Ngày lễ Vu Lan - Ngày báo hiếu cha mẹ
Tác giả: WANY TRẦN
Bài đã được xuất bản.: 13/08/2011 05:00 GMT
Con mơ ước có một cuộc sống hạnh phúc no đủ bên Mẹ. Con ước mình có thể làm được một điều gì đó thật ý nghĩa để dành tặng mẹ.
Sinh ra và trưởng thành tôi thật may mắn khi có mẹ ở bên, quan tâm chăm lo tận tình. Cha mẹ tôi ly thân đã lâu, tôi sống cùng mẹ, cha thì không chút quan tâm, đoái hoài bởi cha cũng có một gia đình riêng, cha còn phải lo cho những đứa em cùng cha khác mẹ của tôi chứ! Còn Mẹ, Mẹ vẫn vậy, vẫn tần tảo một mình nuôi tôi khôn lớn, lăn lộn, bươn trải với cuộc sống mưu sinh, Mẹ không đơn thuần chỉ là mẹ của tôi mà còn là một người cha gánh vác mọi trách nhiệm trong gia đình. Đôi vai mẹ gồng lên vì trĩu nặng, đôi mắt mẹ nheo lại hiện rõ những " gợn sóng", làn da xạm đen và những sợ tóc bạc khiến tôi giật mình xót thương mà lo sợ. Nói sao cho hết nỗi lòng của mẹ. Nhiều đêm, tôi giật mình tỉnh giấc, tôi thấy người mẹ run run, rồi nấc lên từng tiếng, tôi chợt nhận ra: Mẹ tôi đang khóc!
Trong lòng tôi miên man suy tư, tôi vòng tay ôm lấy mẹ. Vốn là một kẻ nhút nhát, vụng về, tôi chẳng còn biết làm gì ngoài yên lặng. Mẹ đang tự trách mình khi không lo cho tôi được một cuộc sống tốt hơn, tự thấy mình chưa quan tâm nhiều tới tôi,trách mình... và không chỉ vậy tôi biết những giọt nước mắt ấy còn là cả niềm hạnh phúc nữa. Mẹ hạnh phúc khi thấy tôi lớn khôn từng ngày. Còn nhớ lúc chiều, lúc tôi đang nấu cơm và say sưa hát theo băng, mẹ đã đứng lặng bên cửa nheo mắt nhìn tôi và chỉ khi tôi bất giác liếc sang mới thấy. Mẹ thương tôi nhiều lắm, tôi biết điều đó và tôi cũng sẽ gắng sống tốt, học tốt, làm tất ca những gì có thể để Mẹ vui.
Mẹ ơi !
Mẹ biết không trước đây khi con còn bé, con từng mơ ước sau này lớn lên sẽ trở thành một vị thẩm phán bởi lúc đó trong suy nghĩ ngây thơ của một đứa trẻ thiếu thốn một mái ấm gia đình thì thẩm phán là người có quyền quyết định tất cả, là người có khả năng giữ lại hạnh phúc cho một gia đình sắp tan vỡ. Con ngàn lần không muốn, không muốn có thêm một đứa trẻ nào lâm vào hoàn cảnh như mình. Mẹ có biết con đau lòng thế nào khi nghe cái câu nói ác nghiệt của đứa bạn cùng lớp: "Con không cha như nhà không nóc". Câu nói đã vô tình tạo cho đứa trẻ 13 tuổi đầu những mặc cảm, tự ti.
Không!
Con có cha!
Con có mẹ!
Nhưng sao họ lại nói thế?
Con đau lòng, ngậm ngùi, chua xót quay đi. Đúng! 13 năm nay, Cha con sống mà như đã chết, Chẳng thà con không có cha còn hơn. Nhưng Mẹ vẫn luôn bảo với con: "Cha mày dù có thế nào thì cũng là cha mày, mày không được bỏ, không được oán hận..." Mẹ ơi con phải làm sao?
Phải làm sao khi trong lòng con giờ đây rất muốn hận cha!
Năm con thi lên cấp ba, sinh nhật con mẹ tặng con một cuốn sổ và một chiếc áo. Đó là món quà sinh nhật đầu tiên mẹ tặng, con vui lắm. Và Mẹ có biết rằng nó thực sự rất kịp thời kéo con ra ngoài vũng lầy. Con đã cố gắng thật nhiều, sự tiến bộ hiện rõ trong kết quả thi lên cấp. Con nhận được số điểm khá cao, lần đầu tiên con thấy mẹ hãnh diện và vui đến thế. Và tất nhiên trong con cũng rất vui. Mẹ bảo con lên báo cho Cha con biết. Con không muốn, một người vô trách nhiệm, vô tình, vô nghĩa như vây liệu có xứng đáng để con tôn trọng mà gọi bằng "Cha". Nhưng rồi con lên, lên ngôi nhà của Cha con. Cha vẫn khỏe và gia đình vẫn êm ấm, hạnh phúc mẹ ạ. Nhưng sao con lại chẳng thấy vui, phải chăng lòng ích kỷ, hay sự tủi hờn đã che lấp hết tất cả. Con vẫn phải vui, phải cười. Người đàn ông ấy là Cha con ư! Người đã nhẫn tâm bỏ rơi con mình, đang tâm cướp đi miếng cơm manh áo của mẹ con mình đây ư! Nghĩ cơ cực cho những tháng năm hai mẹ con sống vất vơ, nhờ vả, trông chờ vào 7 miếng ruộng Ông ngoại cho. Ẵm con về với hai bàn tay trắng, Người phụ nữ vừa tròn đôi mươi ấy như sụp đổ hoàn toàn. Nhưng Mẹ đã vì con, vì đứa trẻ không tội tình gì đang ẵm trên tay mà sống.
...
Cho đến ngày hôm nay, khi có được một chút niềm vui mẹ vẫn muốn con lên chia sẻ với cha. Cha hỏi thăm con về học hành thi cử, Cha nói nhiều nhưng hình chư Cha không hỏi gì tới cuộc sống của con, Cha nói với con: "Con ở với Mẹ con, tất nhiên Mẹ con vất vả, nếu con thiếu thốn gì thì cứ bảo bố. Nhiều thì Bố không có nhưng sách vở học hành rồi quần áo, dày dép thiếu gì thì lên đây Bố cho." Cha con nói với con thế đấy mẹ ạ.
Giả nhân, giả nghĩa. Nói thì nói vậy nhưng khi con lên xin Cha một bộ sách giáo khoa thì Cha bảo : "Về mà xin mẹ mày ý". Con không thể quên được, không thể hết hận được. Và cũng kể từ lần đó con không bao giờ xin gì của Cha nữa, Con cũng có lòng tự trọng của riêng mình. Dẫu con có vậy, có không xin thứ gì thì Cha cũng chẳng bao giờ : "tự dưng bố thí" cho con mình thứ gì. Tất nhiên con không cần, không có Cha thì Mẹ cũng sẽ lo cho con, Mẹ cũng chẳng để con thua kém bạn bè.
Nhưng thật đau lòng!
Cha cho con tiền để mua một chiếc xe đạp, nhưng con biết đó là do mọi người nói, dèm pha chứ thật tâm thì chắc không bao giờ. Con thừa hiểu. Cha con ác quá Mẹ ơi!
Mười năm năm trôi qua, Khi có sự can thiệp của chính quyền địa phương Cha trả lại ruộng cho mẹ con. Một năm sau Cha trả lại ruộng cho con. Mười sáu năm Cha cấy ruộng của mẹ con con với cái lý do vô lý: "Sau này tôi lo cho nó". Thật nực cười. Cha lo cho con vậy sao? Phải đợi đến lúc nào cha mới lo cho con đây? Một năm nữa, hai năm nữa... Nhưng Cha ơi bây giờ con không cần, con đã kiếm được tiền, đã có thể nuôi sống được bản thân rồi, những đồng tiền ấy của Cha đối với con chẳng có ý nghĩa gì.
Lần thứ hai con thấy Mẹ vui, rất vui đó là khi con thi đỗ đại học. Nhưng rồi vui thì ít mà lo thì nhiều. Mẹ sợ sẽ không lo được cho con. Với đồng lương ít ỏi, Mẹ phải lăn lộn làm thêm, cấy thêm ruộng, vậy mà cuộc sống phải hết sức tằn tiện mới tạm đủ. Vất vả lo toan bươn trải cho cuộc sống mưu sinh, hai Mẹ con mình dựa vào nhau mà sống.
Và Mẹ ơi!
Đã hai mươi năm rồi. Giờ đây con đã là sinh viên năm thứ hai, Nhìn lại quãng đời Mẹ đã dắt con đi thật gian truân và vất vả. Thế nhưng cũng thật đáng tự hào phải không mẹ?
Con luôn vui vì có Mẹ ở bên, có Mẹ dìu dắt. Nhưng mà sao trong lòng con vẫn luôn mang nặng một điều gì đó.
ƯỚC MƠ!
Đúng ! Chính là ước mơ của con. Nhưng giờ ước mơ của con không còn như trước nữa, con không còn mơ ước trở thành một vị thẩm phán tòa án, hay một điều gì đó cao xa. Con mơ ước có một cuộc sống hạnh phúc no đủ bên Mẹ. Con ước mình có thể làm được một điều gì đó thật ý nghĩa để dành tặng mẹ.
Mỗi ngày trôi qua lòng con lại thêm trĩu nặng. Con cảm thấy nặng nề lắm. Dù rằng "Mẹ nuôi con không mong ngày báo đáp". Nhưng tại sao con thấy nợ mẹ quá nhiều. Cả đời này có lẽ con sẽ không bao giờ trả hết được. Cuộc sống của con chỉ thật sự thanh thản khi thấy mẹ vui và sống một cuộc sống đầy đủ, an nhàn. Mẹ ơi, con sẽ lo lắng cho mẹ, sẽ lo cho Mẹ một cuộc sống đầy đủ bù lại những tháng ngày Mẹ vất vả mưu sinh.
Con sẽ làm được! Nhất định sẽ làm được.
Mẹ hãy đợi con nhé!
Con yêu Mẹ rất nhiều.
Tác giả: WANY TRẦN
Bài đã được xuất bản.: 13/08/2011 05:00 GMT
Con mơ ước có một cuộc sống hạnh phúc no đủ bên Mẹ. Con ước mình có thể làm được một điều gì đó thật ý nghĩa để dành tặng mẹ.
Sinh ra và trưởng thành tôi thật may mắn khi có mẹ ở bên, quan tâm chăm lo tận tình. Cha mẹ tôi ly thân đã lâu, tôi sống cùng mẹ, cha thì không chút quan tâm, đoái hoài bởi cha cũng có một gia đình riêng, cha còn phải lo cho những đứa em cùng cha khác mẹ của tôi chứ! Còn Mẹ, Mẹ vẫn vậy, vẫn tần tảo một mình nuôi tôi khôn lớn, lăn lộn, bươn trải với cuộc sống mưu sinh, Mẹ không đơn thuần chỉ là mẹ của tôi mà còn là một người cha gánh vác mọi trách nhiệm trong gia đình. Đôi vai mẹ gồng lên vì trĩu nặng, đôi mắt mẹ nheo lại hiện rõ những " gợn sóng", làn da xạm đen và những sợ tóc bạc khiến tôi giật mình xót thương mà lo sợ. Nói sao cho hết nỗi lòng của mẹ. Nhiều đêm, tôi giật mình tỉnh giấc, tôi thấy người mẹ run run, rồi nấc lên từng tiếng, tôi chợt nhận ra: Mẹ tôi đang khóc!
Trong lòng tôi miên man suy tư, tôi vòng tay ôm lấy mẹ. Vốn là một kẻ nhút nhát, vụng về, tôi chẳng còn biết làm gì ngoài yên lặng. Mẹ đang tự trách mình khi không lo cho tôi được một cuộc sống tốt hơn, tự thấy mình chưa quan tâm nhiều tới tôi,trách mình... và không chỉ vậy tôi biết những giọt nước mắt ấy còn là cả niềm hạnh phúc nữa. Mẹ hạnh phúc khi thấy tôi lớn khôn từng ngày. Còn nhớ lúc chiều, lúc tôi đang nấu cơm và say sưa hát theo băng, mẹ đã đứng lặng bên cửa nheo mắt nhìn tôi và chỉ khi tôi bất giác liếc sang mới thấy. Mẹ thương tôi nhiều lắm, tôi biết điều đó và tôi cũng sẽ gắng sống tốt, học tốt, làm tất ca những gì có thể để Mẹ vui.
Mẹ ơi !
Mẹ biết không trước đây khi con còn bé, con từng mơ ước sau này lớn lên sẽ trở thành một vị thẩm phán bởi lúc đó trong suy nghĩ ngây thơ của một đứa trẻ thiếu thốn một mái ấm gia đình thì thẩm phán là người có quyền quyết định tất cả, là người có khả năng giữ lại hạnh phúc cho một gia đình sắp tan vỡ. Con ngàn lần không muốn, không muốn có thêm một đứa trẻ nào lâm vào hoàn cảnh như mình. Mẹ có biết con đau lòng thế nào khi nghe cái câu nói ác nghiệt của đứa bạn cùng lớp: "Con không cha như nhà không nóc". Câu nói đã vô tình tạo cho đứa trẻ 13 tuổi đầu những mặc cảm, tự ti.
Không!
Con có cha!
Con có mẹ!
Nhưng sao họ lại nói thế?
Con đau lòng, ngậm ngùi, chua xót quay đi. Đúng! 13 năm nay, Cha con sống mà như đã chết, Chẳng thà con không có cha còn hơn. Nhưng Mẹ vẫn luôn bảo với con: "Cha mày dù có thế nào thì cũng là cha mày, mày không được bỏ, không được oán hận..." Mẹ ơi con phải làm sao?
Phải làm sao khi trong lòng con giờ đây rất muốn hận cha!
Năm con thi lên cấp ba, sinh nhật con mẹ tặng con một cuốn sổ và một chiếc áo. Đó là món quà sinh nhật đầu tiên mẹ tặng, con vui lắm. Và Mẹ có biết rằng nó thực sự rất kịp thời kéo con ra ngoài vũng lầy. Con đã cố gắng thật nhiều, sự tiến bộ hiện rõ trong kết quả thi lên cấp. Con nhận được số điểm khá cao, lần đầu tiên con thấy mẹ hãnh diện và vui đến thế. Và tất nhiên trong con cũng rất vui. Mẹ bảo con lên báo cho Cha con biết. Con không muốn, một người vô trách nhiệm, vô tình, vô nghĩa như vây liệu có xứng đáng để con tôn trọng mà gọi bằng "Cha". Nhưng rồi con lên, lên ngôi nhà của Cha con. Cha vẫn khỏe và gia đình vẫn êm ấm, hạnh phúc mẹ ạ. Nhưng sao con lại chẳng thấy vui, phải chăng lòng ích kỷ, hay sự tủi hờn đã che lấp hết tất cả. Con vẫn phải vui, phải cười. Người đàn ông ấy là Cha con ư! Người đã nhẫn tâm bỏ rơi con mình, đang tâm cướp đi miếng cơm manh áo của mẹ con mình đây ư! Nghĩ cơ cực cho những tháng năm hai mẹ con sống vất vơ, nhờ vả, trông chờ vào 7 miếng ruộng Ông ngoại cho. Ẵm con về với hai bàn tay trắng, Người phụ nữ vừa tròn đôi mươi ấy như sụp đổ hoàn toàn. Nhưng Mẹ đã vì con, vì đứa trẻ không tội tình gì đang ẵm trên tay mà sống.
...
Cho đến ngày hôm nay, khi có được một chút niềm vui mẹ vẫn muốn con lên chia sẻ với cha. Cha hỏi thăm con về học hành thi cử, Cha nói nhiều nhưng hình chư Cha không hỏi gì tới cuộc sống của con, Cha nói với con: "Con ở với Mẹ con, tất nhiên Mẹ con vất vả, nếu con thiếu thốn gì thì cứ bảo bố. Nhiều thì Bố không có nhưng sách vở học hành rồi quần áo, dày dép thiếu gì thì lên đây Bố cho." Cha con nói với con thế đấy mẹ ạ.
Giả nhân, giả nghĩa. Nói thì nói vậy nhưng khi con lên xin Cha một bộ sách giáo khoa thì Cha bảo : "Về mà xin mẹ mày ý". Con không thể quên được, không thể hết hận được. Và cũng kể từ lần đó con không bao giờ xin gì của Cha nữa, Con cũng có lòng tự trọng của riêng mình. Dẫu con có vậy, có không xin thứ gì thì Cha cũng chẳng bao giờ : "tự dưng bố thí" cho con mình thứ gì. Tất nhiên con không cần, không có Cha thì Mẹ cũng sẽ lo cho con, Mẹ cũng chẳng để con thua kém bạn bè.
Nhưng thật đau lòng!
Cha cho con tiền để mua một chiếc xe đạp, nhưng con biết đó là do mọi người nói, dèm pha chứ thật tâm thì chắc không bao giờ. Con thừa hiểu. Cha con ác quá Mẹ ơi!
Mười năm năm trôi qua, Khi có sự can thiệp của chính quyền địa phương Cha trả lại ruộng cho mẹ con. Một năm sau Cha trả lại ruộng cho con. Mười sáu năm Cha cấy ruộng của mẹ con con với cái lý do vô lý: "Sau này tôi lo cho nó". Thật nực cười. Cha lo cho con vậy sao? Phải đợi đến lúc nào cha mới lo cho con đây? Một năm nữa, hai năm nữa... Nhưng Cha ơi bây giờ con không cần, con đã kiếm được tiền, đã có thể nuôi sống được bản thân rồi, những đồng tiền ấy của Cha đối với con chẳng có ý nghĩa gì.
Lần thứ hai con thấy Mẹ vui, rất vui đó là khi con thi đỗ đại học. Nhưng rồi vui thì ít mà lo thì nhiều. Mẹ sợ sẽ không lo được cho con. Với đồng lương ít ỏi, Mẹ phải lăn lộn làm thêm, cấy thêm ruộng, vậy mà cuộc sống phải hết sức tằn tiện mới tạm đủ. Vất vả lo toan bươn trải cho cuộc sống mưu sinh, hai Mẹ con mình dựa vào nhau mà sống.
Và Mẹ ơi!
Đã hai mươi năm rồi. Giờ đây con đã là sinh viên năm thứ hai, Nhìn lại quãng đời Mẹ đã dắt con đi thật gian truân và vất vả. Thế nhưng cũng thật đáng tự hào phải không mẹ?
Con luôn vui vì có Mẹ ở bên, có Mẹ dìu dắt. Nhưng mà sao trong lòng con vẫn luôn mang nặng một điều gì đó.
ƯỚC MƠ!
Đúng ! Chính là ước mơ của con. Nhưng giờ ước mơ của con không còn như trước nữa, con không còn mơ ước trở thành một vị thẩm phán tòa án, hay một điều gì đó cao xa. Con mơ ước có một cuộc sống hạnh phúc no đủ bên Mẹ. Con ước mình có thể làm được một điều gì đó thật ý nghĩa để dành tặng mẹ.
Mỗi ngày trôi qua lòng con lại thêm trĩu nặng. Con cảm thấy nặng nề lắm. Dù rằng "Mẹ nuôi con không mong ngày báo đáp". Nhưng tại sao con thấy nợ mẹ quá nhiều. Cả đời này có lẽ con sẽ không bao giờ trả hết được. Cuộc sống của con chỉ thật sự thanh thản khi thấy mẹ vui và sống một cuộc sống đầy đủ, an nhàn. Mẹ ơi, con sẽ lo lắng cho mẹ, sẽ lo cho Mẹ một cuộc sống đầy đủ bù lại những tháng ngày Mẹ vất vả mưu sinh.
Con sẽ làm được! Nhất định sẽ làm được.
Mẹ hãy đợi con nhé!
Con yêu Mẹ rất nhiều.
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: