Thời gian này, các teen đang sôi sục vì đã có kết quả thi đại học. Những teen có kết quả cao thì không sao nhưng khá nhiều teen bị điểm thấp lại tự mình rơi vào hoàn cảnh "thảm hại" thậm chí là tự hành xác mình.
Các teen luôn cho rằng, thi đỗ đại học là mục tiêu quan trọng nhất, phải thực hiện được bằng mọi giá. Áp lực học hành cùng kì vọng của các bậc phụ huynh đã trở thành sức ép tâm lí rất lớn. Sau khi các trường ĐH công bố điểm thi, không ít teen đã có những hành động nông nổi, thiếu suy nghĩ.
Tuyệt thực vì không đỗ đại học
Phan Thị K.L sinh năm 1993, quê ở Nghệ An, thi vào Đại học Dược Hà Nội. Từ hôm có đáp án chính thức, K.L đã “tuyệt thực” không màng tới chuyện ăn uống. Theo chân bạn thân của K.L đến nhà, tôi nhìn thấy một cô gái tiều tụy, gầy hốc hác nằm trên giường, không buồn động đậy hay chào hỏi một ai.
K.L vốn là học sinh chăm chỉ, ngoan ngoãn. Kì thi đại học năm nay em đã làm hai bộ hồ sơ, khối A thi vào trường ĐH Dược, còn khối B thì vào ĐH Y Hà Nội. Trong các kì thi thử K.L đều đạt điểm khá nên em rất tự tin. Nhưng do những áp lực quá lớn khi phải đối diện với kì thi đại học thật sự nên K.L đã làm bài không như kết quả mong muốn.
Mẹ của K.L cho biết:“Nó không ăn bất cứ một thứ gì, tôi đã nấu những món thường ngày con thích nhưng vẫn không có tác dụng. Khuyên bảo hết cỡ cuối cùng nó cũng chịu uống một tí sữa chứ vẫn nhất quyết chưa chịu ăn. Nhìn con mà đau xót vô cùng”.
Muôn kiểu “hành xác” khác
Tiến hành “bế quan” không gặp gỡ, nói chuyện với bất cứ một ai là một trong những cách phổ biến mà các teen thường làm khi gặp phải những chấn động lớn về tinh thần.
Trước khi biết kết quả thi ĐH, Đỗ Thị Lan sinh năm 1993, quê ở Tĩnh Gia- Thanh Hóa, thí sinh thi vào trường ĐH Quốc Gia HN chia sẻ: “Thi xong đại học mình ở nhà chờ biết điểm. Nếu đậu sẽ đi chơi, thực hiện những công việc mà trong thời gian ôn thi còn lỡ dở nhưng nếu không may trượt đại học thì có lẽ mình sẽ ở nhà không ra ngoài hay làm gì hết. Vì mình sẽ không còn mặt mũi nào để nhìn những người xung quanh”.
Lo lắng đến nỗi không làm nổi việc gì là tâm trạng chung của không ít bạn trẻ lúc này. Phạm Văn Dũng - thí sinh thi vào ngành Khoa học môi trường Đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội nói: “Trước khi thi đại học mình đã rất lo rồi. Thi xong chờ có điểm lại càng lo hơn. Lúc ấy, mình không có tâm trạng vui chơi hay làm bất cứ việc gì. Thật may bây giờ mình đã biết mình đủ điểm đỗ".
Không may mắn như Dũng, nhiều bạn đã thất vọng hoàn toàn khi biết điểm thấp. Mệt mỏi, bi quan, chán nản, nhiều bạn bị rối loạn tâm lý đến mức phải nhập viện.
Đại học không phải là nơi duy nhất trang bị cho giới trẻ đầy đủ những hành trang, kiến thức bước vào đời. Người xưa có câu “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, học nghề vẫn thành danh. Vậy nên các teen hãy bình tĩnh lựa chọn cho mình một hướng đi khác đúng đắn và có ý nghĩa cho tương lai. Đừng quá thất vọng vào kết quả thi đại học mà dẫn đến những hành động thiệt thân nhé.
Các teen luôn cho rằng, thi đỗ đại học là mục tiêu quan trọng nhất, phải thực hiện được bằng mọi giá. Áp lực học hành cùng kì vọng của các bậc phụ huynh đã trở thành sức ép tâm lí rất lớn. Sau khi các trường ĐH công bố điểm thi, không ít teen đã có những hành động nông nổi, thiếu suy nghĩ.
Tuyệt thực vì không đỗ đại học
Phan Thị K.L sinh năm 1993, quê ở Nghệ An, thi vào Đại học Dược Hà Nội. Từ hôm có đáp án chính thức, K.L đã “tuyệt thực” không màng tới chuyện ăn uống. Theo chân bạn thân của K.L đến nhà, tôi nhìn thấy một cô gái tiều tụy, gầy hốc hác nằm trên giường, không buồn động đậy hay chào hỏi một ai.
K.L vốn là học sinh chăm chỉ, ngoan ngoãn. Kì thi đại học năm nay em đã làm hai bộ hồ sơ, khối A thi vào trường ĐH Dược, còn khối B thì vào ĐH Y Hà Nội. Trong các kì thi thử K.L đều đạt điểm khá nên em rất tự tin. Nhưng do những áp lực quá lớn khi phải đối diện với kì thi đại học thật sự nên K.L đã làm bài không như kết quả mong muốn.
Mẹ của K.L cho biết:“Nó không ăn bất cứ một thứ gì, tôi đã nấu những món thường ngày con thích nhưng vẫn không có tác dụng. Khuyên bảo hết cỡ cuối cùng nó cũng chịu uống một tí sữa chứ vẫn nhất quyết chưa chịu ăn. Nhìn con mà đau xót vô cùng”.
Muôn kiểu “hành xác” khác
Tiến hành “bế quan” không gặp gỡ, nói chuyện với bất cứ một ai là một trong những cách phổ biến mà các teen thường làm khi gặp phải những chấn động lớn về tinh thần.
Trước khi biết kết quả thi ĐH, Đỗ Thị Lan sinh năm 1993, quê ở Tĩnh Gia- Thanh Hóa, thí sinh thi vào trường ĐH Quốc Gia HN chia sẻ: “Thi xong đại học mình ở nhà chờ biết điểm. Nếu đậu sẽ đi chơi, thực hiện những công việc mà trong thời gian ôn thi còn lỡ dở nhưng nếu không may trượt đại học thì có lẽ mình sẽ ở nhà không ra ngoài hay làm gì hết. Vì mình sẽ không còn mặt mũi nào để nhìn những người xung quanh”.
Lo lắng đến nỗi không làm nổi việc gì là tâm trạng chung của không ít bạn trẻ lúc này. Phạm Văn Dũng - thí sinh thi vào ngành Khoa học môi trường Đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội nói: “Trước khi thi đại học mình đã rất lo rồi. Thi xong chờ có điểm lại càng lo hơn. Lúc ấy, mình không có tâm trạng vui chơi hay làm bất cứ việc gì. Thật may bây giờ mình đã biết mình đủ điểm đỗ".
Không may mắn như Dũng, nhiều bạn đã thất vọng hoàn toàn khi biết điểm thấp. Mệt mỏi, bi quan, chán nản, nhiều bạn bị rối loạn tâm lý đến mức phải nhập viện.
Đại học không phải là nơi duy nhất trang bị cho giới trẻ đầy đủ những hành trang, kiến thức bước vào đời. Người xưa có câu “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, học nghề vẫn thành danh. Vậy nên các teen hãy bình tĩnh lựa chọn cho mình một hướng đi khác đúng đắn và có ý nghĩa cho tương lai. Đừng quá thất vọng vào kết quả thi đại học mà dẫn đến những hành động thiệt thân nhé.