Nghị luận giải thích chứng minh Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

Hướng dẫn ngọc sinh bài văn mẫu, nghị luận về câu nói: “một cây làm chẳng nên non-ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.

Mỗi dân tộc đều có một bản sắc riêng, đều có những nét đẹp để bạn bè trên thế giới ngưỡng mộ. và với dân tộc ta, thì có lẽ tinh thần đoàn kết chính là vẻ đẹp truyền thống mà mọi nơi trên mảnh đất này đều biết đến. chính nhờ tinh thần đoàn kết mà dân ta kết thành đã nhấn chím lũ bán nước và lũ cướp nước. Tinh thần đoàn kết giúp nhân dân ta chiến thắng cuộc chiến tranh xâm lược của những đối thủ sừng sỏ nhất. những gót ngựa đã giày xéo đến mảnh đất quê hương đã nhiều lần cũng phải chùng bước. Có lẽ trên thế giới chưa có một dân tộc nào phải trải qua chiến tranh nhiều như dân tộc ta, và cũng không tìm thấy nhiều nơi trên trái đất một dân tộc đoàn kết để tạo thành sức mạnh quật cường như dân tộc Việt Nam. Phải chăng thấu hiểu được rằng cội nguồn sức mạnh của mọi thứ là tinh thần đoàn kết, vạy nên cha ông ta đã nhắn nhủ qua câu ca dao:
“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.”
Hôm nay mình sẽ giúp các bạn nghị luận về câu nói trên nhé. mời các bạn tham khảo bài làm dưới đây.

mot-cay-lam-chang-nen-non-ba-cay-chum-lai-nen-hon-nui-cao.jpg

BÀI VĂN 1: NGHỊ LUẬN VỀ CÂU NÓI: “MỘT CÂY LÀM CHẲNG NÊN NON/ BA CÂY CHỤM LẠI NÊN HÒN NÚI CAO.”
Trong bài “Hỏi” của Hữu Thỉnh có câu văn như sau:
Tôi hỏi cỏ, cỏ sống với nhau như thế nào?
Cỏ trả lời : chúng tôi đan vào nhau.
Phải chăng đến ngay cả tự nhiên cũng thấu hiểu được rằng, tinh thần đoàn kết là nguồn gốc của mọi sức mạnh để chiến thắng mọi thứ, để tồn tại và phát triển. bởi vậy cho nên, ông cha ta đã đúc rút lại trong câu nói:
“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.
Bằng một cách hình ảnh nhưng giản dị, cha ông ta đã gửi gắm đến con cháu những bài học sâu sắc trong cuộc sống. một cây là biểu tượng cho sự riêng lẻ, đơn độc. Còn hình ảnh ba cây chụm lại là biểu tượng cho tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ. Và hòn núi cao là biểu tượng cho sự thành công, cho những mùa bội thu, cho những chiến thắng của con người trong cuộc sống. như vậy, qua câu nói, dân gian muốn nhắn nhủ đến chúng ta rằng, trong cuộc sống hãy biết đoàn kết để làm nên sức mạnh và sức mạnh ấy sẽ chiến thắng và gặt hái được những thành công.

Đoàn kết là sự hợp lực, tương trợ sẵn sàng sát cánh cùng nhau trong mọi hoàn cảnh để vươn cao, chinh phục mọi khó khăn thử thách. Đoàn kết luôn là yếu tố cần trong mỗi cuộc chiến đấu. Nhờ có đoàn kết mà những thử thách chông gai mới có thể vượt qua để vươn tới thành công. Chưa bao giờ có một thành quả quá sức nào có thể bị chinh phục nếu không có tinh thần đoàn kết. nhờ những cái cây cao dần tạo thành rừng mà bão gió mới bớt phân phô trương thanh thế. Nhờ những chi lưu nhỏ để góp vào phụ lưu mà nên dòng sông góp nước cho sinh hoạt, cho thủy điện giúp cuộc sống văn minh. Con người cũng vậy, vốn dĩ chúng ta không thể tách mình để chỉ sống đơn độc. Một nhà sư từng nói: “Tôi luôn mơ về việc ẩn tu trong một cái chòi nhỏ giữa núi rừng, nhưng tôi nhận ra rằng ít ra tôi cũng phải đăng kí tạm trú với địa phương và giờ nào tôi còn ăn thì tôi còn mắc nợ người nông dân giờ ấy, tôi vốn không thể sống không liên quan đến xã hội”. Như vậy lời nói của thiền sư một lần nữa giúp ta thấy rằng, con người sống cần có cộng đồng, tập thể để phát triển và tồn tại. không gì có thể tồn tạ tự nó và chính nó.

Tinh thần đoàn kết là sức mạnh vô song. Lịch sử đã chứng minh điều ấy. nhờ có đoàn kết mà dân tộc ta đã chiến thắng những đối thủ sừng sỏ nhất đó là thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. Nơi nào trên mảnh đất này, hai con quái vật khổng lồ ấy đi qua đều bị đè bẹp, đều kinh hoàng sợ hãi. Nhưng có một dân tộc, nhờ sự đoàn kết đã nhấn chìm mọi lũ bán nước và cướp nước, làm nên những chiến thắng lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu. Một đất nước Nhật bản sau chiến tranh như một đống đổ nát, đã đoàn kết, đứng dậy và vươn mình lên trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới. ta không phủ nhận sức mạnh của những yếu tố khác nhưng rõ ràng nếu thiếu đoàn kết thì chẳng gì có thể hoàn thành trọn vẹn.

Nhưng muốn đoàn kết, đâu phải dễ. Đoàn kết nghĩa là tạo thành một khối thống nhất, nhưng khối thống nhất ấy liệu có thể phát huy sức mạnh nếu mỗi cá nhân đều giữ cho mình sự vị kỉ, ích kỉ. Như vậy muốn đoàn kết. trước hết chúng ta đều cần có chung mục đích, lí tưởng, và bỏ đi phần vị kỉ của chính mình. Đó là chìa khóa làm nên tinh thần đoàn kết.

Đoàn kết là yếu tố cần những chưa phải đủ. Nhưng thiếu đoàn kết sẽ thiếu đi sức mạnh, thiếu đi nội lực để chiến thắng. Với ý nghĩa ấy, lời nhắn nhủ của ông cha quả là có sức nặng.

BÀI LÀM 2 NGHỊ LUẬN VỀ CÂU NÓI: "MỘT CÂY LÀM CHẲN NÊN NON/ BA CÂY CHỤM LẠI THÊM HÒN NÚI CAO"
Helen Keller có câu “Một mình, ta làm được rất ít; cùng nhau, ta làm được rất nhiều” là để đề cao sức mạnh của tinh thần đoàn kết. Dân gian ta cũng có một câu tục ngữ tương tự: “Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại thêm hòn núi cao". Hiểu và suy ngẫm, ta thấy câu tục ngữ trên hoàn toàn đúng đắn.

Câu tục ngữ bắt nguồn từ một hiện thực đó là một cây thì không thể tạo rừng hay tạo núi bởi nó quá lẻ loi, bé nhỏ. Nhưng nếu số lượng cây tăng từ một lên ba, và đặc biệt là khi chúng chụm lại với nhau sẽ tạo thành một hòn núi cao vững chãi. Suy rộng ra, con người chúng ta cũng như vậy. Một người cô độc thì khó mà làm nên được việc lớn nhưng nếu có nhiều người cùng làm, nhiều mái đầu, cánh tay cùng chụm lại chung sức chung lòng thì “có sức người, sỏi đá cũng thành cơm”, mọi chuyện lớn nhỏ đến đâu đều có thể giải quyết.

Mỗi chúng ta là một cá thể độc lập, nhỏ bé trong một thế giới bao la rộng lớn, tuy không thể phủ nhận sức mạnh cá nhân nhưng trong biển người bao la, một mình ta khó lòng mà làm được những điều to tát. Hơn nữa, năng lực mỗi người có hạn, không ai có khả năng ôm đồn mọi thứ, một tay che cả bầu trời nên luôn cần đến sự hỗ trợ của nhiều người khác, nhiều năng lực khác ở nhiều lĩnh vực khác nhau để hoàn thành mục tiêu. Đặc biệt, sức mạnh nhiều người gộp lại sẽ mạnh hơn một người rất nhiều. Một cây thì không chỉ không đủ để làm nên non mà còn dễ gẫy, dễ đổ trong bão giông nhưng khi ba cây chụm vào, đan vào nhau thành từng vòng vững chãi thì không giông tố nào có thể quật ngã thậm chí làm nên ngọn núi cao. Lịch sử đã chứng minh, các cuộc kháng chiến vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc hay lịch sử loài người đều bắt đầu nền tảng từ sự đoàn kết. Dân tộc ta giành chiến thắng trong thời kì Bắc thuộc đến các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ ác liệt đều do phần lớn ở sự đoàn kết một lòng của nhân dân cả nước. Chiến tranh thế giới thứ hai cũng chỉ kết thúc khi các nước Đồng minh đoàn kết chống lại kẻ thù chung là Phát xít. Nếu không có sự đoàn kết một lòng ấy thì không một cường quốc nào có thể xoay chuyển được cục diện thế giới.

Quả như Publilius Syrus nói “Nơi nào có sự đoàn kết, nơi đó có chiến thắng”. Vai trò của sự đoàn kết vô cùng quan trọng trong hầu hết mọi chuyện. Chính vì đoàn kết vô cùng quan trọng trong chiến thắng nên mất đoàn kết là nguy cơ của thất bại. Câu tục ngữ khuyên chúng ta nên hiểu được vai trò của sự đoàn kết, hợp sức lại với nhau để hoàn thành nên việc lớn. Một mình ta khó lòng mà đạt thành được, chỉ có đoàn kết mới chính là chìa khóa của thành công. Đặc biệt cần phải hiểu rằng đoàn kết ở đây không phải chỉ chỉ số lượng người nhiều mà là chỉ sự hợp tác, cùng chung chí hướng, phải đồng lòng, đồng sức, trước sau như một từ những việc nhỏ nhất.

Tuy nhiên, cần hiểu rằng làm việc một mình cũng rất quan trọng, không phải ai cũng có thể phát huy năng lực của mình trong tập thể, và nhất là không thể dùng “đoàn kết” như là một sự chống chế cho ỷ lại vào người khác, cần biết tự mình rèn luyện, bồi đắp, tự mình vươn lên.

“Một cây làm chẳn nên non/ Ba cây chụm lại thêm hòn núi cao". Cha ông ta đã nhắc nhở con cháu đời sau phải hiểu đoàn kết là sức mạnh, phải có tinh thần đoàn kết tương trơ lẫn nhau mới thật khôn ngoan.
 
  • Chủ đề
    một cây làm chẳng nên non
  • Thống kê

    Chủ đề
    100,657
    Bài viết
    467,427
    Thành viên
    339,832
    Thành viên mới nhất
    tiendungmobi
    Top