.
Ví dụ, có một vài cách để học cách đánh vần các từ cho một cuộc thi đánh vần (Spelling Bee). Cách thứ nhất là chú ý đến các từ khi bạn đọc chúng vì thấy thú vị. Cách khác là nhờ bạn bè kiểm tra vấn đáp bạn. Nhưng việc học danh sách dài các từ một mình thì nó phải thú vị thế nào?
Và hóa ra cách hiệu quả nhất để trở thành nhà vô địch cuộc thi đánh vấn cấp quốc gia là sự lựa chọn thứ ba, học một mình. Người chiến thắng trong cuộc thi dành phần lớn thời gian cho kiểu luyện tập có suy tính này- đó là kiểu luyện tập hiệu quả nhất, nhưng có lẽ là ít vui nhất, để học đánh vần các từ ít người biết.
Sự kiên trì và đam mê của các nhà vô địch đối với những mục tiêu dài hạn của họ đã cho phép cho kiên trì với một kỹ thuật chuẩn bị (học một mình), kỹ thuật đó đem lại ít phần thưởng bên trong (niềm vui) nhưng lại hiệu quả hơn nhiều so với những kỹ thuật khác. Sự kiên trì đem lại cho chúng ta khả năng luyện tập điều đúng, hơn là chỉ luyện tập những thứ vui vẻ.
Kiên trì theo thời gian
Những người đạt được thành tựu đỉnh cao cũng luyện tập một cách nhất quán qua một khoảng thời gian khá dài. Ericsson nói rằng “những người đạt được thành tựu đỉnh cao trong nhiều lĩnh vực khác nhau được phát hiện thấy là về trung bình, họ luyện tập trong một khoảng thời gian khá giống nhau mỗi ngày, kể cả những ngày cuối tuần.” Dành nửa giờ chạy bộ ngày cuối tuần sẽ không làm bạn trở thành một người chạy bộ vĩ đại, nhưng luyện tập hằng ngày thì có thể. Thỉnh thoảng tập vẽ sẽ không làm bạn trở thành một họa sỹ vĩ đại, nhưng tập vẽ hằng ngày trong vòng 10 năm thì có thể.
Và thêm nữa: Những người đứng đầu trong những lĩnh vực của họ không chỉ luyện tập có suy tính và kiên trì mà họ còn biết nghỉ ngơi có chiến lược. Đây là một yếu tố quan trọng của thành công, và đó là yếu tố chúng ta thường xem nhẹ trong nền văn hóa 24/7 của chúng ta.
Hãy chờ bài viết về khoa học nghỉ ngơi và nó góp phần vào thành công như thế nào!
Nguồn
A New Theory of Elite Performance
As the kids head back to school, I'm thinking about what really leads to success
Published on August 28, 2013 by Christine L. Carter, Ph.D. in Raising Happiness
PsychologyToday