Tháng 3.2008, trong chuyến du lịch caravan xuyên Việt, chúng tôi đã lên đỉnh núi Cấm (An Giang) và bất ngờ khi thấy giữa chốn núi rừng thâm u sừng sững pho tượng Phật Di Lặc với nụ cười đại lượng đặc trưng...
Dạo đó, tượng Phật Di Lặc vừa mới hoàn thành, các công trình phụ vẫn còn ngổn ngang. Ngay cả con đường dẫn vào khu chiêm bái vẫn là đường đất đỏ và chưa có hồ nước đối diện. Nghe nhiều người trong đoàn bảo đây là tượng Phật Di Lặc lớn nhất Đông Nam Á, tôi tò mò tìm các vị sư để xin những thông số liên quan đến pho tượng và cả tác giả, nhưng các sư cũng không rõ.
Đúng 3 năm sau, tình cờ tôi được giới thiệu với một người đàn ông dáng người mảnh khảnh nhưng phong cách rất nghệ sĩ. "Nhà điêu khắc Thụy Lam, tác giả của những pho tượng Phật khổng lồ, trong đó có tượng Phật Di Lặc ở Núi Cấm...", chỉ nghe chừng đó thôi, tôi thầm nhủ: "Người mình muốn tìm đây rồi!". Nhưng phải trầy trật năm lần, bảy lượt tôi mới có một buổi ngồi nói chuyện với ông trong căn nhà khá khiêm tốn (dù ông chuyên thực hiện những công trình trị giá "tỉ tỉ") trong một con hẻm gần hồ bơi Tân Bình ở TP.HCM.
Từ nghề bán ve chai...
Ông Thụy Lam kể lại rằng mình quê quán tại Tân Châu (An Giang) nhưng ngay từ nhỏ cha mẹ đã đưa sang Campuchia sinh sống, được cho học ở trường dòng. Ở môi trường này, năng khiếu về mỹ thuật của cậu bé Phạm Dân Chủ (tên thật của Thụy Lam - PV) có điều kiện phát triển, lại được các thầy dòng Lasan hướng dẫn tận tình về căn bản hội họa phương Tây... Năm 1970, tình hình chính trị ở Campuchia bất ổn, gia đình ông chuyển về sống ở Sài Gòn. Dịp may đưa đẩy, ông được làm "đệ tử" các giáo sư ở trường Cao đẳng Mỹ thuật Gia Định như các thầy Kỉnh, Nguyễn Huyền, Thiếu Linh... và theo các thầy đi trang trí mỹ thuật ở nhiều khách sạn, phòng trà trong thành phố. Từ đó, Thụy Lam cũng đã tích lũy được khá nhiều kinh nghiệm, ngón nghề...
Tượng Quán Thế Âm Bồ Tát cao 70m ở Đà Nẵng - Ảnh: nhân vật cung cấp Đến thời điểm sau 1975, trong tình hình kinh tế khó khăn của cả nước, văn nghệ sĩ cũng bị cuốn vào dòng đời bởi cơm áo, gạo tiền. Được gia đình chia cho một số vốn, Thụy Lam trở thành dân buôn... ve chai. Không ngờ trong cái nghề "quang gánh" này ông cũng gặp được nhiều nghệ sĩ đồng cảnh ngộ. Một trong những người đó là nhà thơ kiêm nhà thư pháp Trụ Vũ. Biết Thụy Lam có "hoa tay", Trụ Vũ bèn giới thiệu cho ông làm việc ở Pháp viện Minh Đăng Quang (ngã ba xa lộ Hà Nội - Cát Lái) chuyên trang trí mái đao, vẽ cây bồ đề... Đây là một bước ngoặt trong cuộc đời và tâm tính của Thụy Lam. Dưới mái chùa, Thụy Lam cảm nhận được cuộc sống an nhiên, thanh đạm không bon chen, lại được các thầy cho sách đọc, truyền cho những tư tưởng phương Đông nên Thụy Lam ngày càng thấm nhuần và tìm được sự an lành trong tâm hồn cũng như trong công việc. Ông cũng được các nghệ sĩ bậc thầy về mỹ thuật Phật giáo như Trương Đình Ý, Lê Văn Chánh, Minh Dung hướng dẫn thêm, nhất là ông Bảy Chánh - một nhà điêu khắc Phật giáo nổi tiếng ở khu vực Phú Lâm, đã nhiệt tình chỉ dạy nên từ chỗ chỉ chuyên vẽ, Thụy Lam chuyển hẳn sang làm tượng.
... sang làm tượng Phật khổng lồ
Một điều khá lý thú, bức tượng đầu tay của Thụy Lam lại là... tượng Chúa. Đó là pho tượng đổ đồng cao 7m tại nhà thờ Phú Lâm. Riêng pho tượng Phật Di Lặc trên Núi Cấm, Thụy Lam tiết lộ: "Thú thực đây là công trình tôi… làm liều! Vì đây là lần đầu tiên, tôi thực hiện một công trình mang tầm cỡ quốc gia: cao 33,6m, nặng 800 tấn, bệ tượng có diện tích 1.000m2. Thực ra cũng nhờ quá trình làm tượng từ nhỏ đến lớn (7m, 9m, 12m…) nên cũng đã có chút kinh nghiệm. Phía đối tác qua đó cũng tin tưởng giao công trình cho mình thực hiện. Sau 3 năm thi công (2002 - 2005), pho tượng hoàn thành và năm sau được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam công nhận là "tượng Phật Di Lặc lớn nhất Việt Nam".
Nhà điêu khắc Thụy Lam - Ảnh: H.Đ.N Một vị hòa thượng sau khi thu thập và so sánh hầu hết các pho tượng Phật Di Lặc trên khắp đất nước đã cho rằng tượng Phật Di Lặc trên Núi Cấm - An Giang là đẹp nhất. Được thực hiện song song với pho tượng ở Núi Cấm là tượng Phật Thích Ca Niêm hoa vi tiếu (cao 24m) tại thiền viện Vạn Hạnh ở TP Đà Lạt.
Nhà ở Sài Gòn nhưng Thụy Lam cứ đi đi, về về giữa An Giang và Đà Lạt. Ông không bao giờ ở khách sạn mà chui vào lán trại ngủ cùng công nhân. Làm những công trình tiền tỉ, được các "đại gia" ân cần mời mọc nhưng sẵn sàng bỏ những buổi nhậu ở nhà hàng để ngồi lề đường nhấm rượu đế với công nhân. Ông bảo: "Như vậy họ mới toàn tâm, toàn ý với mình". Một kiểu sống "bụi đời" và "tà ma ngoại đạo" - như ông tự nhận, nhưng "khi làm tượng tôi phải giữ thân tâm cho thanh tịnh. Đặc biệt, trong giai đoạn làm mặt Phật, tôi thường chay tịnh, không uống rượu, tắt điện thoại...".
Mỗi tượng một tư thế khác nhau, không hề có sự trùng lặp, bởi theo ông: "Trước khi làm tượng, tôi phải ấp ủ thần thái, tư thế của tượng rất lâu đến nỗi trở thành ám ảnh. Một nét mày, một miệng cười luôn khiến tôi thao thức. Khi đã định hình rồi, tôi mới vẽ phác thảo... Nhiều người bảo tượng Phật do Thụy Lam làm mới đúng là Phật Việt Nam. Chẳng có bí quyết gì cả, chỉ cần làm cho Phật có mắt hai mí thì đúng là dân tộc mình rồi!".
Dạo đó, tượng Phật Di Lặc vừa mới hoàn thành, các công trình phụ vẫn còn ngổn ngang. Ngay cả con đường dẫn vào khu chiêm bái vẫn là đường đất đỏ và chưa có hồ nước đối diện. Nghe nhiều người trong đoàn bảo đây là tượng Phật Di Lặc lớn nhất Đông Nam Á, tôi tò mò tìm các vị sư để xin những thông số liên quan đến pho tượng và cả tác giả, nhưng các sư cũng không rõ.
Đúng 3 năm sau, tình cờ tôi được giới thiệu với một người đàn ông dáng người mảnh khảnh nhưng phong cách rất nghệ sĩ. "Nhà điêu khắc Thụy Lam, tác giả của những pho tượng Phật khổng lồ, trong đó có tượng Phật Di Lặc ở Núi Cấm...", chỉ nghe chừng đó thôi, tôi thầm nhủ: "Người mình muốn tìm đây rồi!". Nhưng phải trầy trật năm lần, bảy lượt tôi mới có một buổi ngồi nói chuyện với ông trong căn nhà khá khiêm tốn (dù ông chuyên thực hiện những công trình trị giá "tỉ tỉ") trong một con hẻm gần hồ bơi Tân Bình ở TP.HCM.
Từ nghề bán ve chai...
Ông Thụy Lam kể lại rằng mình quê quán tại Tân Châu (An Giang) nhưng ngay từ nhỏ cha mẹ đã đưa sang Campuchia sinh sống, được cho học ở trường dòng. Ở môi trường này, năng khiếu về mỹ thuật của cậu bé Phạm Dân Chủ (tên thật của Thụy Lam - PV) có điều kiện phát triển, lại được các thầy dòng Lasan hướng dẫn tận tình về căn bản hội họa phương Tây... Năm 1970, tình hình chính trị ở Campuchia bất ổn, gia đình ông chuyển về sống ở Sài Gòn. Dịp may đưa đẩy, ông được làm "đệ tử" các giáo sư ở trường Cao đẳng Mỹ thuật Gia Định như các thầy Kỉnh, Nguyễn Huyền, Thiếu Linh... và theo các thầy đi trang trí mỹ thuật ở nhiều khách sạn, phòng trà trong thành phố. Từ đó, Thụy Lam cũng đã tích lũy được khá nhiều kinh nghiệm, ngón nghề...
Tượng Quán Thế Âm Bồ Tát cao 70m ở Đà Nẵng - Ảnh: nhân vật cung cấp
... sang làm tượng Phật khổng lồ
Một điều khá lý thú, bức tượng đầu tay của Thụy Lam lại là... tượng Chúa. Đó là pho tượng đổ đồng cao 7m tại nhà thờ Phú Lâm. Riêng pho tượng Phật Di Lặc trên Núi Cấm, Thụy Lam tiết lộ: "Thú thực đây là công trình tôi… làm liều! Vì đây là lần đầu tiên, tôi thực hiện một công trình mang tầm cỡ quốc gia: cao 33,6m, nặng 800 tấn, bệ tượng có diện tích 1.000m2. Thực ra cũng nhờ quá trình làm tượng từ nhỏ đến lớn (7m, 9m, 12m…) nên cũng đã có chút kinh nghiệm. Phía đối tác qua đó cũng tin tưởng giao công trình cho mình thực hiện. Sau 3 năm thi công (2002 - 2005), pho tượng hoàn thành và năm sau được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam công nhận là "tượng Phật Di Lặc lớn nhất Việt Nam".
Nhà điêu khắc Thụy Lam - Ảnh: H.Đ.N
Nhà ở Sài Gòn nhưng Thụy Lam cứ đi đi, về về giữa An Giang và Đà Lạt. Ông không bao giờ ở khách sạn mà chui vào lán trại ngủ cùng công nhân. Làm những công trình tiền tỉ, được các "đại gia" ân cần mời mọc nhưng sẵn sàng bỏ những buổi nhậu ở nhà hàng để ngồi lề đường nhấm rượu đế với công nhân. Ông bảo: "Như vậy họ mới toàn tâm, toàn ý với mình". Một kiểu sống "bụi đời" và "tà ma ngoại đạo" - như ông tự nhận, nhưng "khi làm tượng tôi phải giữ thân tâm cho thanh tịnh. Đặc biệt, trong giai đoạn làm mặt Phật, tôi thường chay tịnh, không uống rượu, tắt điện thoại...".
Mỗi tượng một tư thế khác nhau, không hề có sự trùng lặp, bởi theo ông: "Trước khi làm tượng, tôi phải ấp ủ thần thái, tư thế của tượng rất lâu đến nỗi trở thành ám ảnh. Một nét mày, một miệng cười luôn khiến tôi thao thức. Khi đã định hình rồi, tôi mới vẽ phác thảo... Nhiều người bảo tượng Phật do Thụy Lam làm mới đúng là Phật Việt Nam. Chẳng có bí quyết gì cả, chỉ cần làm cho Phật có mắt hai mí thì đúng là dân tộc mình rồi!".