Apple MacBook Pro, nó tạo cho chúng ta sự liên tưởng về một thiết bị duy nhất khác đến từ hãng “táo khuyết”, nhưng trên thực tế, MacBook Pro là đại diện cho một dòng sản phẩm của chính hãng này với nhiều phiên bản khác nhau cho người dùng lựa chọn, khi đó có thể là kích thước 13-inch hay lớn hơn chút với 15-inch, cũng như là có mong muốn tích hợp thêm thanh cảm ứng Touch Bar hay công nghệ nhận diện vân tay Touch ID hay là không, hoặc là liệu phiên bản đó sản xuất năm bao nhiêu và khoảng thời điểm nào trong năm. Đương nhiên bên cạnh đó cũng là những mức cấu hình khác nhau trong hệ thống vi xử lí, RAM tích hợp, khả năng lưu trữ là bao nhiêu trên ổ cứng SSD, có hỗ trợ đồ họa rời hay không nữa. Tất cả các điều đó đã tạo nên một thị trường đa dạng cho nền tảng MacBook Pro không hề thua kém những cái tên nổi bật khác như iPhone, hay iPad cũng đến từ Apple. Và cũng chính vì thế mà đôi khi người dùng thật sự khó lòng lựa chọn được đâu là phiên bản mình thật sự ưng ý và phù hợp nhất cho nhu cầu sử dụng của mình, nhưng cũng đừng quá lo lắng khi mà có thể bài viết này sẽ giúp bạn một cách tốt nhất trong việc định hình được đâu là phiên bản MacBook Pro mà mình chuẩn bị mua trong thời gian sắp tới
MacBook Pro – Các phiên bản hiện nay
Trước tiên, chúng ta sẽ cùng nhìn qua một chút về những phiên bản MacBook Pro đang có mặt trên thị trường hiện nay. Chỉ tính riêng trong MacBook Pro, tức là chưa bao gồm sự hiện diện của MacBook hay MacBook Air, thì chúng ta cũng có một sự đa dạng không hề nhỏ đến từ 5 phiên bản khác nhau, trong đó là hai phiên bản MacBook Pro 13-inch và MacBook Pro 15-inch được sản xuất vào năm ngoái, bên cạnh sự xuất hiện của 2 phiên bản MacBook Pro 13-inch mới với một trong số đó tích hợp sẵn TouchBar và Touch ID, cũng như một phiên bản mở rộng hơn MacBook 15-inch với tính năng nổi bật tương tự vừa được Apple giới thiệu cách đây không lâu trong sự kiện của mình
Mặc dù không có quá nhiều sự khác biệt trong màn hình hiển thị khi các phiên bản MacBook Pro từ trước đến nay vốn chỉ xoay quanh chủ yếu trên kích thước 13-inch hay 15-inch và đều sử dụng tấm nền Retina như công cụ nâng cao trải nghiệm trong khả năng hiển thị, nhưng bên cạnh đó là sự khác biệt lớn đến từ phần cứng với các tùy chọn về vi xử lí khác nhau về công nghệ, dung lượng RAM tối đa, khả năng lưu trữ trên ổ cứng SSD, cổng kết nối, hiệu năng và dĩ nhiên là kéo theo đó cũng sẽ khiến cho mỗi sản phẩm được đề nghị một mức giá khác nhau. Dù vậy đi chăng nữa, thì có một điểm chung mà MacBook Pro luôn mang đến cho người dùng là nền tảng Mac OS tiên tiến với sự tiện dụng thì không còn gì để bàn cãi ngay cả trong những tác vụ cơ bản, đến những sự hỗ trợ cao cấp hơn trong các ứng dụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau đến từ Apple hay các nhà sản xuất phần mềm hàng đầu hiện nay như Adobe, Microsoft với bản quyền chính thức
MacBook Pro – Màn hình hiển thị
Với một hãng công nghệ hàng đầu trong cả lĩnh vực phát triển phần mềm lẫn sản xuất phần cứng như Apple, họ hiểu rằng việc mang đến một thiết bị với màn hình lớn cho người dùng của mình với độ phân giải cao cho phép nâng cao trải nghiệm không hề nhỏ trong các tác vụ từ tương tác văn bản, hình ảnh, hay phim ảnh, cũng như khả năng hiển thị chi tiết mạnh mẽ hơn cho phép cùng lúc một lượng lớn ứng dụng cùng được trình bày rõ ràng bên cạnh tính đầy đủ trong các thanh công cụ và giao diện. Nhưng bên cạnh đó, với MacBook Pro, một thiết bị thuộc phân khúc laptop, thì tính di động cũng là điều không thể thiếu để người dùng có thể mang thiết bị của mình đến những nơi mà họ mong muốn một cách dễ dàng nhất do bản chất công việc đòi hỏi như thế
Chính vì thế mà người dùng mới được chứng kiến sự có mặt song song của MacBook Pro 13-inch lẫn MacBook Pro 15-inch cùng lúc trong những buổi giới thiệu sản phẩm, hay trên các cửa hàng bán lẻ của thị trường. Với MacBook Pro, cả hai đều sử dụng chuẩn màn ảnh rộng 16:10 cho thiết kế của họ trên tấm nền Retina, một công nghệ được Apple gọi nó như là sự ứng dụng của tương lai trong việc mang đến một cái nhìn hoàn toàn rõ nét trong từng điểm ảnh ở một khoảng cách thông thường, chính vì thế mà chỉ với mật độ điểm ảnh trung bình 220ppi cho cả hai thiết bị này, vốn được coi là khá thấp, thế nhưng ngược lại, nó vẫn có gì đó tốt hơn với các thiết bị tương đương, thậm chí mang đến một chất lượng tốt hơn hẳn một cách dễ dàng. Điểm khác biệt lớn nhất trên màn hình của MacBook Pro 13-inch hay MacBook Pro 15-inch dường như chỉ đến từ việc Apple mang đến độ phân giải thế nào trong việc đáp ứng mật độ điểm ảnh trên, với tỉ lệ 2560 x 1600 pixels cho thiết bị như MacBook Pro 13-inch, và 2880 x 1800 pixels cho người anh em lớn hơn của mình
Điều này được Apple liên tục giữ vững trong công nghệ màn hình mà họ mang đến cho hai thế hệ MacBook Pro sản xuất trong hai năm khác nhau. Thế nhưng với MacBook Pro 2016, ngoài đặc điểm chung kể trên, thì thế hệ sản phẩm này còn được biết đến sự hỗ trợ từ công nghệ DCI-P3 với một không gian màu rộng hơn, cho phép những thiết bị mới này có một lợi thế mạnh mẽ hơn trong chất lượng màu sắc hiển thị cũng như khả năng tái tạo một cách chân thật trên một màu đó tươi sáng hơn, màu xanh lục có chiều sâu tốt hơn hay màu đen thật sự đen hơn một cách đúng nghĩa. Chính vì thế mà với MacBook Pro 2016, nó như là một màn hình HDR với một thế giới thực mở ra trước mắt, và đừng ngạc nhiên khi ngay chính bạn còn không tin được có một thiết bị như thế vẫn đang hàng ngày xuất hiện ngay trên bàn làm việc của mình
+ Nếu bạn đang tìm kiếm màn hình với công nghệ DCI-P3 thì MacBook Pro 2016 là thiết bị mong muốn
+ Nếu bạn đang tìm kiếm màn hình có kích thước nhỏ thì MacBook Pro 13-inch là thiết bị mong muốn
+ Nếu bạn đang tìm kiếm màn hình có kích thước lớn thì MacBook Pro 15-inch là thiết bị mong muốn
MacBook Pro – Khả năng kết nối màn hình ngoài
Đôi khi, màn hình của chiếc MacBook Pro không phải là thứ duy nhất mà bạn muốn làm việc trên đó. Trong một số lĩnh vực nhất định, chủ yếu trong việc thiết kế ý tưởng, xử lí hình ảnh, tương tác với video cũng như tạo hình 3D, thì có lẽ tất cả đều có chung nhận định rằng một kích thước 13-inch hay 15-inch sẽ khó lòng mang đến một trải nghiệm tốt nhất, mà thông thường như thế, việc kết nối màn hình bên ngoài trên chiếc MacBook Pro là điều không kém phần cần thiết như việc xây dựng một PC với màn hình lớn để tương tác vậy
Chính vì thế, mà việc hỗ trợ tính năng này từ Apple cho MacBook Pro là điều không kém phần quan trọng. Không những thế, Apple còn làm việc này trở nên thật sự hoàn hảo khi mà từ phiên bản MacBook Pro 2015, thiết bị này đã có thể tương tác một cách hoàn hảo trong việc hỗ trợ đồng thời cùng lúc tới hai màn hình khác nhau trên chuẩn độ phân giải 4K (3840 x 2160 pixels) thông qua cổng Thunderbolt 2 của mình. Và với những phiên bản có cấu hình mạnh mẽ nhất của dòng này khi đó đã mang đến một khái niệm lớn hơn trên công nghệ 5K (5120 x 2880 pixels) hoàn toàn mới khi đó dù chỉ trên một màn hình đơn duy nhất trong khả năng truyền tải dữ liệu và xử lí hình ảnh của mình
Nhưng đến thế hệ MacBook Pro 2016, tính năng này đã có một sự nâng cấp mạnh mẽ khi ngay cả những thiết bị nhỏ hơn như MacBook Pro 13-inch đã hoàn toàn làm việc tốt với một màn hình 5K (5120 x 2880 pixels) như người tiền nhiệm MacBook 15-inch 2015 của mình, trong khi đó MacBook Pro 15-inch 2016 tạo nên một thứ ấn tượng hơn với đồng thời hai màn hình cùng lúc trên độ phân giải trên dựa vào một sự tiến bộ vượt bậc trong hiệu năng đến từ Thunderbolt 3 có sự đóng góp không hề nhỏ để có thể thực hiện điều trên
+ Nếu bạn đang tìm kiếm khả năng kết nối 5K, MacBook Pro 2016 là thiết bị mong muốn
+ Nếu bạn đang tìm kiếm khả năng kết nối song song hai màn hình 5K, MacBook Pro 15-inch 2016 là thiết bị mong muốn
MacBook Pro – Vi xử lí trung tâm
Không chỉ trong dòng MacBook Pro, mà tất cả các thiết bị thông minh nào hiện nay cũng không thể tách rời khái niệm vi xử lí trung tâm (CPU) khi nó như bộ não chính thức cho các sản phẩm này hoạt động. Ngay từ những thời điểm đầu tiên mà dòng thiết bị này được Apple đưa ra thị trường, MacBook Pro đã có những sự vượt bậc trong hiệu năng khi luôn luôn sử dụng những cái tên mới nhất và mạnh mẽ nhất trong từng thế hệ mà Intel cung cấp ra. Và trong những phiên bản MacBook Pro gần đây cũng vậy, đặc trưng trên vẫn được kế thừa một cách đầy đủ, bên cạnh sự bổ sung mạnh mẽ trong nhu cầu tiết kiệm và quản lý năng lượng một cách hiệu quả
Ngay từ năm ngoái, những phiên bản MacBook Pro 13-inch 2015 đều đã sử dụng thế hệ Intel Core Skylake mới nhất khi đó, cũng như thông dụng ở thời điểm hiện tại trong các thiết kế phần cứng của mình, trong khi đó thì người anh em MacBook Pro 15-inch vẫn chỉ là sự xuất hiện của nền tảng tiền nhiệm Intel Core Broadwell. Tuy nhiên, không dừng lại ở một dòng vi xử lí khác nhau, khi ngay cả trong Intel cũng có sự phân bậc cho các sản phẩm của mình. Và vì thế mà chúng ta được thấy sự tùy chọn đa dạng chủ yếu xoay quanh từ dòng Intel Core i5 lõi kép với xung nhịp 2.7GHz với 3MB bộ nhớ đệm L3 cho đến Intel Core i7 mạnh mẽ hơn trên công nghệ lõi kép xung nhịp 3.1GHz (hỗ trợ Turbo Boost lên đến 3.4GHz) với 4MB bộ nhớ đệm L3. Trong khi đó mặc dù sử dụng thế hệ cũ hơn, nhưng với MacBook 15-inch 2015, đó là sự mạnh mẽ hơn trong hiệu năng với tùy chọn thay đổi chủ yếu trong dòng Intel Core i7 lõi kép với xung nhịp 2.2GHz cho đến 2.8GHz bên cạnh 6MB bộ nhớ đệm L3
Trong khi đó, với những phiên bản mới trong dòng MacBook Pro 2016, thì tiếp tục là sự xuất hiện của thế hệ Intel Core Skylake nhưng với sự nâng cấp rõ rệt trong hiệu năng đến từ từng phiên bản khác nhau. Với sự lựa chọn phiên bản không hỗ trợ tính năng TouchBar trên MacBook Pro 13-inch, người dùng cũng đã có khả năng xử lí tương đương từ Intel Core i5 lõi kép với xung nhịp 2.0GHz hay cao cấp hơn với Intel Core i7 lõi tứ với xung nhịp 2.4GHz. Trong khi đó với việc tích hợp thêm TouchBar cũng góp phần Apple mang đến sự lựa chọn mạnh mẽ hơn trong khả năng xử lí với xung nhịp được đẩy lên đến 2.9GHz, thậm chí là 3.1GHz với công nghệ lõi kép trong dòng Intel Core i5, và sự thay thế trong Intel Core i7 bằng phiên bản lõi kép với 3.3GHz. Còn với MacBook Pro 15-inch thì vẫn luôn là một sự tối đa hóa trong hiệu năng với lõi tứ của dòng Intel Core i7 với xung nhịp thay đổi từ 2.6GHz, 2.7GHz và 2.9GHz trên từng phiên bản lựa chọn khác nhau
+ Nếu bạn đang tìm kiếm một hiệu năng tối đa cho các tác vụ như xử lí đồ họa hay phim ảnh, thì sự lựa chọn đến từ MacBook Pro 15-inch 2016 là điều không thể bỏ qua
MacBook Pro – Đồ họa rời
Trong khi bộ vi xử lí trung tâm CPU đóng vai trò quan trọng trong việc xử lí thuật toán, thì các bộ vi xử lí hinh ảnh GPU lại góp phần không nhỏ trong việc tái tạo các điểm ảnh lên màn hình cũng như đẩy chúng đến một chất lượng cao nhất. Đó có thể là mọi thứ đến từ nền tảng Mac OS như giao diện người dùng, ứng dụng, hình ảnh, hay phim, cũng như các trò chơi và các tính năng giải trí khác mà người dùng mong muốn trên thiết bị của họ. Đương nhiên, cũng giống như với CPU, thì một GPU càng mạnh mẽ bao nhiêu đều sẽ mang đến khả năng tái tạo tốt hơn, cũng như có tốc độ tốt hơn, và xử lí một cách nhịp nhàng và liên tiếp với nhau để tạo ra hiệu quả cao hơn về sự mượt mà trong các chuyển động, ứng dụng, cũng như tính thực tế từ các hiệu ứng 3D mà người dùng trải nghiệm
Ngay từ phiên bản MacBook Pro 2015, người dùng đã có một hệ thống đồ họa tích hợp mạnh mẽ đến từ Intel Iris Graphics 6100. Trong những bài kiểm tra thực tế, Intel Iris Grahpics 6100 là một cái gì đó hoàn toàn hứa hẹn trong các tác vụ với hiệu năng mạnh mẽ vượt trội hơn tất cả người tiền nhiệm nào trong dòng đồ họa tích hợp mà Intel đưa đến trước đó trên các dòng vi xử lí Intel Core của mình. Nhưng ngay cả thế đi chăng nữa, thì với một đồ họa tích hợp, nó vẫn có phần hạn chế trong tốc độ xử lí, năng lượng tiêu thụ hay xung nhịp và độ bền sản phẩm. Chính vì thế mà Apple luôn mang đến tùy chọn bổ sung trong việc tích hợp đồ họa rời cao cấp hơn đến từ phiên bản MacBook Pro 15-inch như là sự nâng cấp trải nghiệm về đồ họa cho các tác vụ thật sự cần đến chúng như xử lí đồ họa hay chơi trò chơi trên AMD Radeon R9 M370X với 2GB dung lượng theo công nghệ GDDR5 mới nhất
Còn trong thế hệ MacBook Pro 2016 vừa được giới thiệu cách đây không lâu, thì những dòng sản phẩm này cũng được có sự nâng cấp tốt hơn trong Intel Iris Grahpics mới với phiên bản Intel Iris Grahpics 540 trên sự lựa chọn đến từ MacBook Pro 13-inch không hỗ trợ TouchBar, và cao cấp hơn với Intel Iris Grahphics 550 cho MacBook Pro 13-inch tích hợp TouchBar. Trong khi đó, MacBook Pro 15-inch 2016 lại chỉ sử dụng Intel HD Grahpics 530 cho khả năng sử dụng năng lượng hiệu quả hơn với hiệu năng thấp hơn, nhưng bù lại, đó là sự bổ sung đi kèm đến từ việc đồ họa rời tích hợp. Trong khi với MacBook Pro 13-inch, đó có thể là sự tùy chọn đến từ Radeon Pro 450 2GB GDDR5 hay Radeon Pro 460 4GB GDDR5, thì MacBook Pro 15-inch không thể thiếu đồ họa rời với hai phiên bản Radeon Pro 455 2GB GDDR5 và mạnh mẽ nhất trên Radeon Pro 460 4GB GDDR5
+ Nếu bạn tìm kiếm một thiết bị với sự mạnh mẽ trong khả năng xử lí đồ họa, thì MacBook Pro 15-inch 2016 sẽ là thiết bị bạn mong muốn
MacBook Pro – Thời lượng sử dụng pin
Có thể với MacBook Pro, bạn sẽ có nhiều lo ngại về việc chọn cấu hình ra sao, hay màn hình như thế nào, cũng như giá thành ở mức bao nhiêu là sẽ phù hợp với mình. Nhưng có một điểm đặc trưng khiến bạn cảm thấy tự hào mỗi khi nhắc đến dòng sản phẩm này chính là bạn sẽ không bao giờ phải bận tâm liệu chiếc máy này sẽ hoạt động được bao lâu với pin của mình bởi ngay trước khi bạn kịp nhận ra điều đó thì có lẽ bạn cũng đã xong mọi công việc trên thiết bị. Và để làm được điều này, chúng ta không thể không kể đến sự kết hợp ấn tượng trong khả năng xử lí đến từ Intel hay đồ họa AMD tiên tiến, mà đó còn là một nền tảng Mac OS đã có sự quản lý tốt như thế nào để đảm bảo vấn đề này luôn được người dùng thỏa mãn
Ngay từ những phiên bản MacBook Pro 13-inch 2015, người dùng đã có sự ấn tượng và ngạc nhiên không hề nhỏ trong thời lượng pin sử dụng trên chính thiết bị này khi không khó để nó mang đến những trải nghiệm lên đến 10 tiếng trong việc lướt web, hay 12 tiếng khi xem phim trên iTunes, thậm chí đến 30 ngày liên tục trong trạng thái nghỉ. Với MacBook Pro 15-inch 2015, có thể con số này thấp hơn chút trong khả năng lướt web và xem phim với 9 tiếng liên tục khi cung cấp màn hình lớn hơn bên cạnh đồ họa tốt hơn, nhưng vẫn đáp ứng một cách hoàn hảo trong trạng thái nghỉ 30 ngày của mình
Lên đến MacBook Pro 2016, thì mặc dù thời lượng sử dụng chỉ còn dừng ở mức 10 tiếng đồng hồ, nhưng đừng vì thế mà đánh giá thấp dòng sản phẩm này bởi nó sử dụng một mức cấu hình tốt hơn trong hiệu năng cũng như khả năng hiển thị, và để Apple có thể đáp ứng con số trên đã là một điều tuyệt vời mà không có quá nhiều những cái tên khác trong phân khúc sản phẩm nền tảng Windows từ trước đến nay có thể làm được điều này
+ Thời lượng pin sử dụng có sự tương đồng trong nhiều sản phẩm mà người dùng lựa chọn
MacBook Pro – Dung lượng RAM
Dung lượng RAM trên các dòng máy MacBook Pro quyết định không nhỏ trong việc đáp ứng cùng lúc được cho bao nhiêu ứng dụng có thể hoạt động trong cùng một thời điểm, cũng như kích thước tối đa của hình ảnh và độ dài video mà thiết bị có thể xử lí trực tiếp mà không cần sự hỗ trợ của việc chuyển đổi liên tục tới các bộ nhớ đệm, hay đảm bảo một cách tốt nhất mọi tác vụ đều được hoạt động trên tốc độ nhanh nhất có thể.
Với phiên bản MacBook Pro 13-inch 2015, người dùng đã có sự tùy chọn mạnh mẽ trong phiên bản này xuất phát từ 8GB LPDDR3 1866MHz tích hợp sẵn trên thiết bị, cũng như sự mở rộng lên đến 16GB trên cùng công nghệ tương đương. Trong khi đó, MacBook Pro 15-inch đã được cấu hình sẵn dung lượng 16GB cho thanh RAM DDR3L 1600MHz của mình
Trên thế hệ mới hơn, với tùy chọn không tích hợp TouchBar trên MacBook Pro 13-inch 2016, chúng ta không có quá nhiều sự khác biệt trong việc tích hợp RAM so với phiên bản MacBook Pro 13-inch được sản xuất trong năm trước đó, nhưng với phiên bản hỗ trợ TouchBar, thì người dùng của MacBook Pro 13-inch 2016 sẽ có một tốc độ RAM cao hơn với 2133MHz vẫn trên tùy chọn 8GB hay 16GB trên công nghệ LPDDR3. Và MacBook 15-inch 2015 thì vẫn như truyền thống trước đó, cung cấp một tùy chọn duy nhất trong hiệu năng đến từ 16GB LPDDR3 2133MHz
+ Tất cả các phiên bản MacBook đều mang đến sự lựa chọn tối đa trong dung lượng RAM lên đến 16GB, nhưng thế hệ MacBook Pro 2016 cho một tốc độ cao hơn trên bộ nhân xử lí tích hợp
MacBook Pro – Khả năng lưu trữ
Trong vài năm trước đây, người dùng MacBook Pro thường quen với việc sử dụng những ổ cứng vật lí thế hệ cũ với kích thước lớn, và đôi khi là tiếng ồn do sự chuyển động cơ học bên trong nhưng lại thường gặp các vấn đề rắc rối trong việc ảnh hưởng bởi tác động môi trường hay mất nguồn điện đột ngột. Tuy nhiên, đó chỉ là vấn đề của vài năm trước khi mà ổ cứng thể rắn như SSD ra đời sử dụng các bộ nhớ Flash tương tự như cách mà cấu tạo nên RAM cho khả năng lưu trữ trên dòng máy này, thay thế hoàn toàn cho những vấn đề rắc rối trước đây để đem đến một cái gì đó nhanh chóng, hiệu quả, êm ái hơn trong việc giao tiếp dữ liệu dù rằng mức giá thành của thiết bị này có phần nhỉnh hơn chút bởi sự hạn chế về công nghệ ở thời điểm hiện tại
Với phiên bản MacBook Pro 13-inch 2015, khả năng lưu trữ chủ yếu đến từ dung lượng 128GB PCIe Flash, và hỗ trợ nâng cấp lên 256GB, thậm chí là 512GB trên những phiên bản cao nhất của dòng sản phẩm này để đáp ứng được nhu cầu lưu trữ của người dùng. Trong khi đó thì cơ bản, phiên bản MacBook Pro 15-inch 2015 đã có sự xuất phát tốt hơn trên dung lượng 256GB PCIe Flash cũng như ấn tượng hơn trong việc nâng cấp khi ngoài tùy chọn 512GB, thì người dùng còn có thể mở rộng hơn thế nữa với phiên bản cao nhất với 1TB dung lượng
Khi mà với sự phát triển nền tảng cũng như ứng dụng ngày càng nhiều tính năng bổ sung cũng như các hiệu ứng về hình ảnh thì dung lượng 128GB như trên MacBook 13-inch 2015 đã không còn đủ chỗ để người dùng có thể tương tác được một cách thoải mái nữa. Chính vì thế mà với thế hệ MacBook 13-inch 2016 mới, Apple đã có động thái nâng mức khởi điểm của ổ cứng lưu trữ trên dòng máy này lên 256GB trên tất cả phiên bản và hỗ trợ nâng cấp thay đổi tùy chọn lên đến tối đa 1TB trên công nghệ PCIe Flash. Trong khi đó, MacBook Pro 15-inch 2016 cũng tương đương so với người anh em 13-inch của mình, nhưng ngoài những tùy chọn về 512GB hay 1TB bổ sung, thì Apple cho phép người dùng tiến đến mức cao hơn trên 2TB dung lượng tích hợp trên dòng thiết bị này
+ Nếu bạn tìm kiếm tốc độ cao nhất trong khả năng tương tác dữ liệu, thì MacBook Pro 2016 là sự lựa chọn thích hợp
+ Nếu bạn tìm kiếm một khả năng lưu trữ gần như không giới hạn ở thời điểm hiện tại thì phiên bản 2TB trên MacBook Pro 15-inch 2016 là sự lựa chọn thích hợp
MacBook Pro – Cổng giao tiếp
Các cổng giao tiếp có dây như USB, Thunderbolt, HDMI cho phép người dùng khả năng giao tiếp mạnh mẽ tới các ngoại vi bên ngoài như màn hình, ổ cứng di động, các thiết bị mạng và nhiều hơn thế nữa. Càng nhiều cổng giao tiếp với các chuẩn khác nhau được tích hợp trên một thiết bị cho một sự linh hoạt cao trong khả năng tương thích, cũng như không cần sự chuyển đổi trung gian đến từ công cụ thứ 3 khá rườm rà cũng như loại bỏ sự hạn chế mà nó mang lại về tốc độ khác nhau giữa các chuẩn
Chính vì thế mà trên dòng MacBook Pro 2015, chúng ta thấy một sự mạnh mẽ trong khả năng kết nối đến từ 2 x USB 3.0, 2 x Thunderbolt 2, HDMI, đầu đọc SDXC, và thêm một cổng âm thanh 3.5mm
Trong khi đó, trên dòng MacBook Pro 2016, với phiên bản không hỗ trợ TouchBar trên MacBook Pro, thì sự đa dạng trong khả năng kết nối đã không còn như thế hệ trước đó được sản xuất 1 năm nữa khi chỉ còn lại 2 x Thunderbolt 3 trên thiết kế của USB Type-C trong khi với các phiên bản TouchBar thì số lượng cổng Thunderbolt 3 được nâng cấp lên 4. Nhìn chung, Thunderbolt 3 Type-C cho một tốc độ kết nối cao hơn trong việc chuyển giao dữ liệu, cũng như dòng điện tối đa cho qua nó. Thế nhưng, điều đó cũng gây ra rắc rối lớn khi mà Thunderbolt 3 USB Type-C không được thiết kế chung nguyên mẫu với HDMI, thậm chí là những thiết bị lưu trữ ngoài trên USB Type-A. Vì thế mà để sử dụng nó, thì việc hỗ trợ các ngoại vi luôn cần đến các bộ chuyển đổi đến từ Apple bên cạnh các hãng thứ 3 khác, dù có chút bất tiện nhưng cũng mang lại lợi thế hơn so với người tiền nhiệm
+ Nếu bạn muốn một kết nối tiêu chuẩn, thì MacBook Pro 2015 là sự lựa chọn thích hợp
+ Nếu bạn muốn sử dụng công nghệ mới nhất, với tốc độ cao mà không quan tâm về sự chuyển đổi trung gian, thì MacBook Pro 2016 là sự lựa chọn thích hợp
MacBook Pro - Force Touch Trackpad
Tất cả các dòng MacBook Pro mới ra của Apple hiện nay đều được tích hợp công nghệ Force Touch cho phần Trackpad của mình. Sử dụng Taptic Engine để giả lập cảm giác như được nhấn tương tự các Trackpad truyền thống, nhưng trên thực tế là không cần sử dụng bất kì một bộ chuyển đổi vật lí nào như trước đây, và sự dụng trên toàn bộ bề mặt của thiết bị này. Có thể với nhiều người, việc thay đổi này có thể khiến họ không quen bởi có cảm giác thiếu hụt gì đó, thế nhưng bù lại, Force Touch Trackpad cho độ nhạy và chính xác cao hơn, cũng như hạn chế việc bị hư hỏng sau một thời gian dài sử dụng tốt hơn so với các Trackpad thông thường mà Apple từng mang đến trước đây cho người dùng
Cả hai thế hệ MacBook Pro sản xuất trong năm 2015 và 2016 đều sử dụng công nghệ Force Touch Trackpad cho thiết bị của mình, nhưng với MacBook Pro 2016 thì người dùng có chút lợi thế hơn trong khả năng tương tác với không gian rộng hơn so với người tiền nhiệm của mình
+ Nếu bạn mong muốn một Trackpad có kích thước lớn, thì MacBook Pro 2016 là sự lựa chọn thích hợp
MacBook Pro – Bàn phím
Kể từ thời điểm 2015, Apple đã có những định hướng trong việc thay đổi bàn phím dành cho các dòng Notebooks của họ, và năm 2016 chính là năm mà MacBook Pro được áp dụng chính sách này, vì thế mà chúng ta có một sự khác biệt lớn trong phần bàn phím của hai thế hệ được sản xuất một cách liên tiếp trong vòng 2 năm kế cận này
MacBook Pro 2015 vẫn là thế hệ thiết bị sử dụng tiêu chuẩn Scissor Switch đời cũ của Apple tương tự như các người tiền nhiệm khác trước đó của mình dù không thực sự tạo cảm giác chắc chắn nhưng bù lại, sở hữu một hành trình phím tốt hơn để tạo cảm giác tốt về tương tác vật lý
Trong khi đó, MacBook Pro 2016 sử dụng thế hệ thứ 2 của chuẩn bàn phím từ Apple với thiết kế ấn tượng hơn với Butterfly Switch cho độ ổn định về bề mặt phím tốt hơn trong quá trình làm việc
+ Nếu bạn tìm kiếm một trải nghiệm về cảm giác nhấn mang phong cách truyền thống, MacBook Pro 2015 là sự lựa chọn thích hợp
+ Nếu bạn yêu thích thiết kế mới với độ ổn định tốt hơn, MacBook Pro 2016 là sự lựa chọn thích hợp
MacBook Pro – Touch Bar và Touch ID
Những phiên bản cao cấp của MacBook Pro 13-inch và MacBook Pro 15-inch trong năm 2016 là những thiết bị đầu tiên thuộc dòng MacBook được hỗ trợ tính năng cảm ứng Touch Bar thay thế cho chuỗi phím tính năng F1- F12 truyền thống. Sử dụng màn hình OLED với thiết kế bề mặt bóng mờ tạo một cảm giác tương tự trong góc nhìn tổng thể so với bàn phím, với việc mang đến nút ESC và phím tính năng đầy đủ, bên cạnh khả năng điều khiển hệ thống và đa phương tiện mạnh mẽ không khác gì hệ thống Function Keys đời cũ nhưng với sự dễ dàng hơn trong quá trình làm việc. Bên cạnh đó, Touch Bar còn có thể tích hợp một cách đầy đủ phím tắt dẫn tới các ứng dụng đang hoạt động trên thiết bị để người dùng có thể chuyển đổi bằng tay, hay điều khiển âm lượng bằng các thanh trượt, lựa chọn màu sắc từ bảng màu đề nghị, hay bất kì thứ gì mà bạn mong muốn hoặc từng nghĩ đến trong giấc mơ về công nghệ trong tương lai
Bên cạnh sự xuất hiện của Touch Bar, Apple cũng chính thức mang đến tính năng bảo mật vân tay Touch ID vốn xuất hiện trên những chiếc máy iPad hay iPhone lên một thiết bị như MacBook Pro 2016. Đương nhiên để có thể sử dụng tính năng này, ngoài bộ vi xử lí trung tâm Intel Core Skylake ra, Apple cũng tích hợp thêm Apple T1 như là một thiết bị nhúng trên MacBook Pro để xử lí một phiên bản iOS thu nhỏ để bên cạnh việc cung cấp sự nâng cấp trong hệ thống bảo mật, mà bên đó tích hợp thêm ví điện tử Apple Pay cho các tính năng liên quan đến ứng dụng chẳng hạn App Store
Tuy nhiên, rất khó để có thể nhận ra cụm thiết bị này được tích hợp trên MacBook Pro 2016 như thế nào khi mà trên thực tế, nó chỉ xuất hiện trên thanh Touch Bar như là một cảm biến thiết kế như đầu đọc để người dùng thiết lập, cũng như sử dụng tính năng này ngay sau đó
+ Nếu bạn đã quen thuộc với các phím chức năng truyền thống và không thích sự thay thế nó, thì phiên bản MacBook Pro 2015 cũng như MacBook Pro 13-inch 2016 không Touch Bar là sự lựa chọn thích hợp
+ Nếu bạn muốn trải nghiệm một tính năng mới mẻ hơn như Touch Bar hay Touch ID, bạn sẽ cần một phiên bản cao cấp hơn của MacBook Pro 2016
MacBook Pro - Màu sắc
Thường thì với những phiên bản MacBook Pro từ đời 2015 trở về trước thì người dùng không có quá nhiều sự lựa chọn trong màu sắc của dòng sản phẩm này khi mà Apple chỉ đưa ra một phiên bản màu xám trên toàn bộ khung kim loại nhám bên cạnh biểu tượng “táo khuyết” đặc trưng được đặt ngay vị trí trung tâm trên bề mặt thiết bị. Với MacBook Pro 2016, thì cũng với chất liệu và thiết kế tương tự, nhưng bên cạnh đó, Apple có sự bổ sung về màu sắc nhiều hơn để người dùng có thể lựa chọn được phong cách mà họ mong muốn
+ Nếu bạn mong muốn một sự đa dạng trong màu sắc hơn là một phiên bản màu xám quá quen thuộc, thì MacBook Pro 2016 là sự lựa chọn mà bạn nên hướng tới
Vậy ai là những người thật sự nên quan tâm nhiều hơn về MacBook Pro 2015?
Phiên bản MacBook Pro 2015 thực sự là một phiên bản phải nói được tích hợp một hệ thống với nhiều những điểm nhấn trong thiết kế phần cứng lẫn cấu hình mới mẻ sản phẩm, với một mức giá có phần dễ chịu hơn ở thời điểm hiện tại, bên cạnh sự đa dạng trong khả năng kết nối từ các chuẩn giao tiếp truyền thống để người dùng tương tác trực tiếp thông qua các cáp truyền dữ liệu. Và đây thật sự là một sự lựa chọn chuyên nghiệp đối với những ai cần sự mạnh mẽ trong hiệu năng, cũng như đa dạng trong ngoại vi như thiết bị lưu trữ ngoài, màn hình ngoài, và cân đối trong cả khối lượng tổng thể
Nếu bạn thực sự không quá quan tâm về việc màn hình Retina của mình có hỗ trợ DCI-3 hay không, cũng như các tính năng hỗ trợ mới mẻ từ Touch Bar và Touch ID, cũng như công nghệ tương lai trên Thunderbolt 3 USB Type-C, thì MacBook Pro 2015 vẫn luôn là lựa chọn đáng giá phù hợp với khả năng chi trả của mỗi người
Vậy ai là những người thật sự nên quan tâm nhiều hơn về MacBook Pro 2016?
Phiên bản MacBook Pro 2016 thực sự là một cuộc cách mạng trong cái cách mà Apple tạo nên sản phẩm của họ với sự cắt giảm cũng như bổ sung đến mức đáng kể đến mức mà người ta khó nhận ra trong tính năng giữa hai dòng sản phẩm vốn chỉ được sản xuất trong vòng hai năm liên tiếp. Với MacBook Pro 2016, không còn những chuẩn kết nối truyền thống với đa dạng cổng giao tiếp khác nhau, và là sự định hướng trong việc tích hợp tất cả các chuẩn vào trong một trên mọi ngoại vi trong tương lai với tốc độ được cải thiện một cách đáng kinh ngach dành cho những ai thực sự thích thú với điều này mà không quá quan tâm về mức giá phải chi trả cho nó
Bên cạnh đó, cũng với màn hình Retina kích thước tương đương, nhưng MacBook Pro 2016 tích hợp DCI-3 cho một không gian màu hiển thị tốt hơn để biến đây thực sự thành công nghệ hàng đầu trong một màn hình cho nhiều công việc khác nhau, cũng như tương tác tốt hơn trên nền Force Touch Trackpad lớn hơn, thiết kế mỏng hơn, bên cạnh hiệu năng mạnh mẽ trên dòng vi xử lí Skylake và thế hệ đồ họa AMD Polaris hoàn toàn mới, hay sự tiện dụng trong tính năng cảm ứng hoàn toàn đa dạng trên Touch Bar cũng như Touch ID
Vậy ai là những người thật sự nên quan tâm nhiều hơn về MacBook Pro 2016 không có Touch Bar?
Nhìn chung, MacBook Pro 2016 không tích hợp Touch Bar thực sự là một phiên bản dành cho những ai muốn sử dụng một thiết bị tương đương MacBook Air nhiều hơn nhưng trên một cấu hình có phần nhỉnh hơn từ MacBook Pro với một mức giá rẻ hơn khá nhiều. Có thể với MacBook Pro 13-inch 2016, cấu hình không thực sự quá cao, bên cạnh sự giới hạn trong khả năng kết nối từ 2 x Thunderbolt 3, hay không có tính năng từ Touch Bar nhưng bù lại, một màn hình Retina DCI-3 và ổ cứng tốc độ cao SSD cho phép thiết bị này một lợi thế không hề nhỏ
Nếu bạn tìm kiếm một thiết bị mới với nguyên mẫu của MacBook Air Retina mới mà không quan tâm quá về Touch Bar hay Touch ID thì MacBook Pro 13-inch 2016 không hỗ trợ tính năng này thực sự là cái gì đó bạn nên quan tâm nếu muốn tận hưởng những gì nổi bật khác trong dòng sản phẩm này mang lại
Theo iMore
- Chủ đề
- macbook