Tham khảo
The Need to Be Busy
An Idle Mind is Not Just Boring, But Also Unhappy
Published on June 14, 2011 by Raj Raghunathan, Ph.D. in Sapient Nature
Interested in these topics? Go to*Sapient Nature
Loài người khác với những động vật khác theo nhiều cách. Loài người là loài duy nhất có khả năng tưởng tượng, cho phép chúng ta “du lịch thời gian” (đó là, hồi tưởng về những sự kiện quá khứ và tưởng tượng những sự kiện tương lai) và tưởng tượng về những việc (những sản phẩm, những ý tưởng) chưa tồn tại trong hiện tại. Chúng ta cũng là loài duy nhất ý thức được rằng chúng ta sẽ chết, theo 1 số nhà tâm lý, là lý do chính chúng ta có những truyền thống và văn hóa.
Cách thứ 3 mà chúng ta khác biệt với những loài khác là chúng ta là loài duy nhất cảm thấy nhu cầu trở nên bận rộn. Hầu hết những động vật cấp thấp sẽ có lẽ thỏa mãn hoàn toàn với việc không làm gì cả. Đưa cho 1 động vật cấp thấp đầy đủ số lượng thức ăn, chỗ ở, tình yêu và động vật đó sẽ có khả năng to béo và hạnh phúc; động vật sẽ không gặp vấn đề gì với sự lười biếng và phung phí cuộc đời còn lại của chúng.
Loài người sẽ phản ứng như thế nào đối với sự không làm gì cả trong suốt phần đời còn lại của họ?
Nghiên cứu gần đây của Hsee, Yang, và Wang cho rằng hầu hết mọi người sẽ thấy 1 cuộc sống như vậy là hoàn toàn đau khổ. Có vẻ như loài người có 1 khao khát được bận rộn. Tuy nhiên, chúng ta không thể bận rộn vì lợi ích của trở nên bận rộn: chúng ta cần 1 lý do để bận rộn, ngay cả nếu nó chỉ là 1 lý do tầm thường.
Trong 1 nghiên cứu, Hsee và các cộng sự của ông đã yêu cầu những người tham gia điền vào 1 bảng khảo sát. Họ nói với người tham gia rằng bản khảo sát được hoàn thành có thể được nộp ở 1 trong 2 địa điểm. 1 địa điểm thì gần, địa điểm kia thì xa (đi mất khoảng 12-15 phút). Những người tham gia có thể nộp bản khảo sát ở địa điểm gần và đợi cho hết giờ trong buổi thực nghiệm (lựa chọn ngồi không) hoặc nộp bản khảo sát ở địa điểm xa, quay về và sau đó đợi cho hết giờ (lựa chọn bận rộn). Những người tham gia sẽ được thưởng kẹo sau khi hoàn thành bài.
Những người tham gia đã chọn lựa chọn nào? Họ sẽ chọn cách nộp bản khảo sát ở địa điểm gần và đương đầu với sự buồn chán của việc ngồi không hay là họ sẽ tốn thời gian và năng lượng để nộp bài ở địa điểm xa?
Hóa ra, câu trả lời phụ thuộc vào việc liệu những người tham gia có 1 số - ngay cả nếu chỉ có 1 lời bào chữa có lý bề ngoài cho việc đi bộ đến địa điểm xa hơn. 1 số người tham gia được cho biết thanh kẹo họ sẽ nhận được là như nhau ở 2 địa điểm – hoặc là socola sữa hoặc socola đen. Những người tham gia trong hoàn cảnh này có ít lời bào chữa cho việc đi bộ xa hơn để nộp bài. Những người tham gia khác được cho biết họ sẽ nhận được loại kẹo khác nhau ở 2 địa điểm: socola sữa ở 1 địa điểm và socola đen ở địa điểm kia. Những người tham gia trong hoàn cảnh này có 1 số lời bào chữa cho việc chọn địa điểm xa hơn – đi bộ xa hơn sẽ cho họ cơ hội có được loại kẹo khác.
Các kết quả cho thấy, trong điều kiện kẹo giống nhau, chỉ có 32% người tham gia chọn địa điểm xa. Ngược lại, trong điều kiện kẹo khác nhau, có 59%.
1 thực nghiệm thứ 2 của các tác giả trên cho thấy khi con người bị buộc trở nên bận rộn thì hạnh phúc hơn những người bị buộc ngồi không. Thực nghiệm này được thiết kế giống với thực nghiệm đầu tiên, ngoại trừ việc những người tham gia bị buộc nộp bài hoặc là ở địa điểm xa hoặc địa điểm gần. Khi những người tham gia đã nộp bài ở địa điểm được phân, họ ngồi chờ cho hết giờ trong phòng thực nghiệm, và sau đó, được yêu cầu thông báo những mức độ hạnh phúc của họ bằng cách trả lời câu hỏi sau: bạn đã cảm thấy hạnh phúc như thế nào trong 15 phút cuối?
Các kết quả chỉ ra, những người tham gia bị buộc nộp bài ở địa điểm xa (đó là, những người bị buộc trở nên bận rộn) đã hạnh phúc hơn đáng kể.
Những kết quả đó ngụ ý điều gì đối với hành vi con người?
1. Chúng cho thấy 1 công cụ quan trọng trong hạnh phúc của chúng ta là trở nên bận rộn. Chừng nào chúng ta có 1 số - ngay cả nếu chỉ có 1 lời bào chữa tầm thường cho việc làm 1 việc gì đó, chúng ta có khả năng hạnh phúc hơn khi làm nó so với khi không làm.
2. Chúng cho rằng 1 lý do quan trọng giải thích tại sao hầu hết chúng ta làm những việc chúng ta làm – xây đường cao tốc, đầu tư tiền, dạy học ở trường...là để trở nên bận rộn. Nếu sự bận rộn tăng cường hạnh phúc thì khi đó có 1 lý do quan trọng giải thích tại sao mọi người tham gia vào những hoạt động bên ngoài việc kiếm tiền: để duy trì 1 trạng thái cảm xúc tích cực.
3. Nó dường như có vẻ hợp lý khi hạnh phúc con người có được từ bận rộn có thể làm họ mù quáng không xem xét những hậu quả - cả tốt và xấu – nảy sinh từ những hành động của họ. Nó cho rằng con người có thể tham gia vào những công việc không chỉ vô nghĩa mà còn có hại cho bản thân họ hoặc cho người khác.
Nhu cầu bận rộn có thể là 1 phần của lý do giải thích tại sao con người tham gia vào những kiểu hoạt động có hại? Liệu gốc rễ của cái ác không chỉ nằm ở tiền và sự tham lam mà còn có sự buồn chán?
Đó là 1 câu hỏi thú vị để suy nghĩ.
Nguồn: PsychologyToday
The Need to Be Busy
An Idle Mind is Not Just Boring, But Also Unhappy
Published on June 14, 2011 by Raj Raghunathan, Ph.D. in Sapient Nature
Interested in these topics? Go to*Sapient Nature
Loài người khác với những động vật khác theo nhiều cách. Loài người là loài duy nhất có khả năng tưởng tượng, cho phép chúng ta “du lịch thời gian” (đó là, hồi tưởng về những sự kiện quá khứ và tưởng tượng những sự kiện tương lai) và tưởng tượng về những việc (những sản phẩm, những ý tưởng) chưa tồn tại trong hiện tại. Chúng ta cũng là loài duy nhất ý thức được rằng chúng ta sẽ chết, theo 1 số nhà tâm lý, là lý do chính chúng ta có những truyền thống và văn hóa.
Cách thứ 3 mà chúng ta khác biệt với những loài khác là chúng ta là loài duy nhất cảm thấy nhu cầu trở nên bận rộn. Hầu hết những động vật cấp thấp sẽ có lẽ thỏa mãn hoàn toàn với việc không làm gì cả. Đưa cho 1 động vật cấp thấp đầy đủ số lượng thức ăn, chỗ ở, tình yêu và động vật đó sẽ có khả năng to béo và hạnh phúc; động vật sẽ không gặp vấn đề gì với sự lười biếng và phung phí cuộc đời còn lại của chúng.
Loài người sẽ phản ứng như thế nào đối với sự không làm gì cả trong suốt phần đời còn lại của họ?
Nghiên cứu gần đây của Hsee, Yang, và Wang cho rằng hầu hết mọi người sẽ thấy 1 cuộc sống như vậy là hoàn toàn đau khổ. Có vẻ như loài người có 1 khao khát được bận rộn. Tuy nhiên, chúng ta không thể bận rộn vì lợi ích của trở nên bận rộn: chúng ta cần 1 lý do để bận rộn, ngay cả nếu nó chỉ là 1 lý do tầm thường.
Trong 1 nghiên cứu, Hsee và các cộng sự của ông đã yêu cầu những người tham gia điền vào 1 bảng khảo sát. Họ nói với người tham gia rằng bản khảo sát được hoàn thành có thể được nộp ở 1 trong 2 địa điểm. 1 địa điểm thì gần, địa điểm kia thì xa (đi mất khoảng 12-15 phút). Những người tham gia có thể nộp bản khảo sát ở địa điểm gần và đợi cho hết giờ trong buổi thực nghiệm (lựa chọn ngồi không) hoặc nộp bản khảo sát ở địa điểm xa, quay về và sau đó đợi cho hết giờ (lựa chọn bận rộn). Những người tham gia sẽ được thưởng kẹo sau khi hoàn thành bài.
Những người tham gia đã chọn lựa chọn nào? Họ sẽ chọn cách nộp bản khảo sát ở địa điểm gần và đương đầu với sự buồn chán của việc ngồi không hay là họ sẽ tốn thời gian và năng lượng để nộp bài ở địa điểm xa?
Hóa ra, câu trả lời phụ thuộc vào việc liệu những người tham gia có 1 số - ngay cả nếu chỉ có 1 lời bào chữa có lý bề ngoài cho việc đi bộ đến địa điểm xa hơn. 1 số người tham gia được cho biết thanh kẹo họ sẽ nhận được là như nhau ở 2 địa điểm – hoặc là socola sữa hoặc socola đen. Những người tham gia trong hoàn cảnh này có ít lời bào chữa cho việc đi bộ xa hơn để nộp bài. Những người tham gia khác được cho biết họ sẽ nhận được loại kẹo khác nhau ở 2 địa điểm: socola sữa ở 1 địa điểm và socola đen ở địa điểm kia. Những người tham gia trong hoàn cảnh này có 1 số lời bào chữa cho việc chọn địa điểm xa hơn – đi bộ xa hơn sẽ cho họ cơ hội có được loại kẹo khác.
Các kết quả cho thấy, trong điều kiện kẹo giống nhau, chỉ có 32% người tham gia chọn địa điểm xa. Ngược lại, trong điều kiện kẹo khác nhau, có 59%.
1 thực nghiệm thứ 2 của các tác giả trên cho thấy khi con người bị buộc trở nên bận rộn thì hạnh phúc hơn những người bị buộc ngồi không. Thực nghiệm này được thiết kế giống với thực nghiệm đầu tiên, ngoại trừ việc những người tham gia bị buộc nộp bài hoặc là ở địa điểm xa hoặc địa điểm gần. Khi những người tham gia đã nộp bài ở địa điểm được phân, họ ngồi chờ cho hết giờ trong phòng thực nghiệm, và sau đó, được yêu cầu thông báo những mức độ hạnh phúc của họ bằng cách trả lời câu hỏi sau: bạn đã cảm thấy hạnh phúc như thế nào trong 15 phút cuối?
Các kết quả chỉ ra, những người tham gia bị buộc nộp bài ở địa điểm xa (đó là, những người bị buộc trở nên bận rộn) đã hạnh phúc hơn đáng kể.
Những kết quả đó ngụ ý điều gì đối với hành vi con người?
1. Chúng cho thấy 1 công cụ quan trọng trong hạnh phúc của chúng ta là trở nên bận rộn. Chừng nào chúng ta có 1 số - ngay cả nếu chỉ có 1 lời bào chữa tầm thường cho việc làm 1 việc gì đó, chúng ta có khả năng hạnh phúc hơn khi làm nó so với khi không làm.
2. Chúng cho rằng 1 lý do quan trọng giải thích tại sao hầu hết chúng ta làm những việc chúng ta làm – xây đường cao tốc, đầu tư tiền, dạy học ở trường...là để trở nên bận rộn. Nếu sự bận rộn tăng cường hạnh phúc thì khi đó có 1 lý do quan trọng giải thích tại sao mọi người tham gia vào những hoạt động bên ngoài việc kiếm tiền: để duy trì 1 trạng thái cảm xúc tích cực.
3. Nó dường như có vẻ hợp lý khi hạnh phúc con người có được từ bận rộn có thể làm họ mù quáng không xem xét những hậu quả - cả tốt và xấu – nảy sinh từ những hành động của họ. Nó cho rằng con người có thể tham gia vào những công việc không chỉ vô nghĩa mà còn có hại cho bản thân họ hoặc cho người khác.
Nhu cầu bận rộn có thể là 1 phần của lý do giải thích tại sao con người tham gia vào những kiểu hoạt động có hại? Liệu gốc rễ của cái ác không chỉ nằm ở tiền và sự tham lam mà còn có sự buồn chán?
Đó là 1 câu hỏi thú vị để suy nghĩ.
Nguồn: PsychologyToday