Mỳ chũ , lục Ngạn, Bắc Giang

Cách Hà Nội chưa đầy 100 km về phía bắc, miền đất Lục Ngạn, Bắc Giang từ lâu đã nức tiếng gần xa với đặc sản vải thiều với vị ngọt thanh, cùi dầy, hạt nhỏ. Không chỉ có thế, nơi đây còn được biết đến với một loại mỳ gạo mang tên mảnh đất nơi nó sinh ra: mỳ Chũ.
1282301042_114832584_1-Hinh-anh-ca--M-Ch-Bc-Giang-1282301042.jpg
Mỳ chũ Bắc Giang​


Với đồng bào Bắc Bộ, mỳ gạo là món ăn quen thuộc và phổ biến. Chính vì vậy sản phẩm mỳ gạo được sản xuất rộng rãi ở tất cả các địa phương, thủ công cũng có mà máy móc cũng nhiều. Tuy nhiên chất lượng của mỳ gạo thì ở mỗi nơi lại khác, phụ thuộc vào sự khéo léo của đôi bàn tay người thợ. Mỳ Chũ có thể được phân biệt với các loại mỳ khác ở độ giòn, dẻo, thơm. Dù có để “quá lửa” mỳ vẫn không bị nát, nước vẫn trong. Mỳ có thể dùng để làm phở nước, phở xào, có thể làm canh nấu với cua đồng, rau rút hoặc trong các món lẩu quen thuộc... Dù chế biến cách nào, khi thưởng thức, mỳ Chũ luôn để lại dư vị đặc biệt nơi đầu lưỡi.
my-chu1.jpg

Mỳ chũ Bắc Giang​

Mỳ Chũ được làm bằng một loại gạo đặc biệt, đó là gạo bao thai hồng - một giống gạo dài ngày được trồng trên các chân ruộng cao. Đây là loại gạo có thân cây cao, chịu được gió, bão. Đến mùa thu hoạch, hạt gạo bóc ra trong như hạt thị. Gạo đem về nhặt sạch, vo kỹ, ngâm 8 tiếng rồi xay ra thành bột. Thứ bột dẻo dẻo, sánh sánh được lọc đi lọc lại nhiều lần rồi ủ lại qua đêm, sáng hôm sau tráng bánh. Một mẻ bánh thường có ít nhất 3 người chung tay chung sức, và mỗi người lại thạo một khâu riêng, người tráng bánh, người bóc bánh đặt vào khuôn, người đem phơi và cắt bánh thành những sợi mỳ đều đặn. Phải chăng mỳ Chũ ngon cũng bởi sự cầu kỳ trong từng khâu của những người thợ thủ công?

Mỳ Chũ có hai loại: một là loại mỳ chín nhanh, hai là mỳ chín lâu, nhưng dù chín nhanh hay chín lâu thì mỳ vẫn dai, mang vị ngọt bùi của gạo ngon khó quên, rất thích hợp cho những người sành ăn lẩu, thích món mỳ xào hay chỉ thích bát mỳ nước đơn giản...Điều đặc biệt của loại mỳ này là không sử dụng hàn the hay bất kỳ một chất hóa học nào.Vì vậy mỳ có độ trắng dẻo hoàn toàn tự nhiên, dậy lên mùi thơm của gạo, khi ăn vị ngọt của thứ gạo đồi cứ đọng lại nơi đầu lưỡng đem lại cảm giác khó quên.
Dù có từ lâu đời nhưng mỳ Chũ chỉ thực sự để lại ấn tượng cho người ăn cách đây vài năm. Khi mới xuất hiện, thứ mỳ gạo này ít được biết đến, tuy nhiên theo thời gian, cùng với những ưu điểm nổi trội như cái ngọt của bột bao thai hồng, sợi mỳ dai không bị nhừ nát mà loại mỳ của thị trấn Chũ đã có tên và được biết đến trong cuộc sống đời thường của người dân quanh vùng. Không chỉ có thế, mỳ Chũ đã trở thành món quà quê đặc sản người dân nơi đây là quà biếu cho khách và người quen ngoài tỉnh.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Top