Cờ vây (Hán-Nôm: 碁圍), là một trò chơi trên bàn cờ và là môn thể thao trí tuệ dành cho hai người chơi. Ngay từ lúc đầu, cờ vây được đánh giá rất cao vì chú trọng đến phương pháp luận. Một kỳ thủ là ông Emmanuel Lasker đã nói: "Cờ vua chỉ hạn chế cho nhân loại sống trên Trái Đất, trong khi cờ vây vượt khỏi thế giới này. Nếu một hành tinh nào có những sinh vật biết lý luận thì ở đó họ phải biết đánh cờ vây." Cờ vây chủ yếu thịnh hành ở các quốc gia Á Đông, nhất là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Hiện nay nó đã được truyền bá rộng rãi sang phương Tây. Có một điều đáng nói là người phương Tây biết đến cờ vây chủ yếu qua sự tiếp xúc các kỳ sư và tài liệu Nhật Bản, cho nên ở phương Tây các thuật ngữ cờ vây phần nhiều được ghi bằng tiếng Nhật.Chơi cờ Vây là một hoạt động rất có ích, nó không chỉ làm phong phú sinh hoạt văn hoá của mọi người, mà còn giúp người ta rèn luyện tư duy, tăng cường ý chí. Hiện nay, ở một số nước mà cờ Vây rất phát triển, người ta đã thí nghiệm đưa cờ Vây vào chương trình giáo dục tiểu học và đã có hiệu quả tốt.
Mục đích của ván cờ
Cờ vây có mục đích duy nhất là chiếm được nhiều "đất", càng rộng càng tốt. Chuyện bắt quân cũng cần nhưng được xem là thứ yếu. Thế trận trên bàn cờ vây có khả năng biến hoá cao với các đám quân và "vùng đất". Người chơi cờ vây thường tính trước nhiều nước không chỉ cho một nhóm quân mà có thể cả chục nhóm quân nằm xen kẽ phức tạp trên bàn cờ. Từ đó, cờ vây còn được nhìn nhận không phải là một chiến trường đánh phá, tiêu diệt mà là một dạng kiến thiết, xây dựng, khai phá, mở rộng phạm vi. Cờ vây khác so với các loại cờ khác là người chơi được phép nhường lượt đi của mình cho đối phương, nhất là lúc tàn cuộc và nhận ra rằng nếu mình đi thì chỉ làm cho mình bị thiệt hại, còn khi nào thấy cần thì đi tiếp. Đến khi cả hai bên đều thấy đi tiếp là vô ích, ván cờ sẽ được thỏa thuận dừng tại đây, hai bên cùng đếm "đất" để xác định thắng thua, mỗi điểm trong vùng đất sẽ được tính là một "mục" và ai nhiều "mục" hơn sẽ thắng. Trước khi đếm "đất" hai bên trao trả "tù binh" (những quân cờ bị bắt) rồi đặt các "tù binh" vào "đất" của mình, như vậy số "mục" của mỗi phe sẽ bị giảm nhiều nếu phe đó có nhiều quân bị bắt làm tù binh. Với bàn cờ chuẩn (19 x 19) thì sau khi đếm xong, bên Trắng được cộng thêm năm mục rưỡi do bên Trắng luôn là bên đi sau.
Bàn cờ và quân cờ
Theo bàn cờ nguyên thủy đã tìm thấy vào năm 1977 ở Nội Mông, trong một ngôi mộ cổ đời nhà Liêu, có một bàn cờ ngang dọc chỉ có 13x13 tạo thành 169 giao điểm. Năm 1971, bàn cờ đào được ở Hồ Nam, trong một ngôi mộ đời nhà Đường, có bàn cờ lại chia lưới 15x15. Năm 1952, ở Vọng Đô, Hà Bắc, Trung Quốc, trong một ngôi mộ thời Đông Hán có một bàn cờ lại chia lưới 17x17...Tuy những bàn cờ đó khác nhau về số nước đi nhưng tựu chung lại đều chia lưới theo số lẻ (13, 15, 17...). Bàn cờ 19 đường phát hiện sớm nhất vào khoảng đời nhà Tùy.
Quân cờ và bàn cờ vây được sáng tạo trên cơ sở của thuyết Âm Dương và vũ trụ quan của người xưa. Bàn cờ ngày nay có 19 đường kẻ ngang và 19 đường kẻ dọc tạo thành 361 giao điểm tượng trưng cho 361 ngày âm lịch. Bốn góc của bàn cờ tượng trưng cho bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Các quân cờ có hình tròn dẹt, giống hình cúc áo, 181 quân màu đen và 180 quân màu trắng. Quân cờ chỉ được nhấc ra hoặc đặt vào bàn cờ, chứ không dịch chuyển như trong cờ vua hoặc cờ tướng. Trên bàn cờ thường có 9 chấm đen gọi là các sao nhỏ giúp người chơi dễ nhận định hướng vị trí vì bàn cờ quá rộng. Điểm ở chính giữa bàn gọi là "thiên nguyên". Tám điểm ở 4 phía xung quanh bàn cờ gọi là "sao biên" và "sao góc". Vị trí ở gần vùng giữa bàn gọi là "cao" còn vị trí gần biên và góc là "thấp". Trong một ván cờ, số khả năng biến hóa có thể xảy ra là
. Với số giây trong 3 năm là không đến
, nếu 10 tỉ người, mỗi người sắp 1 ván cờ trong 1 giây thì số ván cờ sắp được trong 3 năm cũng chỉ là
. Để so sánh thêm, con số đó trong cờ vua là nằm trong khoảng
và
; và những nhà vật lý đã từng ước tính là không có nhiều hơn
proton trên thế giới hữu hình này.
*Theo Wikipedia Tiếng Việt
Nhập môn cờ vây là lần đầu tiên biên soạn một cuốn sách cờ Vây để ra mắt bạn đọc Việt Nam nên với trình độ có hạn nhóm biên soạn chúng tôi cũng chưa thể thấy hết những thiếu sót cần phải sửa chữa của mình, mong bạn đọc và các vị cao minh trong làng cờ chỉ chính.
[DLL]Tài liệu pdf Nhập môn cờ vây
fshare.vn/file/S732CY3SSW/
mega.co.nz/#!Qt9QmCQK!XB2-5WEjr02CyYact4HakXtqrjVLws9W8VRltv-dBcc[/DLL]
Đôi điều về tác giả Cờ Vây
Triệu Trị Huân (Cho Chikun) sinh ngày 20 tháng 6 năm 1956 tại Seoul, Hàn Quốc. Ông được coi là một trong những kỳ thủ đỉnh cao trong lịch sử Cờ Vây. Năm lên 6 tuổi, ông đến Nhật Bản và trở thành học trò của Kitani Minoru, 9 đẳng. Năm 1968, lúc 11 tuổi, ông trở thành kỳ thủ chuyên nghiệp 1 đẳng, người trẻ tuổi nhất trong lịch sử Cờ Vây đạt được cấp bậc đó. Và ông chỉ mất thêm mười hai năm để đạt đến cấp bậc chuyên nghiệp cao nhất: 9 đẳng.
Thành công đầu tiên của ông là năm 1975 khi giành thắng lợi ở giải Asahi Thập Kiệt Chiến (Asahi Professional Top Ten) lần thứ 12. Năm 1980, ông giành được tước hiệu Meijin (Danh Nhân) và sau đó là một chuỗi thắng lợi liên tiếp: Meijin năm 1980, Honinbo (Bản Nhân Phường) năm 1981, và quan trọng nhất là Kisei (Kì Thánh) năm 1983. Khi giành được tước hiệu Kì Thánh, ông giữ cùng lúc 4 tước hiệu, điều mà chưa ai từng làm được trước đó. Đã có thời gian, Cho Chikun giữ cùng lúc 7 tước hiệu lớn nhất của Nhật Bản, một cú “vơ vét” lớn của làng cờ chuyên nghiệp. Hiện tại, ông là vua của làng cờ Nhật Bản với 3 tước hiệu cao nhất: Kisei, Meijin và Honinbo.* Nhập môn cờ vây
Nhập môn cờ vây - Mặc dù là người dân Hàn Quốc, ông lại phát triển sự nghiệp Cờ Vây của mình tại Nhật Bản và trực thuộc Nhật Bản Kì Viện. Sở thích của ông là chơi gôn và bơi lội.
Download game Cờ vây offline pc
Cờ vây có mục đích duy nhất là chiếm được nhiều "đất", càng rộng càng tốt. Chuyện bắt quân cũng cần nhưng được xem là thứ yếu. Thế trận trên bàn cờ vây có khả năng biến hoá cao với các đám quân và "vùng đất". Người chơi cờ vây thường tính trước nhiều nước không chỉ cho một nhóm quân mà có thể cả chục nhóm quân nằm xen kẽ phức tạp trên bàn cờ. Từ đó, cờ vây còn được nhìn nhận không phải là một chiến trường đánh phá, tiêu diệt mà là một dạng kiến thiết, xây dựng, khai phá, mở rộng phạm vi. Cờ vây khác so với các loại cờ khác là người chơi được phép nhường lượt đi của mình cho đối phương, nhất là lúc tàn cuộc và nhận ra rằng nếu mình đi thì chỉ làm cho mình bị thiệt hại, còn khi nào thấy cần thì đi tiếp. Đến khi cả hai bên đều thấy đi tiếp là vô ích, ván cờ sẽ được thỏa thuận dừng tại đây, hai bên cùng đếm "đất" để xác định thắng thua, mỗi điểm trong vùng đất sẽ được tính là một "mục" và ai nhiều "mục" hơn sẽ thắng. Trước khi đếm "đất" hai bên trao trả "tù binh" (những quân cờ bị bắt) rồi đặt các "tù binh" vào "đất" của mình, như vậy số "mục" của mỗi phe sẽ bị giảm nhiều nếu phe đó có nhiều quân bị bắt làm tù binh. Với bàn cờ chuẩn (19 x 19) thì sau khi đếm xong, bên Trắng được cộng thêm năm mục rưỡi do bên Trắng luôn là bên đi sau.
Bàn cờ và quân cờ
Theo bàn cờ nguyên thủy đã tìm thấy vào năm 1977 ở Nội Mông, trong một ngôi mộ cổ đời nhà Liêu, có một bàn cờ ngang dọc chỉ có 13x13 tạo thành 169 giao điểm. Năm 1971, bàn cờ đào được ở Hồ Nam, trong một ngôi mộ đời nhà Đường, có bàn cờ lại chia lưới 15x15. Năm 1952, ở Vọng Đô, Hà Bắc, Trung Quốc, trong một ngôi mộ thời Đông Hán có một bàn cờ lại chia lưới 17x17...Tuy những bàn cờ đó khác nhau về số nước đi nhưng tựu chung lại đều chia lưới theo số lẻ (13, 15, 17...). Bàn cờ 19 đường phát hiện sớm nhất vào khoảng đời nhà Tùy.
Quân cờ và bàn cờ vây được sáng tạo trên cơ sở của thuyết Âm Dương và vũ trụ quan của người xưa. Bàn cờ ngày nay có 19 đường kẻ ngang và 19 đường kẻ dọc tạo thành 361 giao điểm tượng trưng cho 361 ngày âm lịch. Bốn góc của bàn cờ tượng trưng cho bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Các quân cờ có hình tròn dẹt, giống hình cúc áo, 181 quân màu đen và 180 quân màu trắng. Quân cờ chỉ được nhấc ra hoặc đặt vào bàn cờ, chứ không dịch chuyển như trong cờ vua hoặc cờ tướng. Trên bàn cờ thường có 9 chấm đen gọi là các sao nhỏ giúp người chơi dễ nhận định hướng vị trí vì bàn cờ quá rộng. Điểm ở chính giữa bàn gọi là "thiên nguyên". Tám điểm ở 4 phía xung quanh bàn cờ gọi là "sao biên" và "sao góc". Vị trí ở gần vùng giữa bàn gọi là "cao" còn vị trí gần biên và góc là "thấp". Trong một ván cờ, số khả năng biến hóa có thể xảy ra là
*Theo Wikipedia Tiếng Việt
Nhập môn cờ vây là lần đầu tiên biên soạn một cuốn sách cờ Vây để ra mắt bạn đọc Việt Nam nên với trình độ có hạn nhóm biên soạn chúng tôi cũng chưa thể thấy hết những thiếu sót cần phải sửa chữa của mình, mong bạn đọc và các vị cao minh trong làng cờ chỉ chính.
[DLL]Tài liệu pdf Nhập môn cờ vây
fshare.vn/file/S732CY3SSW/
mega.co.nz/#!Qt9QmCQK!XB2-5WEjr02CyYact4HakXtqrjVLws9W8VRltv-dBcc[/DLL]
Đôi điều về tác giả Cờ Vây
Triệu Trị Huân (Cho Chikun) sinh ngày 20 tháng 6 năm 1956 tại Seoul, Hàn Quốc. Ông được coi là một trong những kỳ thủ đỉnh cao trong lịch sử Cờ Vây. Năm lên 6 tuổi, ông đến Nhật Bản và trở thành học trò của Kitani Minoru, 9 đẳng. Năm 1968, lúc 11 tuổi, ông trở thành kỳ thủ chuyên nghiệp 1 đẳng, người trẻ tuổi nhất trong lịch sử Cờ Vây đạt được cấp bậc đó. Và ông chỉ mất thêm mười hai năm để đạt đến cấp bậc chuyên nghiệp cao nhất: 9 đẳng.
Thành công đầu tiên của ông là năm 1975 khi giành thắng lợi ở giải Asahi Thập Kiệt Chiến (Asahi Professional Top Ten) lần thứ 12. Năm 1980, ông giành được tước hiệu Meijin (Danh Nhân) và sau đó là một chuỗi thắng lợi liên tiếp: Meijin năm 1980, Honinbo (Bản Nhân Phường) năm 1981, và quan trọng nhất là Kisei (Kì Thánh) năm 1983. Khi giành được tước hiệu Kì Thánh, ông giữ cùng lúc 4 tước hiệu, điều mà chưa ai từng làm được trước đó. Đã có thời gian, Cho Chikun giữ cùng lúc 7 tước hiệu lớn nhất của Nhật Bản, một cú “vơ vét” lớn của làng cờ chuyên nghiệp. Hiện tại, ông là vua của làng cờ Nhật Bản với 3 tước hiệu cao nhất: Kisei, Meijin và Honinbo.* Nhập môn cờ vây
Nhập môn cờ vây - Mặc dù là người dân Hàn Quốc, ông lại phát triển sự nghiệp Cờ Vây của mình tại Nhật Bản và trực thuộc Nhật Bản Kì Viện. Sở thích của ông là chơi gôn và bơi lội.
Download game Cờ vây offline pc