1. Bạn không cần phải diễn giải những giấc mơ của bạn để giải quyết được những vấn đề của bạn. Nhưng bạn có thể phát hiện thấy lắng nghe những giấc mơ của bạn có thể giúp bạn giải quyết các vấn đề trước khi bạn hết thời gian. Tương tự như vậy, dù phân tích giấc mơ không nhất thiết phải là 1 phần của trị liệu tâm lý thì việc trị liệu của bạn sẽ được tăng cường nếu bạn nỗ lực diễn giải những giấc mơ của bạn cho nhà tham vấn biết trong trị liệu.
2. Các giấc mơ luôn luôn "thật" nhưng những ý nghĩa của giấc mơ không phải lúc nào cũng là những gì chúng ta nghĩ. Đôi lúc 1 giấc mơ mang đến 1 cảnh báo nguy hiểm nhưng nếu bạn chú ý đến giấc mơ và thay đổi những phương pháp của bạn thì sự nguy hiểm sẽ không nhất thiết xuất hiện. Và hầu hết ý nghĩa của 1 giấc mơ là ẩn dụ, không phải là nghĩa đen. Ví dụ, 1 phụ nữ có thể mơ thấy chồng cô đang ngoại tình nhưng nó sẽ là 1 sai lầm khi kết luận rằng chồng cô thực sự ngoại tình. Giấc mơ chỉ đơn giản mang đến cho cô ấy bằng chứng sinh động rằng vì lý do này hay lý do khác, cô cảm thấy bị phản bội bởi chồng. Một khi cô thừa nhận cảm xúc đó thì khi ấy cô có thể bắt đầu kiểm tra cuộc đời cô 1 cách có ý thức và trung thực để phát hiện lý do tại sao cô cảm thấy bị phản bội và những gì cô ấy cần làm về vấn đề đó.
3. Những hình ảnh về tình dục hiếm khi bộc lộ "tình yêu". Đối với cơ thể, tình dục chỉ đơn giản là 1 khía cạnh của quá trình sinh học của sự sinh sản và do đó không liên quan gì với cái chúng ta thường gọi là "tình yêu". Do đó, trong vô thức - vô thức là nguồn gốc của tất cả giấc mơ - những hình ảnh tình dục và những cảm xúc tình dục không liên quan gì với tình yêu thật sự; thay vào đó, chúng báo hiệu 1 nhu cầu có tính tự yêu mình (narcissistic need) muốn được nhìn thấy hoặc được chú ý như là 1 cách để bù trừ cho 1 nỗi sợ sâu xa (sợ bị bỏ rơi hoặc bị phớt lờ).
4. Những giấc mơ thường có ý nghĩa đối lập với những gì chúng dường như có nghĩa. Về mặt kỹ thuật, lời giải thích của phân tâm học cho điều này là phức tạp, nhưng nó liên quan đến sự thật là chúng ta thường xem những khao khát của chúng ta như là chúng được phản ánh thông qua người khác. Ví dụ, nếu bạn mơ thấy bạn đang xấu hổ vì xuất hiện nơi công cộng mà không mặc quần áo, nó có thể có nghĩa là bạn có 1 nhu cầu vô thức về 1 số khía cạnh bị che giấu của bạn được phô bày trước người khác trong 'sự thật trần trụi của nó'.
5. Bạn có thể nói "Nhưng tôi không mơ". Điều này là không chính xác. Những nghiên cứu khoa học cho thấy tất cả mọi người luôn biết về những giấc mơ và nhìn chung nó được chấp nhận rằng tất cả mọi người đều mơ.
Những nghiên cứu giấc ngủ cho thấy chúng ta trải qua nhiều chu trình của giấc ngủ nông đến giấc ngủ rất sâu mỗi đêm. Bất kỳ khi nào 1 nhà nghiên cứu đánh thức 1 người ngủ trong giấc ngủ REM và hỏi điều gì đã xảy ra, người ngủ luôn luôn nói rằng 'tôi đã mơ'. Trong thực tế, ngay cả động vật cũng trải nghiệm*giấc ngủ REM, vì vậy chúng ta phỏng đoán rằng chúng cũng mơ nhưng chúng ta không thể truyền thông với chúng để biết bất kỳ điều gì về bản chất của những giấc mơ của chúng.
6. Dễ dàng quên những giấc mơ của bạn. Để diễn giải những giấc mơ của bạn, bạn phải nhớ được chúng, vì vậy quên chúng là 1 vấn đề thực sự. Trong thực tế, những người thường xuyên quên những giấc mơ của họ có xu hướng nói rằng họ không mơ. Những giấc mơ chỉ được nhớ lại nếu bạn tỉnh dậy trong suốt, hoặc lúc cuối của 1 giấc mơ. Nhưng nếu bạn chỉ tỉnh dậy và ngủ lại, bạn sẽ không có khả năng nhớ lại nó vào buổi sáng. Do đó để nhớ lại 1 giấc mơ bạn phải viết nó ra càng nhanh càng tốt khi bạn thức dậy sau khi mơ. Bạn nên giữ 1 cuốn sổ và 1 cây bút cạnh giường và nói với bản thân trước khi ngủ rằng bạn muốn viết ra bất kỳ giấc mơ nào bạn có thể nhớ lại trong đêm đó.*
7. Chúng ta có thể có nhiều giấc mơ mỗi đêm. Vì chúng ta trải qua nhiều chu trình của giấc ngủ REM mỗi đêm nên chúng ta có nhiều giấc mơ mỗi đêm.
8. Đừng lo lắng về việc bạn không thể nhớ lại 1 giấc mơ dường như quan trọng. Nếu nó thực sự là 1 thông điệp quan trọng thì cuối cùng nó sẽ được truyền thông đến bạn theo những cách khác hoặc trong những giấc mơ khác.
9. Không phải tất cả những nhà trị liệu tâm lý đều có kỹ năng, được huấn luyện trong việc diễn giải giấc mơ. Freud đề xuất rằng, để làm việc đúng đắn với vô thức, 1 nhà trị liệu nên được đào tạo tốt về văn học, lịch sử, nghệ thuật, âm nhạc, và tôn giáo bên cạnh những đào tạo về tâm lý học cụ thể. Bạn có quyền hỏi về trình độ và bằng cấp của nhà trị liệu tâm lý của bạn. Nếu nhà trị liệu của bạn chỉ hứng thú với những hài kịch trên TV thì chúc bạn may mắn.
10. Tất cả những giấc mơ về bản chất nói với chúng ta 1 điều quan trọng: "Thức dậy!" Đó là bạn phải thức dậy từ 1 giấc mơ để nhớ lại nó, bản thân giấc mơ cũng yêu cầu bạn "đánh thức" sự thật mà bạn đang cố che giấu với mọi người và che giấu với chính bạn.
11. Những giấc mơ lặp đi lặp lại cho thấy bạn đang tiếp tục bỏ lỡ vấn đề về ý nghĩa của giấc mơ. Nếu bạn không "đánh thức" ý nghĩa vô thức của giấc mơ mà thay vào đó khăng khăng nhìn giấc mơ thông qua những nhu cầu thoả mãn ước muốn của chính bạn thì bạn vẫn sẽ mắc kẹt trong sự tự đánh lừa bản thân của bạn.*
Nguồn: guidetopsychology.com
2. Các giấc mơ luôn luôn "thật" nhưng những ý nghĩa của giấc mơ không phải lúc nào cũng là những gì chúng ta nghĩ. Đôi lúc 1 giấc mơ mang đến 1 cảnh báo nguy hiểm nhưng nếu bạn chú ý đến giấc mơ và thay đổi những phương pháp của bạn thì sự nguy hiểm sẽ không nhất thiết xuất hiện. Và hầu hết ý nghĩa của 1 giấc mơ là ẩn dụ, không phải là nghĩa đen. Ví dụ, 1 phụ nữ có thể mơ thấy chồng cô đang ngoại tình nhưng nó sẽ là 1 sai lầm khi kết luận rằng chồng cô thực sự ngoại tình. Giấc mơ chỉ đơn giản mang đến cho cô ấy bằng chứng sinh động rằng vì lý do này hay lý do khác, cô cảm thấy bị phản bội bởi chồng. Một khi cô thừa nhận cảm xúc đó thì khi ấy cô có thể bắt đầu kiểm tra cuộc đời cô 1 cách có ý thức và trung thực để phát hiện lý do tại sao cô cảm thấy bị phản bội và những gì cô ấy cần làm về vấn đề đó.
3. Những hình ảnh về tình dục hiếm khi bộc lộ "tình yêu". Đối với cơ thể, tình dục chỉ đơn giản là 1 khía cạnh của quá trình sinh học của sự sinh sản và do đó không liên quan gì với cái chúng ta thường gọi là "tình yêu". Do đó, trong vô thức - vô thức là nguồn gốc của tất cả giấc mơ - những hình ảnh tình dục và những cảm xúc tình dục không liên quan gì với tình yêu thật sự; thay vào đó, chúng báo hiệu 1 nhu cầu có tính tự yêu mình (narcissistic need) muốn được nhìn thấy hoặc được chú ý như là 1 cách để bù trừ cho 1 nỗi sợ sâu xa (sợ bị bỏ rơi hoặc bị phớt lờ).
4. Những giấc mơ thường có ý nghĩa đối lập với những gì chúng dường như có nghĩa. Về mặt kỹ thuật, lời giải thích của phân tâm học cho điều này là phức tạp, nhưng nó liên quan đến sự thật là chúng ta thường xem những khao khát của chúng ta như là chúng được phản ánh thông qua người khác. Ví dụ, nếu bạn mơ thấy bạn đang xấu hổ vì xuất hiện nơi công cộng mà không mặc quần áo, nó có thể có nghĩa là bạn có 1 nhu cầu vô thức về 1 số khía cạnh bị che giấu của bạn được phô bày trước người khác trong 'sự thật trần trụi của nó'.
5. Bạn có thể nói "Nhưng tôi không mơ". Điều này là không chính xác. Những nghiên cứu khoa học cho thấy tất cả mọi người luôn biết về những giấc mơ và nhìn chung nó được chấp nhận rằng tất cả mọi người đều mơ.
Những nghiên cứu giấc ngủ cho thấy chúng ta trải qua nhiều chu trình của giấc ngủ nông đến giấc ngủ rất sâu mỗi đêm. Bất kỳ khi nào 1 nhà nghiên cứu đánh thức 1 người ngủ trong giấc ngủ REM và hỏi điều gì đã xảy ra, người ngủ luôn luôn nói rằng 'tôi đã mơ'. Trong thực tế, ngay cả động vật cũng trải nghiệm*giấc ngủ REM, vì vậy chúng ta phỏng đoán rằng chúng cũng mơ nhưng chúng ta không thể truyền thông với chúng để biết bất kỳ điều gì về bản chất của những giấc mơ của chúng.
6. Dễ dàng quên những giấc mơ của bạn. Để diễn giải những giấc mơ của bạn, bạn phải nhớ được chúng, vì vậy quên chúng là 1 vấn đề thực sự. Trong thực tế, những người thường xuyên quên những giấc mơ của họ có xu hướng nói rằng họ không mơ. Những giấc mơ chỉ được nhớ lại nếu bạn tỉnh dậy trong suốt, hoặc lúc cuối của 1 giấc mơ. Nhưng nếu bạn chỉ tỉnh dậy và ngủ lại, bạn sẽ không có khả năng nhớ lại nó vào buổi sáng. Do đó để nhớ lại 1 giấc mơ bạn phải viết nó ra càng nhanh càng tốt khi bạn thức dậy sau khi mơ. Bạn nên giữ 1 cuốn sổ và 1 cây bút cạnh giường và nói với bản thân trước khi ngủ rằng bạn muốn viết ra bất kỳ giấc mơ nào bạn có thể nhớ lại trong đêm đó.*
7. Chúng ta có thể có nhiều giấc mơ mỗi đêm. Vì chúng ta trải qua nhiều chu trình của giấc ngủ REM mỗi đêm nên chúng ta có nhiều giấc mơ mỗi đêm.
8. Đừng lo lắng về việc bạn không thể nhớ lại 1 giấc mơ dường như quan trọng. Nếu nó thực sự là 1 thông điệp quan trọng thì cuối cùng nó sẽ được truyền thông đến bạn theo những cách khác hoặc trong những giấc mơ khác.
9. Không phải tất cả những nhà trị liệu tâm lý đều có kỹ năng, được huấn luyện trong việc diễn giải giấc mơ. Freud đề xuất rằng, để làm việc đúng đắn với vô thức, 1 nhà trị liệu nên được đào tạo tốt về văn học, lịch sử, nghệ thuật, âm nhạc, và tôn giáo bên cạnh những đào tạo về tâm lý học cụ thể. Bạn có quyền hỏi về trình độ và bằng cấp của nhà trị liệu tâm lý của bạn. Nếu nhà trị liệu của bạn chỉ hứng thú với những hài kịch trên TV thì chúc bạn may mắn.
10. Tất cả những giấc mơ về bản chất nói với chúng ta 1 điều quan trọng: "Thức dậy!" Đó là bạn phải thức dậy từ 1 giấc mơ để nhớ lại nó, bản thân giấc mơ cũng yêu cầu bạn "đánh thức" sự thật mà bạn đang cố che giấu với mọi người và che giấu với chính bạn.
11. Những giấc mơ lặp đi lặp lại cho thấy bạn đang tiếp tục bỏ lỡ vấn đề về ý nghĩa của giấc mơ. Nếu bạn không "đánh thức" ý nghĩa vô thức của giấc mơ mà thay vào đó khăng khăng nhìn giấc mơ thông qua những nhu cầu thoả mãn ước muốn của chính bạn thì bạn vẫn sẽ mắc kẹt trong sự tự đánh lừa bản thân của bạn.*
Nguồn: guidetopsychology.com