1.
Có người bạn tôi từ nhỏ sống trong chùa, chính xác là bị bỏ lại trước cổng chùa khi còn là một thai nhi đỏ hỏn, lớn lên hắn không theo nghiệp tu hành mà bước vào chốn bụi đời, lăn lóc trong giang hồ. Hôm nay hắn đã gác kiếm vì đã có gocsuyngam.com/1119/gia-dinh/ - gia đình, có hai đứa con nhỏ, hắn làm lụng siêng năng nuôi vợ con. Thỉnh thoảng bạn bè xưa có nhớ, ghé lại uống chung rượu, nhắc chuyện xưa. Hắn nổi tiếng là thương con, thương đến mức cuồng. Nghe kể lại là mỗi khi con hắn bịnh là hắn nhịn ăn, ngồi gocsuyngam.com/1202/khoc/ - khóc. Có lẽ cái tuổi thơ bị vứt bỏ của hắn đã làm hắn muốn bù đắp cho con mình, tất cả những gì mà một người cha có thể dành cho con cái.
2.
Ngày xưa mẹ tôi có thời gian ngắn làm ở một trung tâm y tế, nơi tôi nhớ có một cái tên rất dài là “Trung Tâm Bảo Vệ Bà Mẹ, Trẻ Em và Kế Hoạch Hóa Gia Đình”, nghe cứ tưởng nhiệm vụ của nó thật lớn lao và ý nghĩa nhưng thực chất ở trung tâm đó chỉ có nhiệm vụ là phát bao cao su và đặt vòng. Sau này tôi vẫn thắc mắc mãi vì sao người ta lại đặt một cái tên hoành tráng và đầy nhân bản như vậy cho một chức năng trái với qui luật sinh tồn.
3.
Hằng năm có hàng ngàn đứa trẻ bị bỏ rơi bởi chính cha mẹ chúng, bởi chính cha mẹ chúng, đó là những đứa trẻ bị ở ở bịnh viện ngay sau khi sanh, bị bỏ lại ngoài đường khi có vài tháng tuổi hoặc bị bỏ ở chốn công cộng khi đã được vài tuổi. Sẽ có một cơ sở từ thiện hoặc một cá nhân nào đó nhận nuôi chúng, hoặc chúng sẽ lớn lên theo một cách tự nhiên nào đó, như bạn tôi, như cái cây ngọn cỏ. Nhưng trong chúng, rất sâu trong chúng, có một thứ, thứ đẹp đẽ nhất của cuộc đời, mãi mãi là một vết thương, không bao giờ lành, như bạn tôi.
Nói thật là tôi không thể nghĩ ra lý do nào để một người cha, người mẹ có thể bỏ rơi con mình. Tôi thật sự không thể nghĩ ra, đối với tôi đó mãi mãi là một bí ẩn.
4.
Ở gần nhà bà ngoại vợ tôi, vùng Hậu Giang, có bà lão nông sanh được 24 người con, hai mươi bốn người. Tôi chỉ nghe kể thôi, không biết đúng được mấy phần nhưng đại để là 24 người con ấy đều khỏe mạnh, sống sót sau mấy cuộc chiến tranh và tất cả họ, cùng vợ chồng con cái đều sống quây quần bên cha mẹ, tất cả đều làm nghề nông. Mỗi bữa cơm nhà đó võ lãi neo kín bến, mấy chục người ngồi dài từ nhà trước xuống nhà sau, người ta từ đầu kinh đến cuối kinh chỉ nghe giọng cười sang sảng của bà lão nông ấy. Tôi nghĩ ông bà lão nông ấy thật gocsuyngam.com/364/hanh-phuc/ - hạnh phúc, thật có phước hơn người.
5.
Tôi hay dạy con mình:
- Con là con ai?
- Con là con của Phú
- Con của Phú thì sao?
- Con của Phú thì không sợ gì hết.
Đúng vậy, chắc chắn một điều là con của Phú sẽ không sợ gì hết, không sợ buồn, không sợ cô đơn, không sợ bị bỏ rơi, không sợ bóng tối, không sợ bị ai bắt nạt… bởi vì tôi luôn làm cho chúng tin rằng cuộc đời của chúng, dù ở hoàn cảnh nào, sẽ luôn có Phú, Phú vẫn luôn yêu chúng nhất, vẫn luôn là người khỏe mạnh và hung dữ nhất thế giới. Vì chúng, Phú có thể vặt cổ con ma, có thể đánh ông Sấm chạy sút quần, có thể kể những câu chuyện khiến chúng cười té địt.
“Nếu thiên thần có hình dạng, họ chính là những đứa trẻ” – Đàm Hà Phú
Nguồn: Blog Đàm Hà Phú
Có người bạn tôi từ nhỏ sống trong chùa, chính xác là bị bỏ lại trước cổng chùa khi còn là một thai nhi đỏ hỏn, lớn lên hắn không theo nghiệp tu hành mà bước vào chốn bụi đời, lăn lóc trong giang hồ. Hôm nay hắn đã gác kiếm vì đã có gocsuyngam.com/1119/gia-dinh/ - gia đình, có hai đứa con nhỏ, hắn làm lụng siêng năng nuôi vợ con. Thỉnh thoảng bạn bè xưa có nhớ, ghé lại uống chung rượu, nhắc chuyện xưa. Hắn nổi tiếng là thương con, thương đến mức cuồng. Nghe kể lại là mỗi khi con hắn bịnh là hắn nhịn ăn, ngồi gocsuyngam.com/1202/khoc/ - khóc. Có lẽ cái tuổi thơ bị vứt bỏ của hắn đã làm hắn muốn bù đắp cho con mình, tất cả những gì mà một người cha có thể dành cho con cái.
2.
Ngày xưa mẹ tôi có thời gian ngắn làm ở một trung tâm y tế, nơi tôi nhớ có một cái tên rất dài là “Trung Tâm Bảo Vệ Bà Mẹ, Trẻ Em và Kế Hoạch Hóa Gia Đình”, nghe cứ tưởng nhiệm vụ của nó thật lớn lao và ý nghĩa nhưng thực chất ở trung tâm đó chỉ có nhiệm vụ là phát bao cao su và đặt vòng. Sau này tôi vẫn thắc mắc mãi vì sao người ta lại đặt một cái tên hoành tráng và đầy nhân bản như vậy cho một chức năng trái với qui luật sinh tồn.
3.
Hằng năm có hàng ngàn đứa trẻ bị bỏ rơi bởi chính cha mẹ chúng, bởi chính cha mẹ chúng, đó là những đứa trẻ bị ở ở bịnh viện ngay sau khi sanh, bị bỏ lại ngoài đường khi có vài tháng tuổi hoặc bị bỏ ở chốn công cộng khi đã được vài tuổi. Sẽ có một cơ sở từ thiện hoặc một cá nhân nào đó nhận nuôi chúng, hoặc chúng sẽ lớn lên theo một cách tự nhiên nào đó, như bạn tôi, như cái cây ngọn cỏ. Nhưng trong chúng, rất sâu trong chúng, có một thứ, thứ đẹp đẽ nhất của cuộc đời, mãi mãi là một vết thương, không bao giờ lành, như bạn tôi.
Nói thật là tôi không thể nghĩ ra lý do nào để một người cha, người mẹ có thể bỏ rơi con mình. Tôi thật sự không thể nghĩ ra, đối với tôi đó mãi mãi là một bí ẩn.
4.
Ở gần nhà bà ngoại vợ tôi, vùng Hậu Giang, có bà lão nông sanh được 24 người con, hai mươi bốn người. Tôi chỉ nghe kể thôi, không biết đúng được mấy phần nhưng đại để là 24 người con ấy đều khỏe mạnh, sống sót sau mấy cuộc chiến tranh và tất cả họ, cùng vợ chồng con cái đều sống quây quần bên cha mẹ, tất cả đều làm nghề nông. Mỗi bữa cơm nhà đó võ lãi neo kín bến, mấy chục người ngồi dài từ nhà trước xuống nhà sau, người ta từ đầu kinh đến cuối kinh chỉ nghe giọng cười sang sảng của bà lão nông ấy. Tôi nghĩ ông bà lão nông ấy thật gocsuyngam.com/364/hanh-phuc/ - hạnh phúc, thật có phước hơn người.
5.
Tôi hay dạy con mình:
- Con là con ai?
- Con là con của Phú
- Con của Phú thì sao?
- Con của Phú thì không sợ gì hết.
Đúng vậy, chắc chắn một điều là con của Phú sẽ không sợ gì hết, không sợ buồn, không sợ cô đơn, không sợ bị bỏ rơi, không sợ bóng tối, không sợ bị ai bắt nạt… bởi vì tôi luôn làm cho chúng tin rằng cuộc đời của chúng, dù ở hoàn cảnh nào, sẽ luôn có Phú, Phú vẫn luôn yêu chúng nhất, vẫn luôn là người khỏe mạnh và hung dữ nhất thế giới. Vì chúng, Phú có thể vặt cổ con ma, có thể đánh ông Sấm chạy sút quần, có thể kể những câu chuyện khiến chúng cười té địt.
“Nếu thiên thần có hình dạng, họ chính là những đứa trẻ” – Đàm Hà Phú
Nguồn: Blog Đàm Hà Phú