Chiều cuối tuần mưa không dứt, ngồi trong quán nhâm nhi ly cà phê với thằng bạn nhìn cảnh bà lảo ngoài 70 lụm khụm cùng đứa cháu gái chừng 5 tuổi mặc bộ đồ củ kỷ, lem luốt đội mưa vào quán đến từng bàn mời khách mua vé số, tôi và thằng bạn mỗi đứa mua một vé, khách uống cà phê trong quán như cảm thông với hoàn cảnh của 2 bà cháu nên mọi người điều mua giúp. Từ giàn máy trong quán, giọng ca sĩ Vũ Quốc Việt vang lên từng câu trong bài “Bà năm” đầy tâm trạng:
Nhìn hai bà cháu dắt nhau ra khỏi quán dưới trời mưa, lòng tôi trỉu nặng, suy nghĩ miên man, nghĩ về bản thân, nghĩ về gia đình, nghĩ về cuộc sống nầy, nghĩ về số phận của bà lảo và đứa bé kia, về những con người có hoàn cảnh tương tự, những mãnh đời bất hạnh, lam lũ, về những ông lảo, bà lảo đã đến tuổi xế chiều nhưng không nơi nương tựa, những đứa trẻ đang trong độ tuổi lẻ ra phải được đến trường, được vui chơi như những bạn cùng trang lứa, được sự yêu thương, chăm sóc của người lớn. Nhưng vì hoàn cảnh thế nầy, thế khác, vì sự bất hạnh của bản thân và gia đình, nên họ phải chặt vặt bươn chải vì miếng cơm, manh áo trong cuộc sống hằng ngày.
Tôi chợt nhớ đến câu “Kẻ ăn không hết, người lần không ra” và càng thấm thía và xót xa cho số phận của họ, càng nghĩ tôi càng thấy mình còn nợ cuộc sống nầy một thứ gì đó. Có lẽ đó là một tấm lòng, là sự quan tâm đối với người người xung quanh, đối với những mảnh đời như hai bà cháu kia. Trong tôi lại xuất hiện rất nhiều từ nếu, nếu tôi và đám bạn mỗi ngày giảm uống một cử cà phê, mỗi tuần bớt một phần ăn sáng, mỗi tuần giảm bớt một buổi lai rai, cơ quan thì mỗi tuần bớt một ngày sử dụng mái lạnh, mỗi tháng bớt một lần tiếp khách hoặc tiệc tùng, các sép mỗi tháng đi công tác bớt một lần sử dụng xe công... rồi dùng số tiền voi ra từ những việc bớt đó góp cho xã hội, có lẻ sẽ bớt được người già và trẻ em phải đi bán vé số, đi xin ăn, sẽ bớt được nhiều người phải sống lang thang hay trong những căn nhà rách nát, tồi tàn; nếu toàn xã hội điều thực hiện bớt như thế thì chắc sẽ có nhiều người sẽ được giúp đỡ hơn... Bệnh viện, trường học, nhà dưởng lảo và các vui khu chơi dành cho thiếu nhi chắc sẽ mọc nhiều hơn... Trời sụp tối, rồi cơn mưa cũng tạnh. Suy nghĩ của tôi cũng dừng lại theo cơn mưa. Chuông điện thoại thằng bạn vang lên... nó hỏi máy bên kia “ở quán nào?”. Vậy là tôi và nó lấy xe bắt đầu cuộc hành trình đến điểm hẹn. Trên đường, tôi thoáng thấy bóng một già, một trẻ lê từng bước chậm chạp trên con đường còn ướt sũng vì mưa, chắc do một phần vì tuổi tác, một phần vì đói và lạnh nhưng họ buộc vẫn phải kiên trì với cuộc mưu sinh. Còn trong tôi, lúc nầy đang suy nghĩ về nơi sang trọng mà mình sắp đến, về sự náo nhiệt và những cú chạm ly tưng bừng bên những bàn tiệc xa xỉ mà đôi khi chủ nhân của chúng chỉ dùng chưa đến một nửa...
“Trời còn giông tố làm chi chỉ thêm đau lòng
Lạy trời mưa xuống rơi trên cánh đồng đợi chờ
Đừng làm cho chia cách nhau gia đình lìa tan
Mẹ già côi cút thầm mong có con bên cạnh
Dù hạt cơm khô nhưng lòng mẹ nghe ấm áp
Một giọt canh chua sớt đầy tình mẹ con.
Nhìn hai bà cháu dắt nhau ra khỏi quán dưới trời mưa, lòng tôi trỉu nặng, suy nghĩ miên man, nghĩ về bản thân, nghĩ về gia đình, nghĩ về cuộc sống nầy, nghĩ về số phận của bà lảo và đứa bé kia, về những con người có hoàn cảnh tương tự, những mãnh đời bất hạnh, lam lũ, về những ông lảo, bà lảo đã đến tuổi xế chiều nhưng không nơi nương tựa, những đứa trẻ đang trong độ tuổi lẻ ra phải được đến trường, được vui chơi như những bạn cùng trang lứa, được sự yêu thương, chăm sóc của người lớn. Nhưng vì hoàn cảnh thế nầy, thế khác, vì sự bất hạnh của bản thân và gia đình, nên họ phải chặt vặt bươn chải vì miếng cơm, manh áo trong cuộc sống hằng ngày.
Tôi chợt nhớ đến câu “Kẻ ăn không hết, người lần không ra” và càng thấm thía và xót xa cho số phận của họ, càng nghĩ tôi càng thấy mình còn nợ cuộc sống nầy một thứ gì đó. Có lẽ đó là một tấm lòng, là sự quan tâm đối với người người xung quanh, đối với những mảnh đời như hai bà cháu kia. Trong tôi lại xuất hiện rất nhiều từ nếu, nếu tôi và đám bạn mỗi ngày giảm uống một cử cà phê, mỗi tuần bớt một phần ăn sáng, mỗi tuần giảm bớt một buổi lai rai, cơ quan thì mỗi tuần bớt một ngày sử dụng mái lạnh, mỗi tháng bớt một lần tiếp khách hoặc tiệc tùng, các sép mỗi tháng đi công tác bớt một lần sử dụng xe công... rồi dùng số tiền voi ra từ những việc bớt đó góp cho xã hội, có lẻ sẽ bớt được người già và trẻ em phải đi bán vé số, đi xin ăn, sẽ bớt được nhiều người phải sống lang thang hay trong những căn nhà rách nát, tồi tàn; nếu toàn xã hội điều thực hiện bớt như thế thì chắc sẽ có nhiều người sẽ được giúp đỡ hơn... Bệnh viện, trường học, nhà dưởng lảo và các vui khu chơi dành cho thiếu nhi chắc sẽ mọc nhiều hơn... Trời sụp tối, rồi cơn mưa cũng tạnh. Suy nghĩ của tôi cũng dừng lại theo cơn mưa. Chuông điện thoại thằng bạn vang lên... nó hỏi máy bên kia “ở quán nào?”. Vậy là tôi và nó lấy xe bắt đầu cuộc hành trình đến điểm hẹn. Trên đường, tôi thoáng thấy bóng một già, một trẻ lê từng bước chậm chạp trên con đường còn ướt sũng vì mưa, chắc do một phần vì tuổi tác, một phần vì đói và lạnh nhưng họ buộc vẫn phải kiên trì với cuộc mưu sinh. Còn trong tôi, lúc nầy đang suy nghĩ về nơi sang trọng mà mình sắp đến, về sự náo nhiệt và những cú chạm ly tưng bừng bên những bàn tiệc xa xỉ mà đôi khi chủ nhân của chúng chỉ dùng chưa đến một nửa...