[h=1]Người lớn bất cẩn gây họa cho trẻ[/h] [h=2]Từ vụ bé 4 tuổi bị cửa cuốn điện tử kẹp chết vì bố vội bấm cửa đưa cậu con lớn đến trường hôm 22/10, các bác sĩ, chuyên gia tâm lý giáo dục nhắc nhở rằng "đa phần tai nạn ở trẻ có lỗi bất cẩn của người lớn".
> Cửa cuốn kẹp chết cháu bé 4 tuổi/ Kim chui vào phổi bé 18 tháng tuổi[/h] Các bệnh viện tại TP HCM thường xuyên nhận được nhiều bệnh nhi cấp cứu vì những tai nạn ngã vào nước sôi, kẹt cầu thang, thang cuốn, đuối nước... mà nguyên nhân chính từ sự lơ là thiếu trông nom của người lớn. “Sau tai nạn, nhiều phụ huynh đòi chết vì ân hận mình bất cẩn khiến con bị tàn phế, nhưng tất cả đã quá muộn. Điều tốt nhất để khỏi hối hận là cha mẹ phải quan tâm đến con mình nhiều hơn”, một bác sĩ khoa cấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng 2 nói.
Giữa tháng 9, nấu xong nồi nước sôi, thay vì mang đi pha để tắm con thì chị Hoa ở Long Thành, Đồng Nai lại loay hoay làm chuyện khác. Đến khi nghe tiếng thét lớn, quay lại, người mẹ đã thấy cậu trai 2 tuổi ngã luôn vào nồi.
Tai nạn khiến cậu bé có nguy cơ bị teo rút bộ phận sinh dục ảnh hưởng đến sinh hoạt tình dục vĩnh viễn. Tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, bệnh nhi này còn được xác định bị bỏng rất nặng gây nhiễm trùng. Bé điều trị hơn 2 tuần vẫn chưa xuất viện.
Các bác sĩ khoa cấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng 2 cho biết, trường hợp trên chỉ là một trong hằng trăm ca trẻ nhập viện hằng năm mà nguyên nhân phần lớn là do người lớn bất cẩn.
Mới đây, một người mẹ ở quận 7, TP HCM, để con 18 tháng tuổi một mình trên gác rồi xuống nhà dưới pha sữa. Khi quay lại, chị phát hiện cậu con trai hiếu động chui đầu ra thành khe lan can còn thân mình thì treo lơ lửng, toàn thân tím tái, miệng trào nước bọt, mắt trợn ngược.
Loay hoay không thể xử trí, người mẹ cầu cứu hàng xóm trợ giúp. Khi song lan can được cưa đứt thì cậu bé đã hôn mê. May mắn sau khi được cấp cứu tích cực tại bệnh viện, bệnh nhi dần bình phục.
Trường hợp khác xảy ra tại trung tâm mua sắm lớn ở quận 1. Đưa con vào siêu thị, cậu bé 7 tuổi chạy giỡn nhưng bố mẹ cứ lo mua sắm và không để mắt đến. Đến khi nghe tiếng kêu cứu thì con đã bị kẹt vào khe thang cuốn - nơi đã được dán cảnh báo là khu vực trẻ không được lui tới một mình. Cháu bị gãy chân.
Còn chị Hoa, chủ một quán chè trên đường Hòa Hảo (TP HCM), 10 năm đã qua sau ngày đứa con gái duy nhất bị bỏng suýt chết vì rớt vào nồi chè, chị vẫn chưa thôi bàng hoàng mỗi lần ngồi nhớ lại và tự trách mình. Hôm ấy hai vợ chồng đang mải nấu chè để kịp giờ bán, không ngờ đứa con nhỏ 4 tuổi loay hoay nghịch ở gần đó rồi rớt vào nồi chè bỏng toàn thân.
“Nghe con khóc thét, tôi quay lại thì nửa người nó đã nhúng trong nồi chè. Tôi hoảng loạn không biết phải làm sao, chỉ biết nhấc bổng con lên rồi kêu xe cấp cứu. Nhìn từng từng mảng da chân con bị bỏng tróc ra mà tôi đau đớn xót xa”, chị Hoa bần thần hồi tưởng "phải chi mình để ý đến con hơn".
Một cô bé 4 tuổi ở Bù Đốp, Bình Phước, bị bỏng cả khuôn mặt vì mẹ nấu xong nồi canh để hớ hênh trên bàn khiến nồi canh nóng bị lật úp đổ hết lên người bé. Tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, vết bỏng quá sâu khiến gương mặt khá xinh xắn của bé bị biến dạng.
Sự chủ quan lơ là thiếu quan tâm của phụ huynh không chỉ khiến trẻ bị tai nạn trong nhà mà còn gặp nạn ngoài ngõ. “Nhiều nhất là tai nạn ngã ao hồ, trẻ cho chân vào căm xe, ngã khi ngồi trên xe máy tinh nghịch mà bố mẹ không nhắc nhở”, bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho biết.
Đầu tháng 10, một người mẹ chở con trai 5 tuổi từ trường về nhà, cậu bé cho hết hai chân sang một bên ngồi vắt vẻo khiến nhiều người đi đường nhắc nhở, nhưng mẹ cứ bảo không sao. Chỉ vài giây sau có sự cố, mẹ phanh xe gấp, cậu bé ngã luôn xuống đường, may mà các xe lưu thông phía sau tránh được. Tai nạn khiến cậu nhóc bị gãy tay.
Thạc sĩ giáo dục Phạm Phúc Thịnh, chuyên viên tư vấn trung tâm Nhịp cầu Hạnh phúc, nhìn nhận hàng ngày có hàng trăm mối nguy hiểm mà trẻ có thể gặp phải như: nước sôi, điện giật, té ngã, chết đuối, đánh nhau gây thương, tai nạn giao thông… mà nguyên nhân có thể do sự bất cẩn của cha mẹ hoặc đôi khi do trẻ quá hiếu động.
Mặc dù không thể tiên liệu hết mọi khả năng rủi ro tai nạn, song ông Thịnh cho rằng các bậc phụ huynh có thể bằng kinh nghiệm sống của mình và học hỏi kinh nghiệm từ những người xung quanh cũng như sách báo, để biết cách hạn chế những tai nạn thường gặp nhất cho bé.
Bà Nguyễn Thị Mỹ Linh, Giám đốc trung tâm nghiên cứu ứng dụng tâm lý và truyền thông cộng đồng TP HCM thì cho rằng, thực tế trẻ được vài tháng tuổi đã biết lật. Song nhiều phụ huynh nghĩ con mình còn bé nên chủ quan không trông chừng cẩn thận, hoặc vừa trông con vừa làm việc nhà nên vô tình để xảy ra tai nạn.
Vì thế bà Linh khuyên, khi nuôi con nhỏ tốt nhất cha mẹ luôn đặt trẻ vào một vùng an toàn cố định như cũi cao hơn đầu, phòng riêng không có vật sắt nhọn. Cố gắng nhờ một người lớn hoặc trẻ lớn hơn chơi với bé khi cha mẹ bận làm việc nhà.
“Ngay từ khi trẻ bập bẹ biết nói, cha mẹ nên dạy cho con biết nhận thức những mối nguy hiểm tiềm ẩn như nước sôi, phích điện, lửa… và giải thích cho bé hiểu không được lại gần những thứ đó”, bà Linh nói.
Cao Lâm - Thi Ngoa
> Cửa cuốn kẹp chết cháu bé 4 tuổi/ Kim chui vào phổi bé 18 tháng tuổi[/h] Các bệnh viện tại TP HCM thường xuyên nhận được nhiều bệnh nhi cấp cứu vì những tai nạn ngã vào nước sôi, kẹt cầu thang, thang cuốn, đuối nước... mà nguyên nhân chính từ sự lơ là thiếu trông nom của người lớn. “Sau tai nạn, nhiều phụ huynh đòi chết vì ân hận mình bất cẩn khiến con bị tàn phế, nhưng tất cả đã quá muộn. Điều tốt nhất để khỏi hối hận là cha mẹ phải quan tâm đến con mình nhiều hơn”, một bác sĩ khoa cấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng 2 nói.
Giữa tháng 9, nấu xong nồi nước sôi, thay vì mang đi pha để tắm con thì chị Hoa ở Long Thành, Đồng Nai lại loay hoay làm chuyện khác. Đến khi nghe tiếng thét lớn, quay lại, người mẹ đã thấy cậu trai 2 tuổi ngã luôn vào nồi.
Tai nạn khiến cậu bé có nguy cơ bị teo rút bộ phận sinh dục ảnh hưởng đến sinh hoạt tình dục vĩnh viễn. Tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, bệnh nhi này còn được xác định bị bỏng rất nặng gây nhiễm trùng. Bé điều trị hơn 2 tuần vẫn chưa xuất viện.
Các bác sĩ khoa cấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng 2 cho biết, trường hợp trên chỉ là một trong hằng trăm ca trẻ nhập viện hằng năm mà nguyên nhân phần lớn là do người lớn bất cẩn.
Mới đây, một người mẹ ở quận 7, TP HCM, để con 18 tháng tuổi một mình trên gác rồi xuống nhà dưới pha sữa. Khi quay lại, chị phát hiện cậu con trai hiếu động chui đầu ra thành khe lan can còn thân mình thì treo lơ lửng, toàn thân tím tái, miệng trào nước bọt, mắt trợn ngược.
Loay hoay không thể xử trí, người mẹ cầu cứu hàng xóm trợ giúp. Khi song lan can được cưa đứt thì cậu bé đã hôn mê. May mắn sau khi được cấp cứu tích cực tại bệnh viện, bệnh nhi dần bình phục.
|
Một tay lái xe một tay vịn con dễ khiến phụ huynh không xử lý được nếu gặp tình huống bất trắc. Ảnh: Thi Ngoan |
Trường hợp khác xảy ra tại trung tâm mua sắm lớn ở quận 1. Đưa con vào siêu thị, cậu bé 7 tuổi chạy giỡn nhưng bố mẹ cứ lo mua sắm và không để mắt đến. Đến khi nghe tiếng kêu cứu thì con đã bị kẹt vào khe thang cuốn - nơi đã được dán cảnh báo là khu vực trẻ không được lui tới một mình. Cháu bị gãy chân.
Các tin bài liên quan: vnexpress.net/gl/doi-song/2008/12/3ba094f0/ - Mỗi ngày có 10 trẻ tử vong do đuối nước vnexpress.net/gl/xa-hoi/2008/02/3b9ffbad/ - 30 trẻ em chết mỗi ngày vì tai nạn thương tích vnexpress.net/gl/doi-song/2008/11/3ba0812d/ - Trẻ rất dễ tử vong nếu người lớn vô ý vnexpress.net/gl/doi-song/2009/09/3ba132e2/ - Con gặp nạn vì cha mẹ bất cẩn |
“Nghe con khóc thét, tôi quay lại thì nửa người nó đã nhúng trong nồi chè. Tôi hoảng loạn không biết phải làm sao, chỉ biết nhấc bổng con lên rồi kêu xe cấp cứu. Nhìn từng từng mảng da chân con bị bỏng tróc ra mà tôi đau đớn xót xa”, chị Hoa bần thần hồi tưởng "phải chi mình để ý đến con hơn".
Một cô bé 4 tuổi ở Bù Đốp, Bình Phước, bị bỏng cả khuôn mặt vì mẹ nấu xong nồi canh để hớ hênh trên bàn khiến nồi canh nóng bị lật úp đổ hết lên người bé. Tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, vết bỏng quá sâu khiến gương mặt khá xinh xắn của bé bị biến dạng.
Sự chủ quan lơ là thiếu quan tâm của phụ huynh không chỉ khiến trẻ bị tai nạn trong nhà mà còn gặp nạn ngoài ngõ. “Nhiều nhất là tai nạn ngã ao hồ, trẻ cho chân vào căm xe, ngã khi ngồi trên xe máy tinh nghịch mà bố mẹ không nhắc nhở”, bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho biết.
Đầu tháng 10, một người mẹ chở con trai 5 tuổi từ trường về nhà, cậu bé cho hết hai chân sang một bên ngồi vắt vẻo khiến nhiều người đi đường nhắc nhở, nhưng mẹ cứ bảo không sao. Chỉ vài giây sau có sự cố, mẹ phanh xe gấp, cậu bé ngã luôn xuống đường, may mà các xe lưu thông phía sau tránh được. Tai nạn khiến cậu nhóc bị gãy tay.
Thạc sĩ giáo dục Phạm Phúc Thịnh, chuyên viên tư vấn trung tâm Nhịp cầu Hạnh phúc, nhìn nhận hàng ngày có hàng trăm mối nguy hiểm mà trẻ có thể gặp phải như: nước sôi, điện giật, té ngã, chết đuối, đánh nhau gây thương, tai nạn giao thông… mà nguyên nhân có thể do sự bất cẩn của cha mẹ hoặc đôi khi do trẻ quá hiếu động.
Mặc dù không thể tiên liệu hết mọi khả năng rủi ro tai nạn, song ông Thịnh cho rằng các bậc phụ huynh có thể bằng kinh nghiệm sống của mình và học hỏi kinh nghiệm từ những người xung quanh cũng như sách báo, để biết cách hạn chế những tai nạn thường gặp nhất cho bé.
Bà Nguyễn Thị Mỹ Linh, Giám đốc trung tâm nghiên cứu ứng dụng tâm lý và truyền thông cộng đồng TP HCM thì cho rằng, thực tế trẻ được vài tháng tuổi đã biết lật. Song nhiều phụ huynh nghĩ con mình còn bé nên chủ quan không trông chừng cẩn thận, hoặc vừa trông con vừa làm việc nhà nên vô tình để xảy ra tai nạn.
Vì thế bà Linh khuyên, khi nuôi con nhỏ tốt nhất cha mẹ luôn đặt trẻ vào một vùng an toàn cố định như cũi cao hơn đầu, phòng riêng không có vật sắt nhọn. Cố gắng nhờ một người lớn hoặc trẻ lớn hơn chơi với bé khi cha mẹ bận làm việc nhà.
“Ngay từ khi trẻ bập bẹ biết nói, cha mẹ nên dạy cho con biết nhận thức những mối nguy hiểm tiềm ẩn như nước sôi, phích điện, lửa… và giải thích cho bé hiểu không được lại gần những thứ đó”, bà Linh nói.
Những điều cần chú ý để tránh tai nạn cho trẻ: 2. Tất cả thuốc phải để trong hộp để trẻ không mở được hoặc xa tầm tay trẻ. 3. Hóa chất (dầu lửa, rượu, thuốc trừ sâu…) để trong nhà phải có nhãn, có nắp đậy và luôn vặn thật chặt và để xa tầm tay trẻ. 4. Cẩn thận không để bếp lửa, bếp gam đèn dầu, nước nóng ở những nơi trẻ có thể đến. 5. Ổ cắm điện phải trên cao xa tầm tay trẻ, tốt nhất nên sử dụng loại có nắp đậy, dây điện nên đi ngầm tốt hơn là lộ thiên. 6. Lan can cao để trẻ không trèo qua được. 7. Dao, kép, hộp nút, kim chỉ, hộp quẹt,…. để xa tầm tay trẻ hoặc trong hộp đậy kín. 8. Cầu thang cần có cửa, có chốt, khóa để trẻ không mở được. 9. Với trẻ nhỏ không nên cho nằm trên giường cao mà cho nằm nệm thấp. 10. Không để trẻ tiếp xúc với đồ thủy tinh dễ vỡ. 11. Các vật chứa nước phải được đậy cẩn thận. 12. Học bơi, học cách đi lại an toàn. |